Lợi ích và vai trò của thương mại điện tử

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG LOGISTICS đáp ỨNG yêu cầu CỦATHƯƠNG mại điện tử tại VIỆT NAM (Trang 35 - 37)

1.2.3.1. Lợi ích của thương mại điện tử

a) Lợi ích đối với doanh nghiệp

- TMĐT giúp cắt giảm chi phí kinh doanh cho doanh nghiệp như chi phí thu thập, nghiên cứu, xử lý thông tin; chi phí marketing quảng bá công ty và sản phẩm; chi phí thuê mặt bằng cửa hàng, chi phí thuê nhân công,...

- TMĐT giúp tự động hóa tất cả các quy trình kinh doanh nhằm rút ngắn thời gian thực hiện giữa các khâu, tăng năng suất và tính linh hoạt để đem đến tay khách hàng những sản phẩm dịch vụ với chất lượng tốt nhất.

- TMĐT mở rộng phạm vi kinh doanh trên thị trường toàn cầu. Bởi lẽ đa phần các doanh nghiệp kinh doanh TMĐT đều là những doanh nghiệp nhỏ và vừa nên rất khó tiếp cận với các khách hàng hay các nhà cung ứng ở nước ngoài, nhưng nhờ

có TMĐT mà các doanh nghiệp giờ đây đã có nhiều cơ hội tìm kiếm được đối tác

tốt nhất và phù hợp nhất với mình.

- TMĐT có khả năng kích thích sự sáng tạo, tạo dựng những chiến lược, kế hoạch kinh doanh tối ưu giúp doanh nghiệp đạt được thành công, tăng khả năng cạnh tranh,...

b) Lợi ích đối với người tiêu dùng

- TMĐT cho phép người tiêu dùng mua sắm và thực hiện giao dịch 24/24 ở bất kỳ nơi đâu với tất cả các ngày trong năm.

- TMĐT đem đến cho người tiêu dùng nhiều sự lựa chọn hơn, chỉ cần một thao tác tìm kiếm sản phẩm sẽ cho ra một loạt các sản phẩm tương tự cũng như các nhà cung cấp khác nhau và dựa vào đó người tiêu dùng có thể lựa chọn sản phẩm phù hợp nhất với nhu cầu của mình.

- TMĐT tạo điều kiện cho người tiêu dùng có được thông tin rõ ràng nhất về sản phẩm, dịch vụ thông qua việc hỗ trợ, chia sẻ các ý kiến và đánh giữa cộng đồng các khách hàng với nhau.

- TMĐT giúp thúc đẩy cạnh tranh và từ đó dẫn đến sự giảm giá bền vững. Khi đó, người tiêu dùng sẽ được hưởng những sản phẩm, dịch vụ với giá cả ưu đãi nhất. - Nhờ vào TMĐT mà đối với một số sản phẩm hay dịch vụ, người tiêu dùng có thể

nhận được hàng ngay lập tức mà không cần phải chờ đợi lâu, ví dụ như: thẻ cào điện thoại, phần mềm diệt virus,.

c) Lợi ích đối với xã hội

- TMĐT cho phép nhiều người có thể làm việc hay mua sắm tại nhà mà không cần đến công ty hay cửa hàng. Việc này làm giảm thiểu lượng xe lưu thông trên đường,

- TMĐT hỗ trợ những chính sách giảm giá hàng hóa cho người bán nên người mua sẽ được hưởng mức giá ưu đãi dẫn đến họ sẽ mua sắm hàng hóa với khối lượng lớn, góp phần làm tăng mức sống của dân cư.

- TMĐT giúp kết nối đến cả các nước chậm phát triển hay các vùng sâu, vùng xa để họ có thể mua sắm những hàng hóa mà thông thường không thể mua được. Ngoài ra, việc này còn giúp gia tăng cơ hội nghề nghiệp, nâng cao trình độ kiến thức, cải thiện cuộc sống cho người dân những quốc gia và vùng miền đó.

- TMĐT thúc đẩy việc cung cấp các dịch vụ công cộng như y tế, giáo dục, dịch vụ xã hội với mức chi phí thấp và với chất lượng được cải thiện.

1.2.3.2. Vai trò của thương mại điện tử

- TMĐT góp phần làm thay đổi nền kinh tế của mỗi quốc gia cũng như nền kinh tế toàn cầu.

- TMĐT giúp tăng tính tri thức trong nền kinh tế - đây là nhân tố và nguồn lực sản xuất quan trọng nhất của mỗi doanh nghiệp.

- TMĐT góp phần mở ra cơ hội phát huy lợi thế của các nước phát triển sau để họ có thể đuổi kịp, thậm chí vượt qua cả các nước đã đi trước.

- TMĐT giúp xây dựng lại nền tảng, sức mạnh kinh tế quốc gia và có tiềm năng làm

thay đổi cán cân tiềm lực toàn cầu.

- TMĐT làm rút ngắn khoảng cách về trình độ tri thức giữa các nước phát triển với các nước đang phát triển.

- TMĐT tham gia vào quá trình cách mạng hoá marketing bán lẻ và marketing trực tuyến.

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG LOGISTICS đáp ỨNG yêu cầu CỦATHƯƠNG mại điện tử tại VIỆT NAM (Trang 35 - 37)