Các hình thức TMĐT chủ yếu được phân chia theo đối tượng tham gia bao gồm:
Chính phủ (G - Government) có vai trò định hướng, điều tiết và quản lý; Doanh nghiệp
(B - Business) là động lực phát triển TMĐT và Khách hàng (C - Customer hay Consumer) sẽ quyết định sự thành công của TMĐT. Với sự kết hợp của 3 chủ thể trên, ta sẽ có được 9 hình thức: G2B, G2G, G2C, B2C, B2B, B2G, C2G, C2B, C2C trong đó B2B và B2C là hai loại hình được sử dụng chủ yếu và quan trọng nhất.
- TMĐT giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp (B2B): TMĐT giữa doanh nghiệp
với doanh nghiệp (B2B - Business to Business) là loại hình hoạt động mà đối tượng
tham gia là các doanh nghiệp, có nghĩa là ở đây cả người mua và người bán đều là doanh nghiệp và họ sử dụng Internet để tạo dựng mối quan hệ với nhau. Chủ yếu loại hình này được các công ty sử dụng để liên hệ với các nhà cung cấp nhằm thực hiện giao dịch đặt mua nguyên vật liệu đầu vào phục vụ sản xuất kinh doanh.
- TMĐT giữa doanh nghiệp với khách hàng (B2C): TMĐT giữa doanh nghiệp với
khách hàng (B2C - Business to Customer) là loại hình mà doanh nghiệp sẽ đóng vai trò là người bán, còn khách hàng sẽ là người mua. Khi đó khách hàng sẽ sử dụng Internet truy cập vào website của doanh nghiệp để tìm kiếm các sản phẩm sau
đó cho vào “giỏ” hàng và thực hiện thanh toán điện tử. Đây đang là loại hình được sử dụng phổ biến nhất hiện nay.
- TMĐT giữa khách hàng với khách hàng (C2C): TMĐT giữa khách hàng với
khách hàng (C2C - Customer to Customer) là hình thức TMĐT giữa người tiêu dùng với nhau thông qua các website trung gian.
- TMĐTgiữa doanh nghiệp với Chính phủ (B2G) và Chính phủ với doanh nghiệp (G2B): Các giao dịch trong loại hình này là các giao dịch giữa Chính phủ và
doanh
nghiệp bao gồm các thủ tục hải quan, nộp thuế, báo cáo tài chính,... Còn loại hình TMĐT giữa Chính phủ và khách hàng (G2C) bao gồm cấp phép xây dựng, yêu cầu
khai báo y tế,.