Vai trò của tạo động lực trong lao động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tạo động lực cho người lao động tại công ty TNHH MTV thanh bình BCA​ (Trang 25 - 29)

Vai trò được hiểu chung là tác dụng, tác động của ai đó hoặc cái gì tới sự vận động, phát triển của một tập thể hay một tổ chức. Vai trò thường được tiếp cận tới hai chiều hướng tác động tích cực hoặc tiêu cực (kìm hãm).

Theo Từ điển tiếng Việt của Nguyễn Như Ý (1999), vai trò được hiểu là “tác dụng, chức năng của ai hoặc cái gì trong sự hoạt động, sự phát triển chung của một tập thể, một tổ chức” [44].

Trong Từ điển Giáo dục học, tác giả Bùi Hiển (2001), vai trò được khái quát: “Tác dụng, chức năng trong sự hoạt động, sự phát triển của cái gì đó. Vai trò của người quản lí. Giữ một vai trò quyết định” [20].

Theo tác giả Vũ Thị Uyên (2007): “tạo động lực cho người lao động được hiểu là tất cả các biện pháp của nhà quản trị sử dụng nhằm tác động vào người lao động, tạo ra động cơ cho người lao động, giúp họ phấn khởi, hứng thú và tích cực hơn trong lao động” [41]. Theo tác giả, vấn đề quan trọng trong tạo động lực cho người lao động chính là mục tiêu. Cần thiết lập nên những mục tiêu phù hợp, thiết thực cho người lao động để tạo ra động cơ cho người lao động. Điều này vừa thỏa mãn nhu cầu, mục đích của người lao động về mặt vật chất, tinh thần, vừa đáp ứng mục đích của doanh nghiệp.

Để đề ra được những mục tiêu phù hợp với nhu cầu, nguyện vọng của người lao động, tạo ra cho người lao động sự hăng say, tích cực trong quá trình lao động sản xuất những nhà quản lý phải biết được mục đích, nhu cầu của người lao động. Doanh nghiệp muốn người lao động nỗ lực làm việc hết mình vì tổ chức, họ phải sử dụng tất cả các biện pháp khuyến khích đối với người lao động, tạo mọi điều kiện để người lao động hoàn thành với hiệu quả cao nhất. Trong đó, việc khuyến khích bằng vật chất, lẫn tinh thần, tạo ra bầu không khí thi đua sôi nổi, lành mạnh có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của doanh nghiệp. Nói tóm lại, sự thành bại của công ty thường phụ thuộc vào việc sử dụng hợp lý nhân viên trong doanh nghiệp thế nào.

Trong khuôn khổ luận văn, với góc độ tiếp cận của ngành Quản trị kinh doanh, vai trò của tạo động lực tập trung nghiên cứu về mối quan hệ giữa việc tạo ra động lực cho người lao động sẽ có những tác động, ảnh hưởng thế nào tới bản thân người lao động, tới doanh nghiệp và tới xã hội. Từ đó, những người sử dụng lao động sẽ nhận thức rõ được tầm quan trọng của các hoạt động tạo động lực cho người lao

động, đưa ra cức cơ chế, chính sách, biện pháp phù hợp nhằm phát huy các công cụ tạo động lực cho người lao động.

1.2.2.1. Đối với người lao động

Động lực lao động có vai trò quan trọng trong quyết định hành vi của người lao động. Khi người lao động có động lực làm việc thì họ sẽ say mê với công việc và nghề nghiệp của mình, do đó họ sẽ làm việc nhiệt tình hăng say hơn và có thể phát huy hết khả năng tiềm ẩn, nâng cao những khả năng hiện có của mình, nhờ đó mà những mục tiêu của tổ chức sẽ có điều kiện được thực hiện với hiệu quả cao. Về vấn đề này, tác giả Lê Thị Kim Chi (2002) cũng đã đề cập và nhấn mạnh: “Động lực giúp người lao động làm việc tích cực và hăng say hơn, họ sẽ phát huy cao độ khả năng sáng tạo và sự cố gắng của bản thân để hoàn thành công việc một cách tốt nhất” [5].

Cùng với đó, động lực lao động không chỉ giúp người lao động kết hợp với nhau tốt hơn trong công việc mà còn tăng cường sự gắn bó về mặt tinh thần trong một tập thể, cùng chung sức hỗ trợ vì mục tiêu chung. Nếu không có động lực làm việc, người lao động sẽ làm việc theo hình thức đối phó, ảnh hưởng đến không khí làm việc chung của tổ chức và mọi người xung quanh, vì thế hiệu quả công việc chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng, bị giảm sút.

Theo tác giả Lê Thị Uyên (2007), động lực lao động có vai trò quan trọng không chỉ đối với bản thân người lao động, mà còn quyết định tới sự phát triển của doanh nghiệp. Tác giả chỉ rõ: “Động lực giúp người lao động làm việc hứng thú, hăng say và đầy sức sáng tạo. Họ sẵn sàng vượt qua mọi khó khăn trong công việc để hoàn thành mục tiêu công việc với kết quả cao nhất” [41]. Như vậy, động lực có vai trò giúp người lao động có điều kiện không ngừng phát triển kiến thức, kỹ năng trong công việc, nâng cao phẩm chất, năng lực để hoàn thành mục tiêu đề ra, quan đó nâng cao giá trị bản thân và đóng góp cho tổ chức một cách hiệu quả nhất.

1.2.2.2. Đối với doanh nghiệp

Doanh nghiệp là nơi sử dụng phổ biến người lao động để thực hiện các kế hoạch, mục tiêu sản xuất, kinh doanh đề ra. Do đó, việc tạo động lực cho người lao động có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của doanh nghiệp. Trong một

doanh nghiệp nguồn nhân lực là bộ phận quan trọng không thể thiếu, chính vì thế động lực làm việc của người lao động luôn là yếu tố đóng vai trò chi phối, quyết định sức mạnh của tổ chức. Động lực lao động là cơ sở đem lại sự sáng tạo trong tổ chức, tạo ra bước đột phá của doanh nghiệp về mọi mặt. Người lao động có động lực làm việc sẽ cảm thấy thoải mái và say mê với công việc, nhiệm vụ được giao, chính vì vậy, họ luôn thể hiện sự chuyên tâm, cần cù và tính sáng tạo trong công việc, từ đó giúp tổ chức có thêm những ý tưởng sáng tạo, những đổi mới cần thiết, tạo ra bước đột phá trong tổ chức, giúp tổ chức thích ứng được với những thay đổi và chủ động tạo ra những thay đổi quan trọng trên con đường phát triển. Theo tác giả Nguyễn Thị Phương Lan (2015) tạo động lực cho người lao động trong doanh nghiệp “góp phần quan trọng thúc đẩy tinh thần sáng tạo, sự sự hăng say, nhiệt tình trong lao động sản xuất của họ, giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu sản xuất, kinh doanh đề ra” [24].

Động lực lao động giúp giảm thiểu những vấn đề có tác động tiêu cực nảy sinh trong hoạt động của tổ chức. Khi người lao động có động lực làm việc không những hiệu quả sản xuất được nâng cao mà tỷ lệ tai nạn nghề nghiệp cũng ít xảy ra hơn, các vấn đề vi phạm đạo đức, bỏ việc hay tỷ lệ vi phạm kỷ luật cũng ít hơn. Người có động lực làm việc ít bị bệnh trầm cảm và thường có sức khỏe về thể chất và tinh thần tốt. Đồng thời, người lao động có động lực làm việc cao sẽ gắn kết với tổ chức, sáng tạo hơn và có khả năng phục vụ nhu cầu của khách hàng tốt hơn, do đó họ sẽ có nhiều đóng góp vào thành công của tổ chức. Chính vì vậy, những người lao động có động lực làm việc tốt luôn được coi là tài sản quý giá nhất của mọi tổ chức. Tác giả Trương Minh Đức (2011) cũng khẳng định: “Quan tâm tạo động lực cho người lao động sẽ giúp doanh nghiệp có được những bước tiến dài, nhanh và vững chắc trên con đường phát triển doanh nghiệp và khẳng định thương hiệu, uy tín” [15].

1.2.2.3. Đối với xã hội

Tạo động lực thể hiện sự thỏa mãn ngày càng cao các nhu cầu của con người, đảm bảo cho họ hạnh phúc, phát triển toàn diện, nhờ vậy mà thúc đẩy xã hội đi lên góp phần phát triển nền kinh tế đất nước. Trong một xã hội con người được tạo bởi

một hệ thống các động lực tích cực, mạnh mẽ sẽ giúp xã hội luôn phát triển theo xu hướng tích cực, góp phần xây dựng một cộng đồng văn minh, một xã hội tiến bộ. Về vấn đề này, tác giả Lê Đình Lý (2010) trong luận văn thạc sĩ kinh tế của mình có đoạn đã đề cập: “Tạo động lực cho đội ngũ cán bộ công chức cấp xã sẽ trực tiếp phát huy tinh thần trách nhiệm, khả năng của họ trong thực hiện tốt các công việc, chức trách nhiệm vụ được giao, góp phần xây dựng môi trường làm việc thân thiện, cải thiện các mối quan hệ công việc và tạo dư luận xã hội tốt lạnh” [23].

Xã hội con người được xây dựng tốt đẹp, văn minh và giàu mạnh suy cho cùng phụ thuộc và thông qua chính những hành động của từng cá nhân. Mỗi người lao động luôn coi trọng lao động và dành hết tâm huyết, niềm say mê, sáng tạo cho lao động thì sẽ mang lại hiệu quả cao, tạo nên năng suất lao động vượt trội, thông qua đó mà trực tiếp làm lợi cho xã hội. Chính vì vậy, việc khơi dậy động lực chính đáng cho người lao động chính là tiền đề quan trọng để thúc đẩy xã hội phát triển tiến bộ, xây dựng xã hội tốt đẹp, văn minh, đất nước giàu mạnh, hùng cường.

Xã hội muốn phát triển rất cần có hệ thống các động lực thúc đẩy, tác động, trong đó, con người chính là nhân tố quyết định đến sự phát triển của xã hội. Khi con người có động lực đúng đắn, đầy đủ, họ sẽ nỗ lực phấn đấu để hoàn thành tốt các mục tiêu công việc, do vậy mà xã hội có điều kiện để phát triển toàn diện, được xây dựng tốt đẹp và bền vững. Vấn đề đặt ra là phải tạo ra được một hệ thống các động lực to lớn cho con người trong xã hội nhằm xây dựng xã hội phát triển một cách bền vững.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tạo động lực cho người lao động tại công ty TNHH MTV thanh bình BCA​ (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)