Nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn

Một phần của tài liệu 788 nâng cao năng lực tài chính công ty TNHH sơn hải đăng,khoá luận tốt nghiệp (Trang 77)

Nguồn vốn được coi là nền móng của doanh nghiệp, có nguồn vốn hợp lý và hiệu suất sử dụng nguồn vốn cao, hiệu quả là điều kiện giúp doanh nghiệp phát triển

bền vững hơn. Vậy nên, việc nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn của doanh nghiệp ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình phát triển của một doanh nghiệp.

Quản lý các khoản nợ phải trả

Ngoài việc quản lý các khoản phải thu, doanh nghiệp cũng cần quản lý các khoản phải trả vì nếu không kiểm soát chặt chẽ các khoản phải trả sẽ có thể ảnh hưởng tới uy tín doanh nghiệp, khả năng xoay vòng vốn của doanh nghiệp. Quản lý các khoản nợ phải trả theo từng khách hàng hoặc theo từng thời hạn như trong hợp đồng đã kí kết.

Bộ phận kế toán cần kiểm soát các khoản nợ đến hạn thanh toán để công ty thanh toán đúng hạn cho nhà cung cấp, giúp công ty duy trì được mối quan hệ và tạo niềm tin đối với nhà cung cấp. Từ đó có thể hưởng được những ưu đãi khi thanh toán đúng hạn, giảm thiểu được chi phí cho doanh nghiệp.

Nâng cao hiệu suất sử dụng vốn

Như đã phân tích ở trên, cơ cấu nguồn vốn chưa hợp lý, chủ yếu chỉ từ nguồn vốn góp chủ sở hữu, không tận dụng được nguồn vốn chiếm dụng từ bên ngoài nên không sử dụng triệt để được đòn bẩy tài chính vào hoạt động kinh doanh, làm cho tình hình kinh doanh trì trệ, không phát triển. Do đó, nhà quản lý cần phân tích và xem xét kĩ lưỡng công ty cần bao nhiêu vốn để phát triển, thời hạn sử dụng nguồn vốn, chi phí vay vốn,...và cân nhắc việc đi vay vốn dài hạn để mở rộng quy mô kinh doanh. Một số các giải pháp có thể cân nhắc:

- Sử dụng nguồn vốn chiếm dụng từ các nhà cung cấp: Với những nhà cung cấp nhỏ thì công ty có thể kí hợp đồng trong thời gian ngắn hạn. Đối với các nhà cung cấp lớn, có tiềm lực tài chính mạnh thì có thể đàm phán thời hạn thanh toán kéo dài hơn nhà cung cấp nhỏ lẻ. Từ đó, sử dụng nguồn vốn chiếm dụng được để quay vòng vốn, mở rộng quy mô sản xuất.

- Vay vốn từ tổ chức tín dụng: Xem xét vay vốn từ các ngân hàng, ngân hàng được coi là tổ chức tín dụng cung cấp nguồn vốn cho các doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn. Thực tế công ty chỉ có các khoản nợ ngắn hạn, công ty nên xem xét việc vay các khoản nợ có thời hạn dài hơn để sử dụng vì nợ ngắn hạn thời gian đáo hạn nhanh dẫn đến tình trạng nợ kéo dài, nếu công ty không có biện pháp quản lý hiệu quả thì dẫn đến mất uy tín đồng thời có thể

gây ra mất khả năng thanh toán ngắn hạn. Bên cạnh đó, các ngân hàng hiện nay cũng linh hoạt trong hoạt động tín dụng đối với các doanh nghiệp, linh hoạt trong việc cho các doanh nghiệp vay phù hợp với tình hình của doanh nghiệp.

- Một số nguồn vốn nhỏ lẻ khác: Tránh tình trạng vay nợ quá nhiều của một doanh nghiệp hoặc của các tổ chức tín dụng khác, ngoài ra có thể dùng vốn từ nguồn lợi nhuận giữ lại có doanh nghiệp. Vì giai đoạn 2017-2019, lợi nhuận công ty âm, hoạt động kinh doanh chưa tốt nên chưa có nguồn vốn từ lợi nhuận giữ lại. Tuy nhiên các năm tới công ty có thể thay đổi các chính sách tăng thu, giảm chi để mang lại lợi nhuận cao cho công ty. Ngoài ra còn một số khoản phải trả nhưng chưa cần thanh toán ngay như lương của CBCNV, các khoản phải trả trong nội bộ, ...những khoản này là những khoản có thể sử dụng mà không mất tiền lãi vay, được coi là những khoản “tài trợ miễn phí” cho nguồn vốn của công ty.

Cải thiên khả năng sinh lời trên vốn chủ sở hữu

Ta có phương trình Dupont

ROE = ɪɪɛ sθ s*n trθn vθn ch“ x sθ vòng Quay cua X ROS

sở hữu tài sản

Dựa vào phương trình, ta thấy để tăng ROE thì có thể đẩy mạnh doanh thu, giảm chi phí để cải thiện lợi nhuận của công ty. Ngoài ra, còn có thể cải thiện số vòng quay của tài sản hoặc thay đổi hệ số tài sản trên VCSH. Do đó, công ty cần có các biện pháp giảm chi phí, tăng doanh thu, tăng hiệu suất sử dụng tài sản của công ty vào hoạt động kinh doanh thông qua việc tăng số vòng quay tài sản. Hoặc có thể thay đổi cơ cấu tài chính bằng việc điều chỉnh các khoản nợ đi vay và khoản vốn từ vốn góp chủ sở hữu để tăng hệ số tài sản trên vốn chủ sở hữu.

3.2.3. Nâng cao lợi nhuận công ty

Trong thực tế, với 3 năm liên tiếp đều không lãi và các chỉ tiêu sinh lời ROE, ROA, ROS đều âm và có xu hướng âm tăng qua các năm cho thấy tình hình kinh doanh của công ty TNHH sơn Hải Đăng không tốt, cần có các đề xuất để tăng trưởng doanh thu, giảm bớt các chi phí để từ đó dần tối đa hóa lợi nhuận, cải thiện các chỉ số sinh lời của công ty.

Tăng trưởng doanh thu

Công ty cần tìm kiếm nguồn khách hàng tiềm năng, phân loại khách hàng, đối với khách hàng có sự uy tín cao thì có thể áp dụng một số chương trình chiết khấu để duy trì mối quan hệ với khách hàng. Đối với khách hàng hay thanh toán quá hạn thì cần phải có các biện pháp thu hồi con nợ một cách phù hợp.

Với khách hàng mới cần có các chương trình khuyến mãi để lôi kéo khách hàng sử dụng sản phẩm, dịch vụ của công ty, thực hiện các chính sách hỗ trợ khách hàng linh hoạt, đặc biệt là đối với khách hàng có tiềm năng lâu dài đối với công ty, bên cạnh đó cần phải quan tâm dịch vụ chăm sóc khách hàng sau khi sử dụng dịch vụ của công ty để duy trì mối quan hệ lâu dài với khách hàng.

Tuy nhiên, điều quan trọng nhất vẫn là phải đảm bảo chất lượng sản phẩm, dịch vụ để tạo uy tín trên thị trường. Giá cả phải chăng và đi kèm chất lượng tốt thì khách hàng sẽ uy tiên sử dụng sản phẩm dịch vụ của công ty, bên cạnh đó, công ty có thể tìm kiếm thêm những nguồn cung cấp các sản phẩm để làm phong phú thêm các sản phẩm của công ty, với nhiều mức giá để phù hợp với từng phân loại khách hàng.

Giảm thiểu chi phí

Bên cạnh tăng trưởng doanh thu thì đồng thời công ty cũng cần có các biện pháp nhằm giảm thiểu chi phí để đạt mức lợi nhuận tối đa. Đối với chi phí giá vốn, có thể tìm một số nguồn cung cấp giá tốt mà vẫn đảm bảo chất lượng hoặc làm việc với các nhà cung cấp về một số chính sách chiết khấu khi thanh toán đúng hạn, khi mua với số lượng lớn để giảm thiểu chi phí đầu vào.

Đối với chi phí bán hàng của công ty, công ty nên tập trung vào các sản phẩm được khách hàng ưa chuộng, khi đó sẽ giảm thiểu được chi phí quảng cáo cho sản phẩm, tuy nhiên vẫn đi kèm giới thiệu một số các sản phẩm kèm theo để khách hàng có nhiều sự lựa chọn. Ngoài ra cần chú trọng duy trì mối quan hệ với khách hàng cũ, từ đó giảm thiểu được những chi phí về mặt tìm kiếm, đầu tư cho khách hàng mới.

Đối với những chi phí trong quản lý doanh nghiệp, công ty nên có những chính sách đãi ngộ cho nhân viên để nhân viên có động lực làm lâu dài, công ty sẽ không cần phải thay mới nhân viên, từ đó giảm bớt thời gian, chi phí đào tạo cho

người mới và nhân viên làm lâu năm sẽ quen việc và hiệu quả cao hơn. Bên cạnh đó, công ty có thể sử dụng công nghệ hiện đại vào quản lý doanh nghiệp để giảm bớt chi phí thuê nhân công, giả sử về bộ phận kế toán có thể sử dụng các phần mềm kế toán để hạch toán giúp công ty tránh những sai sót, kiểm soát được dễ dàng nhanh chóng.

3.3. Một số kiến nghị nhằm nâng cao năng lực tài chính công ty

Kiến nghị với nhà nước

Cần có hệ thống pháp luật chặt chẽ, tránh tình trạng lợi dụng những sơ hở trong luật pháp để làm ăn phi pháp ảnh hưởng đến các doanh nghiệp trong nền kinh tế nói chung và các doanh nghiệp trong cùng ngành công ty TNHH sơn Hải Đăng nói riêng.

Cần có những chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Nên có các chính sách ưu đãi về thuế, khuyến khích các doanh nghiệp mở rộng sản xuất để có thể phát triển và cạnh tranh được với hàng nhập khẩu.

Hỗ trợ các doanh nghiệp trong quá trình huy động vốn, các thủ tục hành chính nên đơn giản hóa để tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong quá trình vay vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh.

Cung cấp những thông tin cụ thể, chính xác về chỉ tiêu của các ngành, giúp doanh nghiệp có thể kịp thời theo dõi và điều chỉnh hoạt động của công ty. Bên cạnh đó, có thể mở các lớp đào tạo chuyên môn nghiệp vụ cho các cán bộ trong doanh nghiệp, giải đáp thắc mắc trực tuyến để tiết kiệm thời gian cho các doanh nghiệp.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Dựa vào những phân tích cụ thể trong chương 2, trong chương 3 này em đưa ra một số quan điểm về định hướng, từng bước phát triển, tập trung vảo khâu bán hàng, có thể vay thêm vốn, duy trì khả năng thanh toán ổn định, ngoài ra cần tìm kiếm thêm nguồn khách hàng mới, mở rộng quan hệ hợp tác,...

Và trong chương 3, cũng đề ra một số các giải pháp khắc khục tình trạng hoạt động yếu kém của công ty. Các giải pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản, nguồn vốn, cải thiện kết quả hoạt động kinh doanh, thêm vào đó cần khắc phục một số lỗi trong việc phân tích năng lực tài chính công ty TNHH sơn Hải Đăng.

KẾT LUẬN CHUNG

Năng lực tài chính của một công ty là vô cùng quan trọng, việc nghiên cứu năng lực tài chính giúp công ty đánh giá được tình trạng hiện tại và đưa ra các hướng giải quyết kịp thời giúp nâng cao năng lực tài chính công ty.

Trong tình trạng nền kinh tế hiện nay, việc cạnh tranh giữa các công ty vô cùng gay gắt, nếu không có nguồn tài chính vững mạnh thì khó có thể đối chọi với các đối thủ trên thị trường. Sau một thời gian nghiên cứu về các chỉ tiêu năng lực tài chính của công ty và đưa ra các nhận xét, giải pháp nâng cao năng lực tài chính cho công ty TNHH sơn Hải Đăng, đề tài “Nâng cao năng lực tài chính công ty TNHH sơn Hải Đăng” đã được hoàn thiện. Dưới sự giúp đỡ tận tình của Ths. Nguyễn Quỳnh Trang, những nội dung cần nghiên cứu và phân tích đã được thể hiện đầy đủ trong bài khoá luận.

Bài khóa luận đã thu lại được những kết quả: Đã hệ thống lại cơ sở lý luận chung về phân tích khả năng tài chính, các chỉ tiêu, các nội dung có liên quan đến phân tích năng lực tài chính doanh nghiệp, từ đó làm tiền đề cho việc phân tích cụ thể tình hình công ty TNHH sơn Hải Đăng giai đoạn 2017-2019. Dựa vào kết quả phân tích, chỉ ra được những mặt còn hạn chế về tài chính và đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao năng lực tài chính của công ty trong giai đoạn tới.

Qua nghiên cứu về tình hình năng lực tài chính của công ty cho thấy công ty còn nhiều hạn chế, tình hình kinh doanh không lạc quan và còn yếu kém. Mặc dù có cơ cấu tài sản ổn và khả năng thanh toán tốt nhưng vẫn còn nhiều thiếu sót: Cơ cấu vốn chưa hợp lý, chi phí cao và doanh thu thấp, có xu hướng giảm làm cho lợi nhuận của công ty luôn ở tình trạng thua lỗ, khả năng sinh lời mang giá trị âm, hiệu suất sử dụng tài sản chưa cao,...

Chính vì còn nhiều yếu kém nên trong thời gian tới, công ty cần có những hướng đi kịp thời và chính xác, cố gắng duy trì và phát huy những điểm mạnh, song song triển khai các giải pháp: Thay đổi cơ cấu vốn hợp lý, chú trọng khâu bán hàng để tăng doanh thu, sử dụng các giải pháp giảm thiểu chi phí, tăng khả năng sinh lời và hiệu suất sử dụng tài sản.

Hi vọng dựa vào các giải pháp được đề ra, trong thời gian tới, công ty TNHH sơn Hải Đăng có thể ngày càng hoàn thiện và nâng cao được năng lực tài chính của

công ty, phát triển thị trường tiêu thụ, tìm kiếm thêm nhiều nguồn khách hàng mới, tạo được tên tuổi trên thị thường và có được nền tảng tài chính vững chắc.

Tuy nhiên, trong quá trình nghiên cứu không tránh khỏi sai sót và khuyết điểm, em mong thầy cô có thể góp ý để bài khóa luận của em được đầy đủ và hoàn thiện hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Công ty TNHH sơn Hải Đăng (2017), Bộbáo cáo tài chính

năm 2017.

2. Công ty TNHH sơn Hải Đăng (2018),Bộbáo cáo tài chính

năm 2018.

3. Công ty TNHH sơn Hải Đăng (2019),Bộbáo cáo tài chính

năm 2019.

4. Phạm Thị Vân Anh (2012), Giải pháp nâng caonăng lực tài chính của doanh nghiệp vừa và nhỏ, Luận án tiến sĩ kinh tế, Học viện Tài Chính.

5. PGS.TS Nguyễn Năng Phúc (2011), Giáo trình phân tích báo cáo tài chính, Nhà xuất bản Đại học kinh tế quốc dân, Hà Nội.

6. Nghiên cứu những nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng Phân tích tài chính doanh nghiệp(2018), truy cập ngày 20 tháng 4 năm 2020, từ

<http://hoiketoanhcm.org.vn/vn/trao-doi/nghien-cuu-nhung-nhan-to-anh-huong- den-chat-luong-phan-tich-tai-chinh-doanh-nghiep/>.

CHỈ TIÊU Mã số

Thuyết

minh Số cuối năm Số đầu năm

1 2 3 4 5

TÀI SẢN

I. Tiền và các khoản tương đương tiền 110 509,482,708 733,152,493

II. Đầu tư tài chính 120 0 0

1. Chứng khoán kinh doanh 121 0 0 2. Đâu tư năm giữ đên ngày đáo hạn 122 0 0 3. Đâu tư góp vốn vào đơn vị khác 123 0 0 4. Dự phòng tổn thất đâu tư tài chính (*) 124 0 0

III. Các khoản phải thu 130 247,131,731 359,921,717

1. Phải thu của khách hàng 131 246,141,731 288,754,210 2. Trả trước cho người bán 132 990,000 71,167,507 3. Vốn kinh doanh ở đơn vị trực thuộc 133 0 0 4. Phải thu khác 134 0 0 5. Tài sản thiêu chờ xử lý 135 0 0 6. Dự phòng phải thu khó đòi (*) 136 0 0

IV. Hàng tồn kho 140 1,087,633,348 831,455,031

1. Hàng tồn kho 141 1,087,633,348 831,455,031 2. Dự phòng giảm giả hàng tồn kho (*) 142 0 0

V. Tài sản cố định 150 428,364,795 0

- Nguyên giá 151 505,610,909 0 PHỤ LỤC

66

Phụ lục 1: Bảng cân đối kế toán năm 2017 Công ty TNHH sơn Hải Đăng

BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN Tại ngày 31/12/2017

- Nguyên giá 161 0 0 - Giá trị hao mòn lũy kê (*) 162 0 0

VII. XDCB dở dang 170 0 0

VIII. Tài sản khác 180 62,548,517 3,917,575

1. Thuê GTGT được khâu trừ 181 53,018,683 3,917,575 2. Tài sản khác 182 9,529,834 0 TÔNG CỘNG TÀI SẢN (200=110+120+130+140+150+160+170+1 80) 200 2,335,161,099 1,928,446,816 NGUỒN VỐN I. Nợ phải trả 300 521,582,462 112,681,496 1. Phải trả người bán 311 462,782,462 43,881,496 2. Người mua trả tiên trước 312 58,800,000 68,800,000 3. Thuê và các khoản phải nộp Nhà nước 313 0 0 4. Phải trả người lao động 314 0 0 5. Phải trả khác 315 0 0 6. Vay và nợ thuê tài chính 316 0 0 7. Phải trả nội bộ vê vốn kinh doanh 317 0 0 8. Dự phòng phải trả 318 0 0 9. Quỹ khen thưởng, phúc lợi 319 0 0 10. Quỹ phát triển khoa học và công nghệ 320 0 0

II. Vốn chủ sở hữu 400 1,813,578,637 1,815,765,320

1. Vốn góp của chủ sở hữu 411 1,900,000,000 1,900,000,000 2. Thặng dư vốn cổ phần 412 0 0

3. Vốn khác của chủ sở hữu 413 0 0 4. Cổ phiêu quỹ (*) 414 0 0 5. Chênh lệch tỷ giá hối đoái 415 0 0 6. Các quỹ thuộc vốn chủ sở hữu 416 0 0

Một phần của tài liệu 788 nâng cao năng lực tài chính công ty TNHH sơn hải đăng,khoá luận tốt nghiệp (Trang 77)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(96 trang)
w