2.3.1. Tình hình thanh toán và khả năng thanh toán
2.3.1.1. Tình hình thanh toán
Việc theo dõi tình hình thanh toán của công ty dựa trên theo dõi về các khoản công nợ phải thu, phải trả. Từ đó, đưa ra kết luận về khả năng thanh toán, nhận xét và đánh giá tính chủ động của công ty. Các khoản công nợ có thể phát sinh với giá trị lớn nhưng không nên kéo dài dẫn đến tình trạng mất khả năng thanh toán của công ty. Như trên đã phân tích về các khoản phải thu và nợ phải trả, ta rút ra một cách chung nhất về tình hình công nợ:
Đối với các khoản phải thu của công ty, năm 2018 tăng nhanh và tăng đột biến, đến năm 2019 thì lại giảm xuống. Cụ thể, năm 2018 tăng 840,694,009 đồng ứng với 340.18% so với năm 2017. Năm 2019, giảm 564,552,371 đồng ứng với mức 51.9% so với năm 2018.
Đối với các khoản nợ phải trả, năm 2018, nợ ngắn hạn tăng 305,308,271 đồng ứng với 58.53% so với năm 2017 và năm 2019 khoản nợ ngắn hạn này lại giảm 295,589,341 đồng ứng với 35.75% so với năm 2018.
Bảng 6: Bảng phân tích các khoản vốn chiếm dụng và bị chiếm dụng 2017-2019
Vốn chiếm dụng 521,582,462 826,890,733 531,301,392 Tỷ lệ phần trăm vốn bị chiếm
dụng
(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp)
Dựa vào bảng 6 phân tích các khoản vốn chiếm dụng và bị chiếm dụng, ta thấy công ty không duy trì một tỷ lệ nhất định về phần trăm vốn bị chiếm dụng. Năm 2017, tỷ lệ vốn bị chiếm dụng chưa đến 50%, tuy nhiên đến năm 2018 thì tỷ lệ này vượt 100% đạt 131,56%, chứng tỏ các khoản phải thu đã vượt mức các khoản phải. Song năm 2019 lại giảm xuống xấp xỉ 100%. Cần duy trì tỷ lệ ở mức ổn định để có thể dễ dàng kiểm soát tuy nhiên, không được để tỷ lệ thấp và thời gian kéo dài sẽ dẫn đến tình trạng mất khả năng thanh toán và làm giảm uy tín của công ty.
2.3.1.2. Các chỉ số khả năng thanh toán
Để đưa ra các biện pháp nâng cao năng lực tài chính công ty cần phải phân tích cụ thể về các chỉ số khả năng thanh toán của công ty. Đây là chỉ số quan trọng giúp nhận định được công ty vận hành trơn tru và hiệu quả. Nếu không đảm bảo các chỉ số thanh toán sẽ dẫn đến tình trạng vỡ nợ các khoản vay đến ngày đáo hạn.
Chỉ tiêu Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 17-18 18-19
Giá trị Giá trị Giá trị Giá trị Giá trị
1. Tông tài sản 2,335,161,099 2,633,256,174 2,378,542,679 298,095,075 (254,713,495) 2. TSNH 1,906,796,304 2,289,159,867 2,118,714,860 382,363,563 (170,445,007) 3. Hàng tồn kho 1,087,633,348 923,634,511 1,390,503,810 (163,998,837) 466,869,299 4. Tông nợ phải trả 521,582,462 826,890,733 531,301,392 305,308,271 (295,589,341) 5. Nợ ngắn hạn 521,582,462 826,890,733 531,301,392 305,308,271 (295,589,341) 6. Tiên và tương đương tiên 509,482,708 216,290,525 162,984,946 (293,192,183) (53,305,579)
7. Hệ số KNTT tông quát =1/4 (lần) 418 318 418 (129) 129
8. Hệ số KNTT ngắn hạn =2/5 (lần) 3.66 ĨJ7 3.99 (0.89) 112
9. Hệ số KNTT nhanh= (2-3)/5 (lần) 157 165 L37 018 (0.28)
10. Hệ số KNTT bằng tiên=6/5 (lần) 018 016 011 (0.72) 015
11. Hệ số nợ trên tông tài sản=4/1 (lần) 022 0H 012 019 (0.09)
Bảng 7: Tổng hợp các chỉ số khả năng thanh toán giai đoạn 2017-2019
(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp)
Dựa vào bảng 7 tổng hợp các hệ số KNTT cho thấy khả năng thanh toán của công ty có xu hướng giảm trong giai doạn 2017-2018 nhưng được cải thiện trong năm 2019. Cụ thể các chỉ số KNTT:
Khả năng thanh toán tổng quát, năm 2018 giảm 1.29 lần so với năm 2017 nhưng đến năm 2019 lại tăng lên 1.29 lần so với năm 2018. Tuy nhiên, hệ số KNTT tổng quát của công ty trong cả 3 năm đều lớn hơn 1, chứng tỏ công ty có khả năng thanh toán tốt, đủ khả năng để chi trả cho các khoản nợ. Chỉ số khả năng thanh toán cao là do nguồn vốn công ty chủ yếu là vốn chủ sở hữu, tỷ lệ vốn vay ít nên nợ ngắn hạn nhỏ.
Khả năng thanh toán ngắn hạn, cũng như chỉ số thanh toán tổng quát, chỉ số này giảm 0.89 lần vào năm 2018 nhưng năm 2019 tăng 1.22 lần. Giai đoạn 2017- 2019, chỉ số duy trì lớn hơn 2, cho thấy công ty dư thừa chi trả cho các khoản nợ. Tuy nhiên năm 2017 và 2019 tỷ lệ này lớn hơn 2 nhiều cho thấy vốn lưu động còn ứ đọng trong khi tình trạng kinh doanh không được tốt.
Khả năng thanh toán nhanh, ngược với 2 chỉ số trên, năm 2018 chỉ số này lại tăng 0.08 lần so với 2017 và giảm 0.28 lần vào năm 2019. Tuy nhiên, hệ số thanh toán nhanh năm 2017-2019 đều lớn hơn 1, cho thấy khả năng thanh toán ngay các khoản nợ ngắn hạn cao nhưng bên cạnh đấy, doanh nghiệp đang bị ứ đọng vốn bằng tiền, vòng quay sử dụng vốn và hiệu quả sử dụng vốn chưa cao.
Khả năng thanh toán bằng tiền, chỉ số tăng giảm thất thường nhưng nhìn chung có xu hướng giảm và đều nhỏ hơn 1, cho thấy khả năng thanh toán bằng tiền cho các khoản vay chưa tốt.
Bên cạnh đó, hệ số nợ của công ty cả 3 năm đều thấp trong khoảng 20%- 30%. Vì nợ phải trả của công ty chủ yếu từ khoản phải trả người bán và không phát sinh các khoản vay tài chính nên hệ số nợ trên tổng tài sản thấp. Điều này cho thấy công ty chưa tận dụng được đòn bẩy tài chính. Tuy nhiên cũng có thể giúp công ty giảm bớt gánh nặng về nợ.