1.2.1. Khái niệm thương mại điện tử
TMĐT (Electronic Commerce hay còn gọi là e-commerce hay EC) có thể được hiểu là việc mua bán hàng hóa, dịch vụ thông qua các phương tiện điện tử như Internet, máy tính hay điện thoại,. TMĐT nhiều khi còn được biết đến với nhiều tên gọi khác như “thương mại trực tuyến (online trade)”, “thương mại không giấy tờ (paperless commerce)”, hay “kinh doanh điện tử (e-business)”.
Tương tự như logistics, khái niệm về TMĐT cũng khá đa dạng và khác biệt tùy thuộc vào quan điểm của mỗi tổ chức hay cá nhân tuy nhiên chủ yếu những khái niệm này được chia thành hai nhóm quan điểm như sau:
Theo nghĩa rộng
Theo nghĩa rộng, TMĐT là toàn bộ quá trình thực hiện hoạt động mua bán hàng hóa và dịch vụ giữa các tổ chức, cá nhân thông qua các phương tiện điện tử và công nghệ.
Theo Luật mẫu về TMĐT của Ủy ban Liên Hợp quốc về Luật Thương mại Quốc tế (UNCITRAL), “Thuật ngữ Thương mại cần được diễn giải theo nghĩa rộng để bao quát các vấn đề phát sinh từ mọi quan hệ mang tính chất thương mại dù có hay không có
giao dịch nào về cung cấp hoặc trao đổi hàng hóa hoặc dịch vụ; thỏa thuận phân phối; đại diện hoặc đại lý thương mại, ủy thác hoa hồng; cho thuê dài hạn; xây dựng các công trình; tư vấn; kỹ thuật công trình; đầu tư; cấp vốn; ngân hàng; bảo hiểm; thỏa thuận khai
thác hoặc tô nhượng; liên doanh các hình thức khác về hợp tác công nghiệp hoặc kinh doanh; chuyên chở hàng hóa hay hành khách bằng đường biển, đường không, đường sắt hoặc đường bộ.”
Theo Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) “TMĐT bao gồm việc sản xuất, quảng
cáo, bán hàng và phân phối sản phẩm được mua bán và thanh toán trên mạng Internet, nhưng được giao nhận một cách hữu hình, cả các sản phẩm giao nhận cũng như những thông tin số hoá thông qua mạng Internet”.
Ủy ban TMĐT của Tổ chức Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC)
định nghĩa “TMĐT liên quan đến các giao dịch thương mại trao đổi hàng hóa và dịch vụ
giữa các nhóm (cá nhân) mang tính điện tử chủ yếu thông qua các hệ thống có nền tảng dựa trên Internet”.
Theo Nghị Định số 52/2013/NĐ-CP được Chính Phủ ban hành tại Việt Nam ngày
16/5/2013 về TMĐT, theo đó “TMĐT là việc tiến hành một phần hoặc toàn bộ quy trình
của hoạt động thương mại bằng phương tiện điện tử có kết nối với mạng Internet, mạng viễn thông di động hoặc các mạng mở khác”.
Theo nghĩa hẹp
Theo nghĩa hẹp, TMĐT được xem là việc mua bán hàng hóa và dịch vụ thông qua các phương tiện điện tử như Internet hay các mạng kết nối khác.
Ngoài ra, thuật ngữ TMĐT sẽ được định nghĩa theo nhiều cách khác nhau tùy thuộc
vào góc độ nhìn nhận:
- Từ góc độ số hóa: TMĐT có thể thực hiện theo nhiều hình thức khác nhau tùy thuộc vào mức độ số hóa của các sản phẩm hay dịch vụ mua bán, quá trình mua bán và cơ quan vận chuyển và giao nhận hàng.
- Từ góc độ lĩnh vực kinh doanh: TMĐT diễn ra nhằm thúc đẩy các lĩnh vực phát triển và tạo nên bản sắc mới của hoạt động kinh doanh trên phạm vi nền kinh tế thế
giới.
- Từ góc độ kinh doanh viễn thông: TMĐT là việc chuyển giao thông tin, sản phẩm, dịch vụ hay thanh toán thông qua điện thoại, Internet hay bất kỳ phương tiện điện tử nào khác
- Từ góc độ quá trình kinh doanh: TMĐT là việc ứng dụng công nghệ để tự động hóa các giao dịch kinh doanh và các dòng chu chuyển sản phẩm.
- Từ góc độ kinh doanh dịch vụ: TMĐT là phương tiện để các doanh nghiệp, người tiêu dùng và nhà quản lý cắt giảm chi phí dịch vụ trong khi vẫn nâng cao chất lượng
hàng hóa, tăng tốc độ chuyển giao dịch vụ.
- Từ góc độ trợ giúp trực tuyến: TMĐT cung cấp khả năng mua và bán sản phẩm và thông tin trên Internet và dịch vụ trực tuyến khác.
1.2.2. Các hình thức thương mại điện tử
Các hình thức TMĐT chủ yếu được phân chia theo đối tượng tham gia bao gồm:
Chính phủ (G - Government) có vai trò định hướng, điều tiết và quản lý; Doanh nghiệp
(B - Business) là động lực phát triển TMĐT và Khách hàng (C - Customer hay Consumer) sẽ quyết định sự thành công của TMĐT. Với sự kết hợp của 3 chủ thể trên, ta sẽ có được 9 hình thức: G2B, G2G, G2C, B2C, B2B, B2G, C2G, C2B, C2C trong đó B2B và B2C là hai loại hình được sử dụng chủ yếu và quan trọng nhất.
- TMĐT giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp (B2B): TMĐT giữa doanh nghiệp
với doanh nghiệp (B2B - Business to Business) là loại hình hoạt động mà đối tượng
tham gia là các doanh nghiệp, có nghĩa là ở đây cả người mua và người bán đều là doanh nghiệp và họ sử dụng Internet để tạo dựng mối quan hệ với nhau. Chủ yếu loại hình này được các công ty sử dụng để liên hệ với các nhà cung cấp nhằm thực hiện giao dịch đặt mua nguyên vật liệu đầu vào phục vụ sản xuất kinh doanh.
- TMĐT giữa doanh nghiệp với khách hàng (B2C): TMĐT giữa doanh nghiệp với
khách hàng (B2C - Business to Customer) là loại hình mà doanh nghiệp sẽ đóng vai trò là người bán, còn khách hàng sẽ là người mua. Khi đó khách hàng sẽ sử dụng Internet truy cập vào website của doanh nghiệp để tìm kiếm các sản phẩm sau
đó cho vào “giỏ” hàng và thực hiện thanh toán điện tử. Đây đang là loại hình được sử dụng phổ biến nhất hiện nay.
- TMĐT giữa khách hàng với khách hàng (C2C): TMĐT giữa khách hàng với
khách hàng (C2C - Customer to Customer) là hình thức TMĐT giữa người tiêu dùng với nhau thông qua các website trung gian.
- TMĐTgiữa doanh nghiệp với Chính phủ (B2G) và Chính phủ với doanh nghiệp (G2B): Các giao dịch trong loại hình này là các giao dịch giữa Chính phủ và
doanh
nghiệp bao gồm các thủ tục hải quan, nộp thuế, báo cáo tài chính,... Còn loại hình TMĐT giữa Chính phủ và khách hàng (G2C) bao gồm cấp phép xây dựng, yêu cầu
khai báo y tế,.
1.2.3. Lợi ích và vai trò của thương mại điện tử
1.2.3.1. Lợi ích của thương mại điện tử
a) Lợi ích đối với doanh nghiệp
- TMĐT giúp cắt giảm chi phí kinh doanh cho doanh nghiệp như chi phí thu thập, nghiên cứu, xử lý thông tin; chi phí marketing quảng bá công ty và sản phẩm; chi phí thuê mặt bằng cửa hàng, chi phí thuê nhân công,...
- TMĐT giúp tự động hóa tất cả các quy trình kinh doanh nhằm rút ngắn thời gian thực hiện giữa các khâu, tăng năng suất và tính linh hoạt để đem đến tay khách hàng những sản phẩm dịch vụ với chất lượng tốt nhất.
- TMĐT mở rộng phạm vi kinh doanh trên thị trường toàn cầu. Bởi lẽ đa phần các doanh nghiệp kinh doanh TMĐT đều là những doanh nghiệp nhỏ và vừa nên rất khó tiếp cận với các khách hàng hay các nhà cung ứng ở nước ngoài, nhưng nhờ
có TMĐT mà các doanh nghiệp giờ đây đã có nhiều cơ hội tìm kiếm được đối tác
tốt nhất và phù hợp nhất với mình.
- TMĐT có khả năng kích thích sự sáng tạo, tạo dựng những chiến lược, kế hoạch kinh doanh tối ưu giúp doanh nghiệp đạt được thành công, tăng khả năng cạnh tranh,...
b) Lợi ích đối với người tiêu dùng
- TMĐT cho phép người tiêu dùng mua sắm và thực hiện giao dịch 24/24 ở bất kỳ nơi đâu với tất cả các ngày trong năm.
- TMĐT đem đến cho người tiêu dùng nhiều sự lựa chọn hơn, chỉ cần một thao tác tìm kiếm sản phẩm sẽ cho ra một loạt các sản phẩm tương tự cũng như các nhà cung cấp khác nhau và dựa vào đó người tiêu dùng có thể lựa chọn sản phẩm phù hợp nhất với nhu cầu của mình.
- TMĐT tạo điều kiện cho người tiêu dùng có được thông tin rõ ràng nhất về sản phẩm, dịch vụ thông qua việc hỗ trợ, chia sẻ các ý kiến và đánh giữa cộng đồng các khách hàng với nhau.
- TMĐT giúp thúc đẩy cạnh tranh và từ đó dẫn đến sự giảm giá bền vững. Khi đó, người tiêu dùng sẽ được hưởng những sản phẩm, dịch vụ với giá cả ưu đãi nhất. - Nhờ vào TMĐT mà đối với một số sản phẩm hay dịch vụ, người tiêu dùng có thể
nhận được hàng ngay lập tức mà không cần phải chờ đợi lâu, ví dụ như: thẻ cào điện thoại, phần mềm diệt virus,.
c) Lợi ích đối với xã hội
- TMĐT cho phép nhiều người có thể làm việc hay mua sắm tại nhà mà không cần đến công ty hay cửa hàng. Việc này làm giảm thiểu lượng xe lưu thông trên đường,
- TMĐT hỗ trợ những chính sách giảm giá hàng hóa cho người bán nên người mua sẽ được hưởng mức giá ưu đãi dẫn đến họ sẽ mua sắm hàng hóa với khối lượng lớn, góp phần làm tăng mức sống của dân cư.
- TMĐT giúp kết nối đến cả các nước chậm phát triển hay các vùng sâu, vùng xa để họ có thể mua sắm những hàng hóa mà thông thường không thể mua được. Ngoài ra, việc này còn giúp gia tăng cơ hội nghề nghiệp, nâng cao trình độ kiến thức, cải thiện cuộc sống cho người dân những quốc gia và vùng miền đó.
- TMĐT thúc đẩy việc cung cấp các dịch vụ công cộng như y tế, giáo dục, dịch vụ xã hội với mức chi phí thấp và với chất lượng được cải thiện.
1.2.3.2. Vai trò của thương mại điện tử
- TMĐT góp phần làm thay đổi nền kinh tế của mỗi quốc gia cũng như nền kinh tế toàn cầu.
- TMĐT giúp tăng tính tri thức trong nền kinh tế - đây là nhân tố và nguồn lực sản xuất quan trọng nhất của mỗi doanh nghiệp.
- TMĐT góp phần mở ra cơ hội phát huy lợi thế của các nước phát triển sau để họ có thể đuổi kịp, thậm chí vượt qua cả các nước đã đi trước.
- TMĐT giúp xây dựng lại nền tảng, sức mạnh kinh tế quốc gia và có tiềm năng làm
thay đổi cán cân tiềm lực toàn cầu.
- TMĐT làm rút ngắn khoảng cách về trình độ tri thức giữa các nước phát triển với các nước đang phát triển.
- TMĐT tham gia vào quá trình cách mạng hoá marketing bán lẻ và marketing trực tuyến.
1.3. MỐI QUAN HỆ GIỮA DỊCH VỤ LOGISTICS VÀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
1.3.1. Ảnh hưởng của thương mại điện tử đến sự phát triển của dịch vụ logistics
Với xu hướng TMĐT đang không ngừng phát triển như hiện nay, số lượng khách hàng và tỷ lệ người mua sắm trực tuyến cũng có sự thay đổi, bởi họ nhận thấy được sự
tiện lợi của việc mua sắm trực tuyến. Ở bất cứ đâu, bất kì thời điểm nào, chỉ cần truy cập
vào các trang bán hàng trực tuyến cùng với thao tác tìm kiếm là khách hàng đã có được rất nhiều sự lựa chọn hiện ra, sau đó chỉ cần cho vào “giỏ” và xác nhận thanh toán là có thể nhận hàng sau vài ngày thậm chí vài giờ. Tuy nhiên, để TMĐT có thể phát triển mạnh
thì khâu vận chuyển là yếu tố không thể bỏ qua, cho nên các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics cũng không ngừng nỗ lực để cải thiện và phát triển quy trình hoạt động của mình để đáp ứng nhu cầu của TMĐT. Như vậy, có thể thấy rằng với tốc độ tăng trưởng nhanh chóng của TMĐT cũng có ảnh hưởng đáng kể đến sự phát triển của hoạt động logistics, cụ thể là:
Thứ nhất, TMĐT phát triển thúc đẩy các công ty logistics tự hoàn thiện năng lực
và chất lượng dịch vụ cung cấp. Cụ thể, khi mua hàng thông qua các nền tảng giao dịch điện tử, người tiêu dùng không chỉ muốn có được những sản phẩm tốt nhất với giá thành
rẻ nhất mà họ còn quan tâm đến chất lượng dịch vụ vận chuyển. Điều này khiến các doanh nghiệp logistics khi tham gia phục vụ thị trường TMĐT đứng trước sức ép phải tạo ra lợi thế cạnh tranh cho bản thân bằng cách mở rộng các kênh logistics TMĐT theo hướng chuyên nghiệp hóa, tức là cần cắt giảm những khâu không cần thiết trong chuỗi hoạt động logistics, nâng cấp cơ sở hạ tầng, nâng cao chất lượng dịch vụ, rút ngắn thời gian giao hàng,... để có thể cung cấp các dịch vụ logistics đa dạng và toàn diện, đáp ứng tối đa nhu cầu của người tiêu dùng và tạo ra giá trị cho khách hàng sử dụng dịch vụ logistics. Tuy nhiên, điều này cũng khiến cho những công ty giao hàng với quy mô hạn chế, vận hành với hình thức truyền thống khó có thể cung cấp được những dịch vụ logistics chuyên nghiệp để đáp ứng quy mô tăng trưởng liên tục như hiện nay.
Thứ hai, TMĐT phát triển đã tạo điều kiện thúc đẩy việc ứng dụng công nghệ
thông
tin của các doanh nghiệp logistics phát triển. Bởi lẽ, TMĐT dựa trên nền tảng công nghệ
thông tin hiện đại và sự phát triển của nó có liên quan đến Internet, chính vì vậy mà những thông tin trong môi trường TMĐT luôn được cập nhật một cách tự động, chính xác, liên tục và thường xuyên. Mặt khác, TMĐT muốn phát triển cần có sự liên kết chặt chẽ với logistics, nó đồng nghĩa với việc các doanh nghiệp logistics cần nâng cao mức
độ ứng dụng công nghệ thông tin trong chuỗi hoạt động logistics bằng cách đầu tư xây dựng và nâng cấp hệ thống cơ sở dữ liệu hiện đại để đảm bảo sự chính xác, trùng khớp, liên tục, thường xuyên, dễ dàng truy cập xử lý của thông tin. Ví dụ, khi khách hàng đặt hàng trên các trang TMĐT, thông tin về khách hàng và sản phẩm sẽ được lưu trong cơ sở dữ liệu, doanh nghiệp kinh doanh logistics có thể truy cập vào đó xem những thông tin như là tình trạng hàng, trọng lượng, kích thước hàng hóa,... để lên kế hoạch về việc lưu kho, xếp dỡ và vận chuyển hàng hóa nhằm đảm bảo sự an toàn cho hàng hóa. Như vậy, việc phát triển công nghệ thông tin không chỉ giúp các doanh nghiệp logistics đáp ứng nhu cầu thông tin mà còn làm giảm chi phí vận tải, tăng năng suất và hiệu quả, từ đó làm tăng lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp.
Thứ ba, các doanh nghiệp logistics luôn nỗ lực tạo cơ hội hợp tác với các doanh
nghiệp TMĐT nhằm tăng lợi thế cạnh tranh trong ngành. Các doanh nghiệp khi tạo ra các sản phẩm, dịch vụ,... đều mong muốn làm sao thoả mãn nhu cầu tiêu dùng của khách
hàng. Đối với các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ logistics cũng như vậy, để hoạt động có hiệu quả thì các doanh nghiệp logistics cần bán được hàng, tức là phải có khách hàng thuê dịch vụ logistics. Trong khi khách hàng chính của các doanh nghiệp logistics cho TMĐT chủ yếu là các doanh nghiệp kinh doanh TMĐT và chỉ khi các doanh nghiệp này
có nhu cầu sử dụng dịch vụ logistics lớn thì ngành dịch vụ logistics cho TMĐT mới phát
triển được. Mặt khác, cùng với sự phát triển của TMĐT, ngày càng nhiều những doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics được thành lập, điều này làm tăng sự cạnh tranh của
giữa các doanh nghiệp với nhau. Khi đó, các doanh nghiệp logistics phải nỗ lực nâng cao chất lượng dịch vụ, linh hoạt trong cung cấp các dịch vụ khác nhau và chi phí logistics hợp lý nhằm tối đa hóa lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp, đồng thời tăng khả
năng thuê ngoài dịch vụ logistics của các doanh nghiệp TMĐT.
1.3.2. Sự cần thiết của dịch vụ logistics đối với thương mại điện tử
Nếu như TMĐT có tác động không nhỏ đến sự phát triển của dịch vụ logistics thì logistics cũng được coi như là một mắt xích quan trọng để hoàn thiện việc mua sắm trực
thành bại của các doanh nghiệp kinh doanh TMĐT. Vậy logistics thực sự có vai trò như thế nào đối với TMĐT?
Đặc điểm của TMĐT là mọi hoạt động từ giao tiếp, đặt hàng, thanh toán,... đều