Kết quả nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới việc xác định thủ tục kiểm toán

Một phần của tài liệu nghiên cứu những nhân tố ảnh hưởng đến việc xác định các thủ tục kiểm toán cho khoản mục doanh thu trong kiểm toán BCTC do các CTY kiểm toán độc lập tại VN thực hiện (Trang 51)

kiểm

toán cho khoản mục doanh thu trên BCTC 3.1.1 Kết quả phỏng vấn

Về mức độ quan trọng của việc kiểm toán khoản mục doanh thu

Với câu hỏi về tầm quan trọng của kiểm toán khoản mục doanh thu trong kiểm toán BCTC, các giám đốc kiểm toán được hỏi đều đồng ý và chắc chắn về tầm quan trọng của phần hành doanh thu đối với các cuộc kiểm toán. Giải thích về sự quan trọng này được đưa ra theo nhiều cách khác nhau, nhưng chủ yếu đều có đề cập đến từ mức độ

quan tâm cao của người sử dụng thông tin trong xã hội đến một công ty, ngoài ra doanh thu cũng là một số liệu mấu chốt để tính toán ra rất nhiều các tiêu chí khác như lợi nhuận,

tỷ lệ lợi nhuận biên hoặc thậm chí là các chi phí thuế phải nộp (thuế giá trị gia tăng, thuế

xuất nhập khấu, thuế thu nhập doanh nghiệp,...).

Quan trọng như vậy nên kiểm toán khoản mục doanh thu rất cần sự linh hoạt và nhanh nhạy, vì các kiểm toán viên đều cho biết hiện tại ở công ty họ đang công tác vẫn chưa có một hướng dẫn hay quy định cụ thể để các nhân viên áp dụng hoàn toàn theo khi tiến hành công việc. Mà thay vào đó, họ sẽ có những bản hướng dẫn với mục đích là

tham khảo và dựa vào đó để tự thiết kế nên các thủ tục kiểm toán dành riêng cho mỗi cuộc kiểm toán. Lý do đưa ra là vì mỗi doanh nghiệp khách hàng đều có những bản chất

và đặc điểm kinh doanh riêng, và đây cũng là một nhân tố được cho là có ảnh hưởng khá

lớn đến việc xác định các thủ tục kiểm toán. Bên cạnh đó, một số kiểm toán viên nói rằng tuy chỉ có các hướng dẫn để dựa vào nhưng chúng cũng đóng vai trò quan trọng đối

với các nhân viên chưa có nhiều kinh nghiệm hoặc gặp các trường hợp mới trong quá trình kiểm toán, chính vì vậy, việc liên tục tổ chức các khóa đào tạo cho nhân viên tại các công ty kiểm toán cũng là một nhân tố đáng được quan tâm.

Về cơ bản, những thủ tục kiểm toán cần được thực hiện trong quá trình kiểm toán khoản mục doanh thu được liệt kê bởi các giám độc kiểm toán tham gia phỏng vấn

không 40

quá khác biệt so với những thủ tục được nêu ra trong chương trình kiểm toán mẫu. Tuy nhiên, chúng được nhấn mạnh rằng không bắt buộc phải thực hiện hết trong mọi cuộc kiểm toán mà kiểm toán viên ưu tiên đánh giá tình hình cụ thể trong từng trường hợp rồi

mới quyết định về những thủ tục cần tiến hành. Những thủ tục thường được nhắc tới khi kiểm toán khoản mục doanh thu như là: thủ tục phân tích, thủ tục kiểm tra tài liệu, thủ tục kiểm tra cuối niên độ...

Khi được hỏi về những vấn đề lưu ý khi thực hiện các thủ tục kiểm toán doanh thu, các chuyên gia được phỏng vấn cho biết:

Đầu tiên, kiểm toán viên cần nắm rõ quy trình ghi nhận doanh thu cũng như bản chất của khách hàng, việc này bao gồm tìm hiểu từ nhiều khía cạnh như phân loại doanh

thu của công ty, phương thức, thời điểm và cách ghi nhận khi phát sinh doanh thu, đồng thời trao đổi với Ban giám đốc nhằm hiểu rõ được mục đích hoạt động của công ty trong

giai đoạn qua. Từ đó, kiểm toán viên có thể đưa ra những phán đoán chuyên môn về các khả năng có sai sót trong doanh thu của công ty.

Tiếp theo đó, công việc tìm hiểu về quy trình xử lý giao dịch của công ty cần được

thực hiện qua nhiều bước. Nếu doanh nghiệp là khách hàng đã từng được kiểm toán ở các năm trước, kiểm toán viên có thể tìm đọc lại những ghi chép, lưu ý trong hệ thống lưu trữ của công ty kiểm toán để có thể nắm được những khái niệm và cách thức ghi nhận cơ bản của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, họ còn cần phỏng vấn kế toán trưởng, kế toán phần doanh thu để tìm hiểu trình tự, điều kiện ghi nhận doanh thu tại giai đoạn kiểm

toán. Sau khi đã phỏng vấn và ghi chếp đầy đủ, kiểm toán viên cũng cần thực hiện chọn mẫu bất kỳ tất cả những giấy tờ liên quan đến một giai dịch trong năm để xem mức độ chính xác các quy định của công ty áp dụng vào thực tế đồng thời đánh giá được hiệu quả và hiệu lực của kiểm soát nội bộ.

Các trường hợp sai sót thường xuyên xảy ra nhất xoay quanh thời điểm ghi nhận phát sinh doanh thu, (1) ghi sớm hơn hoặc muộn hơn sẽ gây ảnh hưởng tới sự chính xác của giá trị doanh thu cuối kỳ thể hiện trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh; (2) ghi

nhận trên sổ, điều này cũng có thể ảnh hưởng tới dòng tiền thực trong công ty, có tác động không tốt lên khả năng tiếp tục xoay vòng kinh doanh của khách hàng; (3) giá trị của khoản doanh thu phát sinh bị ghi nhận không đúng giá trị, sai sót này thường xuyên xảy ra với những sản phẩm có chính sách đổi trả, những sự kiện này thường xảy ra sau ngày ghi nhận doanh thu.

Cuối cùng, khi thực hiện các thủ tục kiểm toán phần hành, kiểm toán viên cần đưa

ra những phân tích về đặc điểm, sự tăng giảm doanh thu trong năm, từ đó đưa ra những suy luận chuyên ngành để tìm hiểu về các biến động không hợp lý, bất thường trong năm. Nhờ đó, phỏng vấn để tìm ra nguyên nhân và đánh giá việc ghi nhận đó có hợp lý và tuân theo các quy định không. Ngoài ra, các chuyên gia cũng cho rằng một thủ tục không thể thiếu cần thực hiện đầy đủ và nghiêm ngặt, chính là thủ tục kiểm tra chi tiết. Mỗi công ty kiểm toán sẽ có những dẫn để thực hiện thủ tục khác nhau, nhưng đều dựa trên nguyên tắc cơ bản là chọn mẫu. Kiểm toán viên sẽ chọn ra một số giao dịch mang tính chất đại diện (có thể là cả giao dịch thường xuyên và bất thường của công ty) và thực hiện kiểm tra các chứng từ liên quan của doanh nghiệp. Các giám đốc kiểm toán khẳng định đã có không ít những trường hợp có sai sót trong ghi nhận đã được phát hiện

ra qua thủ tục này.

về việc xác định những nhân tố có ảnh hưởng đến việc quyết định các thủ tục kiểm toán đối với khoản mục doanh thu

Dựa vào kết quả tổng hợp sau khi phỏng vấn năm chuyên gia, tác giả đã phân loại

Hình 3.1: Sơ đồ những nhân tố ảnh hưởng tới việc xác định các thủ tục kiểm toán cho khoản mục doanh thu trên BCTC

Một chuyên gia đã chia sẻ rằng trong giai đoạn lập kế hoạch cần người kiểm toán

viên chú ý đến những đặc điểm mang tính chất riêng biệt của công ty khách hàng. Vì dụ chị sẽ chú ý đến bản chất kinh doanh của doanh nghiệp đó, tìm hiểu những kiến thức chung nhất của khách hàng cùng với quy trình ghi nhận doanh thu và chất lượng kiểm soát nội bộ ở đó. Từ những lưu ý đó để có thể cân nhắc các mức trọng yếu hoặc khả năng

xảy ra sai sót mang tính trọng yếu đối với phần doanh thu là cao hay thấp.

Trong khi đó, một ý kiến khác đã đề cập tới việc xác định những tiêu chí như chi phí và thời gian cần ra báo cáo của cuộc kiểm toán, vì đó là tiền đề quan trọng để các giám đốc kiểm toán quyết định về số lượng nhân sự, thời gian làm việc tại đơn vị khách hàng,... Những chỉ tiêu đó đều rất quan trọng trong việc xác định chất lượng của cuộc kiểm toán nói chung và phần kiểm toán khoản mục doanh thu nói riêng. Ví dụ khi thời gian ra báo cáo quá gấp cũng sẽ khiến cuộc kiểm toán gặp nhiều rủi ro có sai sót, để

Việc xác định mục đích thuê kiểm toán của khách hàng cũng được nêu ra như là một bước không thể bỏ qua đối với mỗi cuộc kiểm toán, phần lớn các kiểm toán viên tham gia phỏng vấn đều đề cập đến nhân tố này trong suốt cuộc phỏng vấn. Đối với những khách hàng kiểm toán năm đầu, các công ty kiểm toán đều cần thực hiện thêm một số thủ tục để đảm bảo tính thận trọng, đó là kiểm toán số liệu đầu năm. Lí do cần thêm những thủ tục này chủ yếu là cần đảm bảo rằng các số liệu đầu kỳ mà công ty khách

hàng sử dụng là đáng tin cậy, vì đối với một số chỉ tiêu mang tính chất thời điểm như tài sản, nợ phải trả thì đều cần tính toán theo công thức sau:

Giá trị cuối năm = Giá trị đầu năm ± Biến động trong năm

Bên cạnh đó, mục đích kiểm toán cũng đã được nêu ra với nhiều trường hợp, có khi doanh nghiệp thuê kiểm toán chỉ với mục tiêu cải thiện bộ máy quản lý và kiểm soát nội bộ của công ty, có khi các công ty không thuộc diện bắt buộc kiểm toán cũng muốn thuê kiểm toán vì trong tương lai có kế hoạch tham gia đầu tư, đấu thầu hoặc vay vốn. Với mỗi mục đích ví dụ trên, doanh nghiệp cũng sẽ có xu hướng gặp sai sót khi ghi nhận

doanh thu theo hướng khác nhau. Nhiệm vụ của kiểm toán viên khi đó là cẩn trọng tìm hiểu lí do, sau đó với trình độ và năng lực chuyên môn của mình để phán đoán ra những phần, những lỗi sai sót có thể xảy ra đối với doanh nghiệp trong quá trình ghi nhận doanh

thu.

Các giám đốc kiểm toán cũng đề cập tới những nhân tố cần chú ý đánh giá trong giai đoạn thực hiện kiểm toán. Đầu tiên các trưởng nhóm kiểm toán cần nắm rõ trình độ,

kỹ năng sở trường, điểm mạnh yếu và kinh nghiệm của mỗi thành viên trong nhóm kiểm

toán, từ đó đưa ra sự phân chia công việc thích hợp, phát huy tối đa ưu điểm của mỗi cá nhân đồng thời gia tăng sự gắn kết của cả nhóm khi làm việc. Chính vì vậy, trình độ, kinh nghiệm của kiểm toán viên lại một lần nữa được đề cập tới là một nhân tố tạo ra ảnh hưởng đáng kể đến việc xác định các thủ tục kiểm toán. Ngoài ra, việc có một trưởng

kết hợp hài hòa và chặt chẽ của một nhóm người, trong đó đóng vai trò quan trọng hơn cả chắc chắn là trưởng nhóm kiểm toán, người dẫn đầu, kết nối cả nhóm.

Sau tất cả các nhân tố được đề cập tới ở trên, việc đề cập tới một vài nhân tố chung

của nền kinh tế cũng đã được đưa ra để đánh giá mức độ ảnh hưởng của chúng tới việc xác định các thủ tục kiểm toán đối với khoản mục doanh thu. Tác giả đã được gợi ý nghiên cứu về sự ảnh hưởng của các quy định, hướng dẫn của Bộ Tài chính cũng như việc đánh giá tình hình kinh tế của xã hội tại thời điểm kiểm toán.

Cuối cuộc phỏng vấn, khi được hỏi về những biện pháp cần thực hiện để kiểm soát việc áp dụng các thủ tục kiểm toán doanh thu tại các công ty kiểm toán hiện nay, các giám đốc kiểm toán đều nhất trí rằng đây sẽ là một giai đoạn thay đổi dần dần và cần

sự đoàn kết nhất trí từ từng cá nhân, từng công ty kiểm toán lẫn cơ quan chính quyền cho liên quan như Bộ tài chính, Cơ quan Thuế Nhà nước, Ngân hàng Nhà nước,...

3.1.2 Ket quả cuộc khảo sát

Dựa vào kết quả thu thập được trong quá trình nghiên cứu, với khoảng 54.84% là

nữ giới và hơn 40% tổng số đó đã có chứng chỉ kiểm toán (cả Việt Nam và quốc tế).

Tỷ lệ giới tính tham gia khảo sát

■Nam

33.75

23.45

Cũng theo số lượng câu trả lời đã nhận được, khoảng 1/3 số kiểm toán viên đã có

kinh nghiệm làm việc hơn 2 năm và từng công tác tại các công ty kiểm toán thuộc khối Big Four.

■ Kinh nghiệm làm việc hơn 4 năm ■ Kinh nghiệm làm việc từ 2 - 4 năm ■ Kinh nghiệm làm việc ít hơn 2 năm

Hình 3.3: Tỷ lệ số năm kinh nghiệm làm việc của các kiểm toán viên tham gia khảo sát

Dữ liệu của các phiếu khảo sát cho thấy các kiểm toán viên khá không đồng tình với nhân tố giới tính có ảnh hưởng lên khả năng xác định mức trọng yếu của họ (với mức

điểm trung bình 2,3). Được hỏi về vấn đề này, một ý kiến đã cho rằng với cùng một hệ thống giáo dục, môi trường phát triển, khả năng tiếp thu và vận dụng của cả hai giới sẽ có mức độ tương đồng với nhau, sự chuyên nghiệp và tính chất nghiệp vụ của mỗi cá nhân trong việc xác định mức trọng yếu sẽ bị tác động bởi những yếu tố khác như sự hướng dẫn của các cấp trên trong công ty, hoặc do kinh nghiệm của họ. Cũng đề cập đến

kinh nghiệm làm việc, khoảng 83,1% các kiểm toán viên tham gia khảo sát cho rằng đây

là một yếu tố khá có tác động lên việc xác định rủi ro kiểm toán. Thực tế cho thấy đối với mỗi kiểm toán viên, kinh nghiệm công việc sẽ được tích lũy dần theo năm tháng, nhưng điều đó không đồng nghĩa với việc càng công tác nhiều năm trong lĩnh vực kiểm toán thì sẽ có nhiều kinh nghiệm, ở đây việc được tiếp xúc với nhiều lĩnh vực kinh doanh,

nhiều phân khúc khách hàng sẽ mang lại cho họ sự hiểu biết rõ hơn và lấy đó làm nền tảng cho những lần sau. Cùng với những nhân tố trên, các kiểm toán viên thấy rằng việc thiết kế các thủ tục kiểm toán phù hợp cũng bị ảnh hưởng bởi trình độ của mỗi cá nhân, được xác định dựa trên các chứng chỉ hành nghề được công nhận ở trong nước và quốc tế( với điểm trung bình 3,84) ví dụ như chứng chỉ CPA Việt Nam hoặc CPA Australia, chứng chỉ ICAEW ACA, ACCA,... Việc trau dồi những kiến thức chuyên môn đồng thời luôn cập nhật những sự thay đổi sẽ luôn giúp kiểm toán viên tính toán được những rủi ro mà doanh nghiệp hay gặp phải, từ đó nâng cao chất lượng dịch vụ và thỏa mãn những yêu cầu của khách hàng.

■ KTV có kinh nghiệm làm việc nhỏ hơn 2 năm

■ KTV có kinh nghiệm làm việc hơn 2 năm

10.7

32.1

KHÔNG ĐỒNG Ý

Hình 3.4: Mối quan hệ giữa nhân tố kinh nghiệm làm việc của KTV với mục đích thuê kiểm toán có ảnh hưởng tới việc áp dụng thủ tục kiểm toán cho khoản mục

doanh thu

Nhân tố Nhóm công ty thuộc Big Four

Nhóm công ty Non-Big Four

Thuê kiểm toán vì mục đích quản lý nội bộ

2,63 3,19

Hiệu quả và hiệu lực của kiểm soát nội bộ

4,57 4,64

Khoảng 42,8% kiểm toán viên cho rằng mục đích thuê kiểm toán của các doanh nghiệp không thuộc diện bắt buộc kiểm toán theo pháp luật sẽ có tác động đến tính trung thực và đáng tin cậy của các thông tin, dữ liệu khách hàng cung cấp để kiểm toán. Khoảng 75% câu trả lời khá đồng ý cho ý kiến này đến từ những kiểm toán viên đã công tác trong

nghề kiểm toán hơn 2 năm, họ cho rằng rủi ro đến từ việc làm “đẹp” báo cáo của công ty khách hàng để gây ấn tượng với ngân hàng (trong ví dụ nên trên).

Nguồn: Tác giả tổng hợp Bên cạnh đó, việc đánh giá và nâng cao hiệu quả quản lý nội bộ cũng là một nhân

tố được đưa ra và các kiểm toán viên cho rằng điều này không gây ảnh hưởng nhiều lên những thủ tục được thiết kế cho khách hàng (với điểm trung bình 2,63). Thực tế cho thấy

dù với mục đích kiểm toán gì thì những thủ tục cơ bản vẫn sẽ được duy trì trong cuộc kiểm toán, các kiểm toán viên đều cần thực hiện lần lượt theo trình tự: lên kế hoạch, thực

hiện thủ tục kiểm toán và phát hành báo cáo. Trong quá trình kiểm toán, việc tìm hiểu

Một phần của tài liệu nghiên cứu những nhân tố ảnh hưởng đến việc xác định các thủ tục kiểm toán cho khoản mục doanh thu trong kiểm toán BCTC do các CTY kiểm toán độc lập tại VN thực hiện (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(89 trang)
w