Mối quan hệ giữa dịch vụ logistics và thương mại điện tử

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG LOGISTICS đáp ỨNG yêu cầu CỦATHƯƠNG mại điện tử tại VIỆT NAM (Trang 37)

1.3.1. Ảnh hưởng của thương mại điện tử đến sự phát triển của dịch vụ logistics

Với xu hướng TMĐT đang không ngừng phát triển như hiện nay, số lượng khách hàng và tỷ lệ người mua sắm trực tuyến cũng có sự thay đổi, bởi họ nhận thấy được sự

tiện lợi của việc mua sắm trực tuyến. Ở bất cứ đâu, bất kì thời điểm nào, chỉ cần truy cập

vào các trang bán hàng trực tuyến cùng với thao tác tìm kiếm là khách hàng đã có được rất nhiều sự lựa chọn hiện ra, sau đó chỉ cần cho vào “giỏ” và xác nhận thanh toán là có thể nhận hàng sau vài ngày thậm chí vài giờ. Tuy nhiên, để TMĐT có thể phát triển mạnh

thì khâu vận chuyển là yếu tố không thể bỏ qua, cho nên các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics cũng không ngừng nỗ lực để cải thiện và phát triển quy trình hoạt động của mình để đáp ứng nhu cầu của TMĐT. Như vậy, có thể thấy rằng với tốc độ tăng trưởng nhanh chóng của TMĐT cũng có ảnh hưởng đáng kể đến sự phát triển của hoạt động logistics, cụ thể là:

Thứ nhất, TMĐT phát triển thúc đẩy các công ty logistics tự hoàn thiện năng lực

và chất lượng dịch vụ cung cấp. Cụ thể, khi mua hàng thông qua các nền tảng giao dịch điện tử, người tiêu dùng không chỉ muốn có được những sản phẩm tốt nhất với giá thành

rẻ nhất mà họ còn quan tâm đến chất lượng dịch vụ vận chuyển. Điều này khiến các doanh nghiệp logistics khi tham gia phục vụ thị trường TMĐT đứng trước sức ép phải tạo ra lợi thế cạnh tranh cho bản thân bằng cách mở rộng các kênh logistics TMĐT theo hướng chuyên nghiệp hóa, tức là cần cắt giảm những khâu không cần thiết trong chuỗi hoạt động logistics, nâng cấp cơ sở hạ tầng, nâng cao chất lượng dịch vụ, rút ngắn thời gian giao hàng,... để có thể cung cấp các dịch vụ logistics đa dạng và toàn diện, đáp ứng tối đa nhu cầu của người tiêu dùng và tạo ra giá trị cho khách hàng sử dụng dịch vụ logistics. Tuy nhiên, điều này cũng khiến cho những công ty giao hàng với quy mô hạn chế, vận hành với hình thức truyền thống khó có thể cung cấp được những dịch vụ logistics chuyên nghiệp để đáp ứng quy mô tăng trưởng liên tục như hiện nay.

Thứ hai, TMĐT phát triển đã tạo điều kiện thúc đẩy việc ứng dụng công nghệ

thông

tin của các doanh nghiệp logistics phát triển. Bởi lẽ, TMĐT dựa trên nền tảng công nghệ

thông tin hiện đại và sự phát triển của nó có liên quan đến Internet, chính vì vậy mà những thông tin trong môi trường TMĐT luôn được cập nhật một cách tự động, chính xác, liên tục và thường xuyên. Mặt khác, TMĐT muốn phát triển cần có sự liên kết chặt chẽ với logistics, nó đồng nghĩa với việc các doanh nghiệp logistics cần nâng cao mức

độ ứng dụng công nghệ thông tin trong chuỗi hoạt động logistics bằng cách đầu tư xây dựng và nâng cấp hệ thống cơ sở dữ liệu hiện đại để đảm bảo sự chính xác, trùng khớp, liên tục, thường xuyên, dễ dàng truy cập xử lý của thông tin. Ví dụ, khi khách hàng đặt hàng trên các trang TMĐT, thông tin về khách hàng và sản phẩm sẽ được lưu trong cơ sở dữ liệu, doanh nghiệp kinh doanh logistics có thể truy cập vào đó xem những thông tin như là tình trạng hàng, trọng lượng, kích thước hàng hóa,... để lên kế hoạch về việc lưu kho, xếp dỡ và vận chuyển hàng hóa nhằm đảm bảo sự an toàn cho hàng hóa. Như vậy, việc phát triển công nghệ thông tin không chỉ giúp các doanh nghiệp logistics đáp ứng nhu cầu thông tin mà còn làm giảm chi phí vận tải, tăng năng suất và hiệu quả, từ đó làm tăng lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp.

Thứ ba, các doanh nghiệp logistics luôn nỗ lực tạo cơ hội hợp tác với các doanh

nghiệp TMĐT nhằm tăng lợi thế cạnh tranh trong ngành. Các doanh nghiệp khi tạo ra các sản phẩm, dịch vụ,... đều mong muốn làm sao thoả mãn nhu cầu tiêu dùng của khách

hàng. Đối với các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ logistics cũng như vậy, để hoạt động có hiệu quả thì các doanh nghiệp logistics cần bán được hàng, tức là phải có khách hàng thuê dịch vụ logistics. Trong khi khách hàng chính của các doanh nghiệp logistics cho TMĐT chủ yếu là các doanh nghiệp kinh doanh TMĐT và chỉ khi các doanh nghiệp này

có nhu cầu sử dụng dịch vụ logistics lớn thì ngành dịch vụ logistics cho TMĐT mới phát

triển được. Mặt khác, cùng với sự phát triển của TMĐT, ngày càng nhiều những doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics được thành lập, điều này làm tăng sự cạnh tranh của

giữa các doanh nghiệp với nhau. Khi đó, các doanh nghiệp logistics phải nỗ lực nâng cao chất lượng dịch vụ, linh hoạt trong cung cấp các dịch vụ khác nhau và chi phí logistics hợp lý nhằm tối đa hóa lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp, đồng thời tăng khả

năng thuê ngoài dịch vụ logistics của các doanh nghiệp TMĐT.

1.3.2. Sự cần thiết của dịch vụ logistics đối với thương mại điện tử

Nếu như TMĐT có tác động không nhỏ đến sự phát triển của dịch vụ logistics thì logistics cũng được coi như là một mắt xích quan trọng để hoàn thiện việc mua sắm trực

thành bại của các doanh nghiệp kinh doanh TMĐT. Vậy logistics thực sự có vai trò như thế nào đối với TMĐT?

Đặc điểm của TMĐT là mọi hoạt động từ giao tiếp, đặt hàng, thanh toán,... đều được thực hiện thông qua thế giới ảo, không hề có sự gặp gỡ, trao đổi mặt đối mặt giữa người mua và người bán như hình thức mua bán thông thường cho nên doanh nghiệp rất khó có thể hiểu được tâm lý khách hàng cũng như tạo dựng niềm tin và uy tín với họ. Niềm tin cần được tạo dựng thông qua chất lượng sản phẩm dịch vụ, thời gian giao hàng,

sự chuyên nghiệp của người giao hàng. Nhưng chỉ mình TMĐT không thể làm được điều đó, họ rất cần sự giúp đỡ tích cực của hoạt động logistics để có thể đạt được mục tiêu cơ bản là giao đúng sản phẩm với đúng số lượng tại đúng địa điểm và thời gian tới đúng khách hàng, nhằm đạt được mục đích cuối cùng là lợi thế cạnh tranh. Bằng cách này, doanh nghiệp TMĐT có thể loại bỏ tâm lý e ngại khi mua hàng online của người tiêu dùng dẫn đến số lượng đơn đặt hàng trực tuyến ngày một tăng.

Trong mua sắm hàng hóa trực tuyến, bên cạnh chất lượng, giá thành sản phẩm, dịch

vụ khách hàng,... thì thời gian giao hàng là một yếu tố được khách hàng quan tâm hơn cả. Bất cứ người mua hàng nào dù mua hàng theo phương thức truyền thống hay trực tuyến đều muốn có thể nhận được hàng trong thời gian ngắn nhất. Việc này đòi hỏi các doanh nghiệp kinh doanh TMĐT phải nỗ lực để có thể giao hàng theo đúng cam kết nhưng để làm được điều này thì cần có một hệ thống logistics có tính chuyên nghiệp cao

hay nói cách khác các doanh nghiệp TMĐT rất cần sự hỗ trợ của các doanh nghiệp logistics trong khâu vận chuyển nhằm tối đa hóa chất lượng dịch vụ giao hàng, tăng lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp.

Không chỉ vậy, hoạt động logistics còn là một công cụ đắc lực giúp các doanh nghiệp kinh doanh TMĐT có thể tính toán được giá cả hàng hóa của mình. Bởi lẽ, giá cả của hàng hóa được tính toán dựa trên giá cả ở nơi sản xuất cùng với chi phí lưu thông.

Trong đó, chi phí vận tải (bao gồm đóng gói, lưu kho, vận tải, quản lý,.) chiếm một tỷ trọng không nhỏ trong chi phí lưu thông và nó cũng là một bộ phận cấu thành nên giá cả hàng hóa. Nhờ có dịch vụ logistics của các doanh nghiệp kinh doanh giao nhận thì chỉ

ước tính số người tham gia mua sám trực tuyến (triệu người} 30,3 21,7 33,6 39,9

Ước tính giá trị mua sắm trực tuyến của một người (USD)cần với một cú nhấp chuột là sẽ hiện ra mức cước phí vận chuyển đến bất kì vị trí địa lý160 170 186 202

nào và dựa theo đó doanh nghiệp sẽ tính toán mức giá bán hàng hóa sao cho phù hợp nhất, nâng cao giá trị cạnh tranh của hàng hóa. Ngoài ra, với hệ thống cơ sở hạ tầng logistics TMĐT, đồng thời cả khách hàng và doanh nghiệp có thể theo dõi và quản lý tình trạng của hàng hóa như là hàng đã được nhập kho và đóng gói hay chưa, hàng hóa đã được xếp lên phương tiện vận tải và vận chuyển đi chưa, chi phí giao hàng là bao nhiêu, thời gian dự kiến khách hàng nhận được hàng và thời điểm khách hàng đã nhận được hàng là khi nào, ...

Ngoài ra, trong TMĐT, logistics đóng vai trò là mối liên kết giữa doanh nghiệp và khách hàng. Đặc thù của mô hình e-commerce là có độ bao phủ thị trường rộng, độ phân

tán hàng hóa cao, quy mô nhỏ lẻ do đối tượng tham gia vào TMĐT rất đa dạng, họ có thể ở bất kì đâu, kể cả trong nước hay nước ngoài đều có thể tham gia vào mô hình này. Điều này khiến dòng di chuyển hàng hóa được mở rộng đáng kể về phạm vi, khoảng cách và tính phức tạp. Với đặc trưng này, đòi hỏi các doanh nghiệp TMĐT phải có một hệ thống phân phối hiệu quả bằng cách liên kết chặt chẽ với các doanh nghiệp logistics. Khi đó, nhờ mạng lưới các kênh phân phối rộng khắp, các doanh nghiệp logistics có thể dễ dàng kết nối người bán và người mua. Cụ thể, khi nhận được đơn đặt hàng, các doanh

nghiệp kinh doanh dịch vụ giao nhận sẽ thực hiện nhiệm vụ thu gom hàng hóa từ các nhà bán lẻ để đem về phân loại, lưu kho, sau đó phân phối đến khách hàng ở bất kì địa phương hay vùng miền nào. Như vậy, nhờ có hoạt động logistics, TMĐT có thể dễ dàng tiếp cận với các loại đối tượng ở mọi vị trí địa lý khác nhau.

TÓM TẮT CHƯƠNG 1

Chương 1 đã giới thiệu một cách khái quát về khái niệm , phân loại, vai trò và một số nội dung cơ bản của logistics cũng như TMĐT. Đồng thời, chương này cũng làm rõ mối quan hệ tác động hai chiều giữa dịch vụ logistics và TMĐT. Đây là cơ sở lý luận quan trọng làm nền tảng để phân tích thực trạng hoạt động logistics trong bối cảnh bùng nổ TMĐT và đề xuất giải pháp phát triển hoạt động logistics đáp ứng yêu cầu TMĐT tại Việt Nam ở những chương tiếp theo.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG LOGISTICS ĐÁP ỨNG YÊU CẦU CỦA THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TẠI VIỆT NAM

2.1. TỔNG QUAN THỊ TRƯỜNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TẠI VIỆT NAM VÀ NHỮNG YÊU CẦU ĐẶT RA ĐỐI VỚI DỊCH VỤ LOGISTICS

2.1.1. Tổng quan về thị trường thương mại điện tử tại Việt Nam

2.1.1.1. Doanh thu thị trường thương mại điện tử Việt Nam

Theo như số liệu của sách trắng TMĐT Việt Nam 2019 đưa ra, nhìn chung tổng doanh thu ngành TMĐT của Việt Nam giai đoạn năm 2015-2018 có xu hướng tăng. Với xuất phát điểm chỉ đạt 4,07 tỷ USD vào năm 2015, nhưng đến năm 2018 quy mô ngành TMĐT đã tăng lên gần gấp đôi, đạt 8,06 tỷ USD, đó là nhờ vào tốc độ tăng doanh thu trung bình trong ba năm liên tiếp của ngành đều đạt khoảng hơn 1 tỷ USD. Đồng thời mức độ tăng trưởng của TMĐT năm 2018 cũng đạt 30%, cao nhất trong 3 năm kể từ

năm 2015. Theo VECOM nhận định: “Nếu tốc độ tăng trưởng của năm 2019 và năm 2020 tiếp tục ở mức 30% thì tới năm 2020 quy mô thị trường sẽ lên tới 13 tỷ USD”. Báo

cáo e-Conomy SEA 2018 Google và Temasek dự báo rằng tốc độ tăng trưởng trung bình

năm của giai đoạn từ 2015-2018 là 25% và thị trường Việt Nam sẽ đạt 33 tỷ USD vào năm 2025. Quy mô thị trường TMĐT Việt Nam có thể sẽ vươn lên đứng thứ ba Đông Nam Á sau Indonesia (100 tỷ USD) và Thái Lan (43 tỷ USD).

Từ cuối tháng 12/2019, đại dịch COVID-19 hay còn gọi là SARS-CoV-2 bắt nguồn

từ Vũ Hán, Trung Quốc và sau đó bắt đầu lan rộng ra nhiều nước trên thế giới. Đại dịch này khiến cho kinh tế các nước trên thế giới rơi vào khủng hoảng, đình trệ, dự báo nền kinh tế toàn cầu sẽ đạt mức tăng trưởng chậm nhất kể từ năm 2009 trong đó có cả Việt Nam. Khi thời điểm dịch bệnh có dấu hiệu bùng phát mạnh mẽ tại Việt Nam, Chính phủ đưa ra yêu cầu đóng cửa các hàng quán, người dân cần hạn chế ra đường,... Đó cũng là lúc thị trường TMĐT bắt đầu lên ngôi. Với tâm lý ngại ra đường, và hạn chế tiếp xúc xã hội, các hình thức mua sắm online qua các sàn giao dịch TMĐT được người dân sử dụng

nhiều hơn, tạo cơ hội ngắn hạn cho TMĐT phát triển. Cơ hội này đã khiến doanh thu từ TMĐT của một số doanh nghiệp tăng từ 20-30%, qua đó doanh thu của ngành TMĐT cũng ghi nhận mức tăng trưởng đáng kể. Nhiều dự báo cho rằng thị trường TMĐT tăng trưởng trung bình 25% và sẽ còn tăng hơn nữa trong mùa dịch Covid-19 đang bùng phát

mạnh (Theo Nguyễn Bá, 2020).

2.1.1.2. Tình hình sử dụng internet và tham gia vào thương mại điện tử của người tiêu dùng tại Việt Nam

Theo Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông nhận định dân số Việt Nam đạt mốc xấp xỉ 97 triệu người vào năm 2019 và có đến 64 triệu người sử dụng Internet, tăng đến 28% so với năm 2017 (chỉ đạt 50,05 triệu người) (Vân Ly, 2019). Năm 2018 Việt Nam ghi nhận có tới 49,8 triệu người tham gia vào hình thức mua sắm trực tuyến, đạt 77% trên tổng số người dùng Internet tại Việt Nam. Như vậy có thể nhận thấy rằng đa phần người dân sử dụng Internet đều có nhu cầu mua sắm online, đây được coi là cơ hội rất lớn đối với ngành TMĐT nói chung và các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực

TMĐT nói riêng nếu họ có thể tận dụng lợi thế của mình nhằm khai thác và thu hút được

những đối tượng khách hàng đầy tiềm năng này.

Báo cáo TMĐT của Nielsen (2018) nhận định trong số những người tiêu dùng truy

cập vào Internet thì có đến 98% người đã mua hàng trực tuyến, tăng 1% so với năm 2017

khiến giá trị mua sắm của mỗi người dân Việt Nam được ghi nhận mức tăng từ 186 USD

(năm 2017) đến 202 USD. Điều này dẫn đến doanh thu TMĐT năm 2018 tăng 4,2 % so với tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng cả nước vào cùng thời điểm ấy.

Ngoài ra, theo sách trắng TMĐT Việt Nam năm 2019, các kênh mua sắm trực tuyến

chủ yếu được khách hàng ưu tiên sử dụng trong năm 2018 là website (74%) và các ứng dụng mua hàng trên smartphone (52%). Còn đối với kênh mua sắm thông qua các diễn đàn, mạng xã hội lại ghi nhận sự giảm từ 51% (2017) xuống còn 36% (2018). Đồng thời,

trong báo cáo của Cục TMĐT và kinh tế số (2019) cũng chỉ ra loại hàng hóa/ dịch vụ được khách hàng mua sắm phổ biến nhất trên các website trực tuyến là mặt hàng quần áo, giày dép và mỹ phẩm chiếm 61% (năm 2018) và 59% (năm 2017).

Hinh 2.2: Loại hình hàng hóa/dịch vụ thường được mua trên mạng

Quắn áo, giày dép vầ mỹ phám Sách, vãn phòng phám. hoa, quả tùng Thlét b| dó dùng gia dinh Đố công nghệ và diên tử Vé xem phim, canhac... ĩbục phám Vé máy bay, tàu hỏa, ổ tô Dat chỏ khách sạnAour du Iich DJch vụ tư ván, dào tạo trực tuyến Nhạc/Video/DVD/Gam e Dịch vụ Spa và lầm dep Hàng hứa/d|ch VU khác I I I I I I I I I I I I

Nguồn: Sách trắng TMĐT Việt Nam 2019

Về hình thức thanh toán TMĐT, thanh toán bằng tiền mặt khi nhận hàng (COD) vẫn là hình thức thanh toán phổ biến nhất đạt trung bình 90,5% từ năm 2017-2018 cho

19%

17% 17%

dù các hình thức thanh toán điện tử hay thanh toán bằng thẻ được đẩy mạnh khuyến khích người dân sử dụng.

2.1.1.3. Các hình thức kinh doanh thương mại điện tử tại Việt Nam

a) Thông qua website của công ty

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG LOGISTICS đáp ỨNG yêu cầu CỦATHƯƠNG mại điện tử tại VIỆT NAM (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(94 trang)
w