Khảo sát và điều tra bằng bảng hỏi: Phương pháp này sử dụng phiếu điều tra là bảng hỏi nhằm thu thập thông tin về tạo động lực lao động tại Công ty TNHH MTV Thanh Bình-BCA với số phiếu phát ra là 160 phiếu, trong đó 60 phiếu cho khối lao động gián tiếp và bán gián tiếp, 100 phiếu cho khối lao động trực tiếp. Phương pháp này đòi hỏi thực hiện 3 công việc: Chọn mẫu, thiết kế mẫu bảng câu hỏi và phân tích xử lý các kết quả thu được.
Chọn mẫu: Việc chọn mẫu cần phải đảm bảo vừa mang tính đại diện vừa mang tính ngẫu nhiên, tránh trường hợp chọn mẫu theo ý kiến chủ quan của người nghiên cứu. Công ty TNHH MTV Thanh Bình-BCA có tất cả 175 cán bộ, nhân viên và đều tập trung trong trụ sở Công ty, đây là một điều kiện thuận lợi cho việc điều tra bằng bảng hỏi. Vì vậy, để đảm bảo tính công bằng, khách quan, tác giả phát cho mỗi cá nhân đang công tác tại Công ty TNHH MTV Thanh Bình-BCA 1 bảng hỏi để thu thập dữ liệu phục vụ cho quá trình nghiên cứu.
Thiết kế bảng hỏi: Trong bảng hỏi cần phải có hai điều cần chú ý đó là các loại câu hỏi và trật tự logic của câu hỏi, các câu hỏi được đưa ra phải gắn với tình hình thực tế và khai thác được đầy đủ ý kiến của cá nhân người được hỏi. Các câu hỏi cần phải đi thẳng vào những vấn đề then chốt, có giá trị nghiên cứu, không đặt câu hỏi về việc đánh giá người khác. Trong bài nghiên cứu này, các câu hỏi tập trung xác định nhu cầu đối với công tác tạo động lực làm việc cho người lao động và mức độ hài lòng đối với công việc, các chính sách tạo động lực làm việc cho người lao động tại Công ty TNHH MTV Thanh Bình-BCA. Nội dung các câu hỏi liên quan đến: Nhu cầu của người lao động, chế độ lương, chế độ khen thưởng kỷ luật, các chính sách tạo động lực cho người lao động, các quy định trong việc phân công công việc, các chính sách khen thưởng, bổ nhiệm, các vấn đề liên quan tới đào tạo bồi dưỡng người lao động.
Phân tích và xử lý các kết quả thu được: Căn cứ vào các kết quả điều tra trong bảng hỏi, tác giả đưa vào phân tích chi tiết từng nội dung để có thể đưa ra kết luận tạm thời đối với từng vấn đề có liên quan tới công tác tạo động lực làm việc cho người lao động tại Công ty TNHH MTV Thanh Bình-BCA.
Quá trình thực hiện: Tác giả sẽ đưa cho mỗi người một bảng câu hỏi và đề nghị người đó chọn ra các đáp án có sẵn trong bảng hỏi. Mỗi người chỉ được trả lời 1 lần và việc điều tra bảng hỏi được thực hiện lần lượt từng người để đảm bảo độ chính xác của tâm lý người lao động tại Công ty TNHH MTV Thanh Bình-BCA. Sau khi có được kết quả của các bảng hỏi thì tác giả sẽ thực hiện việc thống kê lại số lượng đáp án cho từng câu hỏi. Từ kết quả thống kê được, tác giả thực hiện việc phân tích chi tiết từng nội dung và đưa ra kết luận về sự hài lòng của người lao động với các chính sách tạo động lực của Công ty.
Phương pháp phỏng vấn trực tiếp: Phỏng vấn là việc đưa ra các câu hỏi đối với người đối thoại nhằm thu thập thông tin hữu ích. Để có được kết quả trung thực nhất trước hết cần lựa chọn đối tượng phỏng vấn. Trong quá trình phỏng vấn cần phải phân tích tâm lý của người được hỏi vì mỗi đối tượng được hỏi đều nắm giữ các vị trí khác nhau cho nên tâm lý cũng như góc nhìn của họ cũng sẽ khác nhau.
Đối với những đối tượng là người am hiểu thì câu trả lời thu được thường có tính chính xác, độ thuyết phục cao hơn hẳn so với những người không am hiểu về vấn đề cần nghiên cứu. Trong nghiên cứu này tác giả tiến hành phỏng vấn trực tiếp các lãnh đạo bộ phận và một số nhân viên các phòng, ban về các vấn đề nghiên cứu: Lương, thưởng, chế độ đãi ngộ và ý kiến của họ về các chính sách tạo động lực của Công ty để thu thập thêm thông tin cần thiết khác mà các phương pháp khác chưa thu thập được.
2.3. Phƣơng pháp phân tích và xử lý dữ liệu
Phân tích thống kê là các phương pháp chắt lọc các dữ liệu đã điều tra được để tính toán và rút ra các suy luận logic. Các giai đoạn chủ yếu của phân tích thống kê bao gồm: (1) Sắp xếp các dữ liệu đã thu thập được: Dữ liệu thu được từ quá trình khảo sát điều tra nhưng chưa đủ điều kiện để thực hiện phân tích diễn giải được đưa vào các bảng tính để tính toán. (2) Đo lường sự hội tụ và phân tán của dữ liệu điều tra: Một trong những cách đơn giản nhất là tính toán các giá trị trung bình của dữ liệu điều tra được. Các giá trị thu được này thường có tính chất khác nhau, với hai dữ liệu có thể có cùng các giá trị hội tụ nhưng rất khác nhau về độ phân bố của các giá trị quan sát, gọi là độ phân tán của dữ liệu. (3) Lựa chọn phương pháp phân tích dữ liệu: Trong quá trình phân tích, cần kết hợp những phương pháp phân tích định tính và phân tích định lượng để làm sáng tỏ những vấn đề thực tiễn, những vấn đề về giải pháp tạo động lực làm việc cho người lao động tại Công ty TNHH MTV Thanh Bình-BCA. (4) So sánh dữ liệu: Được sử dụng để hỗ trợ cho việc đánh giá thực trạng công tác tạo động lực làm việc cho người lao động tại Công ty so với những nội dung và tiêu chí đã đề ra; đồng thời, so sánh với những công ty khác cùng ngành trên thị trường về công tác tạo động lực làm việc cho người lao động mà họ đã và đang áp dụng với doanh nghiệp mình. Căn cứ vào những kết quả điều tra khảo sát thu được, tác giả tiến hành việc so sánh các dữ liệu với nhau nhằm tìm ra điểm tương đồng giữa các dữ liệu để có thể đưa ra kết luận chính xác, khách quan nhất trong công trình nghiên cứu.
CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG TẠO ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CHO NGƢỜI LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY TNHH MTV THANH BÌNH – BCA 3.1. Giới thiệu chung về Công ty TNHH MTV Thanh Bình - BCA
3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty TNHH MTV Thanh Bình – BCA BCA
Công ty TNHH MTV Thanh Bình - BCA được chính thức thành lập theo quyết định 4786/QĐ - BCA ngày 27/7/2015 của Bộ trưởng Bộ Công an trên cơ sở hợp nhất các nhà máy: Nhà máy Điện tử chuyên dụng (Nhà máy sản xuất thiết bị chuyên dùng 1 E111), Nhà máy Cơ khí Vũ khí Quang học nghiệp vụ (Nhà máy sản xuất thiết bị chuyên dùng 2 E112); được Bộ trưởng Bộ Công an quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy theo quyết định 4790/QĐ - BCA ngày 27 tháng 7 năm 2015. Công ty là doanh nghiệp trực tiếp phục vụ quốc phòng, An ninh, trong đó Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ. Trong đó:
- Nhà máy cơ khí vũ khí và quang học nghiệp vụ, được thành lập năm 2007, theo quyết định số 41/2007/QĐ-BCA ngày 16 tháng 1 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Công an.
- Nhà máy Điện tử chuyên dụng được thành lập theo Quyết định số 5910/QĐ- BCA ngày 03 tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Công an. Với nòng cốt là Trung tâm Công nghệ Điện - Điện tử thuộc Viện Kỹ thuật Điện tử & Cơ khí nghiệp vụ, Nhà máy Điện tử chuyên dụng chuyên nghiên cứu ứng dụng, triển khai công nghệ, sản xuất các sản phẩm thuộc lĩnh vực Điện, Điện tử, Viễn thông, Tin học nhằm đáp ứng yêu cầu trang bị phương tiện kỹ thuật nghiệp vụ, vũ khí, công cụ hỗ trợ theo quy định của nhà nước và Bộ Công an.
Ngày 25 tháng 4 năm 2013, Bộ trưởng Bộ Công an ký Quyết định số 824/QĐ- BCA về việc sáp nhập Xí nghiệp Cơ khí nghiệp vụ và Xí nghiệp Điện tử Công ty BCA - Thăng Long vào Nhà máy Cơ khí, Vũ khí, Quang học nghiệp vụ và Nhà máy Điện tử chuyên dụng Thuộc Viện kỹ thuật Điện tử và Cơ khí nghiệp vụ thuộc Tổng cục Hậu cần - Kỹ thuật.
4786/QĐ-BCA về việc thành lập Công ty TNHH MTV Thanh Bình thuộc Tổng cục Hậu cần - Kỹ thuật.
Ngày 27 tháng 7 năm 2015, Bộ trưởng Bộ Công an ký quyết định số 4790/QĐ-BCA về việc phê duyệt Điều lệ tổ chức và hoạt động của Công ty TNHH MTV Thanh Bình. Trong đó quy định Nhà máy Điện tử chuyên dụng thuộc Công ty TNHH MTV Thanh Bình - BCA.
Tên đầy đủ của Công ty: Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Thanh Bình - BCA (TNHH MTV Thanh Bình - BCA).
Tên giao dịch: Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Thanh Bình - BCA; tên giao dịch quốc tế: Thanh Binh Company.
3.1.2. Mục tiêu hoạt động
Mục tiêu hoạt động của Công ty TNHH MTV Thanh Bình-BCA là: Tổ chức thực hiện đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ do Bộ trưởng Bộ Công an và Tổng cục trưởng Tổng cục Hậu cần - Kỹ thuật (nay là Cục Công nghiệp An ninh - Bộ Công an) giao; Thực hiện hoạt động kinh doanh có hiệu quả và bảo toàn vốn được giao; Đảm bảo việc làm và thu nhập cho người lao động; Sản xuất sản phẩm đảm bảo chất lượng, uy tín đáp ứng yêu cầu công tác, chiến đấu của ngành công an và thị trường dân sinh theo quy định của pháp luật.
3.1.3. Ngành nghề kinh doanh
Ngành nghề kinh doanh thuộc lĩnh vực hoạt động của Công ty TNHH MTV Thanh Bình - BCA bao gồm một số nội dung chủ yếu sau: (1) Chuyên sản xuất, lắp ráp, cung ứng các mặt hàng cơ khí, vũ khí, công cụ hỗ trợ và quang học nghiệp vụ; sản xuất, lắp ráp các phương tiện kỹ thuật điện tử chuyên dụng, công cụ hỗ trợ điện tử, thiết bị điện tử, viễn thông tin học phục vụ công tác chiến đấu của lực lượng Công an nhân dân và và thị trường dân sinh theo quy định của pháp luật. (2) Hợp tác trao đổi về kỹ thuật - kinh tế với các cơ sở nghiên cứu, các doanh nghiệp trong và ngoài nước nhằm ứng dụng công nghệ tiên tiến vào lĩnh vực sản xuất, lắp ráp các loại trang thiết bị kỹ thuật, công cụ hỗ trợ và các sản phẩm thuộc lĩnh vực cơ khí, vũ khí, công cụ hỗ trợ và quang học nghiệp vụ; các phương tiện kỹ thuật điện tử chuyên dụng, công cụ hỗ trợ điện tử, thiết bị điện tử, viễn thông tin học phục vụ
công tác, chiến đấu của lực lượng Công an nhân dân. (3) Thực hiện dịch vụ tư vấn thiết kế, trang bị, chuyển giao công nghệ, bảo hành, bảo trì các sản phẩm thuộc lĩnh vực cơ khí, điện tử chuyên dụng do doanh nghiệp sản xuất. (4) Xuất nhập khẩu vật tư, máy móc, trang thiết bị phương tiện về lĩnh vực cơ khí, điện tử chuyên dụng do Công ty sản xuất và phục vụ yêu cầu sản xuất của Công ty. (5) Công ty được sử dụng các nguồn lực được giao để tiến hành hoạt động kinh doanh theo khoản 2 điều 4 Nghị định 104/2010/NĐ - CP ngày 11/10/2010 của Chính phủ về tổ chức, quản lý và hoạt động của công ty TNHH MTV do Nhà nước làm chủ sở hữu trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh.
3.1.4. Cơ cấu tổ chức bộ máy
Quyết định số 4790/QĐ - BCA ngày 27/07/2015 của Bộ trưởng Bộ Công an về việc phê duyệt Điều lệ tổ chức và hoạt động của Công ty TNHH MTV Thanh Bình - BCA; theo đó, Công ty áp dụng mô hình tổ chức: Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Công ty phụ trách, có 04 Phó Tổng giám đốc.
Tính đến ngày 31/12/2019 có tổng số cán bộ, công nhân viên gồm 175 người, được biên chế cụ thể như trong bảng sau:
Bảng 3.1: Cơ cấu lao động tại Công ty TNHH MTV Thanh Bình - BCA
STT Đơn vị trực thuộc Biên chế CAND Hợp đồng Trình độ Thạc sỹ Đại học Cao đẳng 1 Ban Tổng giám đốc 4 4 2 Văn phòng 2 3 0 4 1 3 Phòng Kế hoạch 2 1 1 0 4 Phòng Tài chính - Kế toán 3 2 2 3 0 5
Phòng Kinh doanh - Xuất
nhập khẩu 2 3 1 4 0
6
Trung tâm bảo hành và giới
thiệu sản phẩm 2 5 1 2 4
7 Nhà máy E111 20 20 4 8 8
8 Nhà máy E112 23 85 3 37 58
Tổng cộng 57 118 15 79 71
(Nguồn: Văn phòng-Công ty TNHH MTV Thanh Bình-BCA)
Có thể nhận thấy, Công ty có nguồn nhân lực chất lượng cao khá dồi dào, các nhân viên văn phòng, hành chính, chuyên môn đều có trình độ từ Đại học trở lên có
94 người, chiếm hơn 50% tổng số nhân viên. Đây là tiền đề cho những sự phát triển sau này về nhân lực có trình độ cho Công ty.
Hình 3.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy hiện nay của Công ty TNHH MTV Thanh Bình-BCA
3.1.5. Tầm nhìn, sứ mệnh và mục tiêu chiến lược của Doanh nghiệp
Ngay từ khi thành lập, Công ty TNHH MTV Thanh Bình - BCA đã xác định rõ tầm nhìn, sứ mệnh và mục tiêu hoạt động trên các khía cạnh sau:
* Về tầm nhìn
Thứ nhất, đối với thị trường: Hoạt động và phát triển theo tiêu chí “thỏa mãn tốt nhất nhu cầu của khách hàng, đảm bảo chất lượng sản phẩm và dịch vụ đã cung cấp”, với đội ngũ cán bộ có năng lực và kinh nghiệm, Công ty TNHH MTV Thanh
Chủ Tịch - Tổng Giám Đốc P.Tổng Giám Đốc tài Chính P.Tổng Giám ĐốcKinh Doanh P.Tổng Giám Đốc Kỹ Thuật Khối Quản Lý
Các Đơn vịthành viên Khối TM và Dịch Vụ
Nhà máy sản xuất Văn Phòng Trung TâmGiới Thiệu SP
Nhà máy sản xuất thiết bị chuyên dùng II Phòng TC- KT Phòng Kế Hoạch Chi Nhánh Đà Nẵng Chi Nhánh HCM Phòng Thiết kế-kỹ thuật Phòng KD- XNK
Bình - BCA cần trở thành một trong những đơn vị có uy tín trong lĩnh vực nghiên cứu sản xuất và ứng dụng các công nghệ tiên tiến, để được Lãnh đạo Bộ, các đơn vị địa phương ghi nhận.
Thứ hai, đối với nhân viên: Xây dựng môi trường làm việc chuyên nghiệp, năng động, sáng tạo, dân chủ, đoàn kết, tạo điều kiện thu nhập cao và cơ hội phát triển công bằng cho tất cả nhân viên. Xây dựng các chương trình đào tạo, nâng cao nghiệp vụ hàng năm cho nhân viên.
Thứ ba, đối với xã hội: Phấn đấu trở thành một thương hiệu có uy tín trong ngành Công an nhân dân cũng như với các doanh nghiệp. Thành công của Công ty được ghi nhận qua hàng loạt các hợp đồng, các dự án có giá trị. Với quyết tâm và nỗ lực không ngừng, Công ty TNHH MTV Thanh Bình - BCA có cơ sở để tin tưởng vào những gặt hái thành công sắp tới ngày một to lớn hơn, vững chắc hơn trên con đường sự nghiệp của mình để phục vụ tốt hơn cho lực lượng Công an nhân dân ngày càng tinh nhuệ, hiện đại, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của thực tiễn.
* Về mục tiêu phát triển của Công ty
Giữ vững các thị trường trọng điểm và mở rộng khả năng kết nối với các thị trường mục tiêu mới, cụ thể: Tăng cường mối quan hệ gắn bó lâu dài với các đối tác, khách hàng trung thành, nhà cung cấp; Tham gia các chương trình hội thảo, các chương trình khoa học trong nước và quốc tế để giới thiệu, quảng cáo sản phẩm của Công ty, khẳng định vai trò và củng cố địa vị, hình ảnh của Công ty trong mắt khách hàng và bạn bè quốc tế; Xây dựng, phát triển đội ngũ cán bộ, công nhân viên đủ về số lượng và chất lượng để đáp ứng yêu cầu đưa Công ty trở thành doanh nghiệp có chất lượng cao; Hoàn thiện bộ máy và công tác quản lý doanh nghiệp nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển, hội nhập; Xây dựng Công ty phát triển trở thành