Bảo hiểm thất nghiệp

Một phần của tài liệu 327 hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty TNHH xu hướng công nghệ số DGT,Khoá luận tốt nghiệp (Trang 25)

7. Kết cấu khóa luận

1.3.2.3. Bảo hiểm thất nghiệp

Bảo hiểm thất nghiệp là loại bảo hiểm giúp đảm bảo quyền lợi, bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ mất việc hoặc nghỉ việc. Bên cạnh nhận được tiền thất nghiệp, người lao động cũng sẽ được hỗ trợ học nghề, tìm kiếm việc làm mới trên cơ sở người lao động và người sử dụng lao động cùng đóng vào quỹ Bảo hiểm thất nghiệp (Luật Việc làm 2013). Trong thời buổi kinh tế nhiều biến động,

khó khăn như hiện nay, trợ cấp thất nghiệp được ví là phao cứu sinh, chỗ dựa vật chất

và tinh thần cho người lao động trong quá trình tìm kiếm việc làm mới.

Theo Điều 57 Luật Việc làm 2013, mức đóng Bảo hiểm thất nghiệp hàng tháng

của người lao động và người sử dụng lao động như sau: - Người lao động đóng 1% tiền lương tháng;

- Người sử dụng lao động đóng 1% quỹ tiền lương tháng của những người lao động đang tham gia.

Theo Điều 81 Luật BHXH, người thất nghiệp được hưởng bảo hiểm thất nghiệp khi có đủ các điều kiện sau đây:

- Đã đóng BHTN đủ 12 tháng trở lên trong thời gian hai mươi bốn tháng trước khi thất nghiệp.

- Đã đăng ký thất nghiệp với tổ chức BHXH.

- Chưa tìm được việc làm sau 15 ngày kể từ ngày đăng ký thất nghiệp.

Theo điều 82 Luật BHXH, mức trợ cấp thất nghiệp hàng tháng bằng 60% mức

Kinh phí công đoàn là nguồn tài trợ cho hoạt động đoàn ở các cấp. Theo chế độ hiện hành, kinh phí công đoàn được trích theo tỷ lệ 2% trên tổng số tiền lương mà

doanh nghiệp phải trả cho người lao động. Khi trích kinh phí này thì ½ sẽ được nộp cho công đoàn cấp trên và ½ để lại cho hoạt động công đoàn ở doanh nghiệp.

Phương thức đóng kinh phí công đoàn:

- Đóng theo tháng, mỗi tháng một lần cùng thời điểm đóng BHXH bắt buộc cho người lao động.

- Tổ chức, doanh nghiệp nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp: Đóng theo tháng hoặc theo quý một lần cùng với thời điểm đóng BHXH bắt buộc cho người lao động.

- Đóng tại tại Liên đoàn Lao động quận/huyện nơi đặt trụ sở. Mức phân bổ:

- 69% tổng số thu kinh phí công đoàn do công đoàn cơ sở tại doanh nghiệp sử dụng.

- 31% tổng số thu kinh phí công đoàn nộp công đoàn cấp trên.

1.3. Ke toán tiền lương và các khoản trích theo lương 1.4.1. Chứng từ sử dụng

Trong các doanh nghiệp, chứng từ sử dụng để hạch toán lao động tiền lương gồm:

- Bảng chấm công

- Bảng chấm công làm thêm giờ - Bảng thanh toán tiền lương - Bảng thanh toán tiền thưởng - Giấy đi đường

- Phiếu xác nhận công việc hoàn thành - Bảng thanh toán tiền làm thêm giờ

Bên Nợ Bên Có

- Bảng thanh toán tiền thuê ngoài - Hợp đồng giao khoán

- Biên bản thanh lý (nghiệm thu) hợp đồng giao khoán - Bảng kê trích nộp các khoản theo lương

- Bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội

Các chứng từ trên có thể sử dụng làm căn cứ ghi sổ kế toán trực tiếp hoặc làm

cơ sở để tổng hợp rồi mới ghi vào sổ kế toán.

1.4.2. Tài khoản sử dụng

Khi phản ánh tình hình thanh toán tiền lương và các khoản trích theo lương trong doanh nghiệp áp dụng thông tư số 200/2014/TT-BTC ban hành ngày 22 tháng 12 năm 2014, các tài khoản chủ yếu được kế toán viên sử dụng là:

- TK 334 Phải trả người lao động: theo dõi các khoản tiền lương, tiền thưởng, các khoản có tính chất tiền lương khác phải trả cho người lao động.

- TK 338 Phải trả, phải nộp khác: theo dõi các khoản trích theo lương + TK 3381: theo dõi kinh phí công đoàn

+ TK 3383: theo dõi bảo hiểm xã hội + TK 3384: theo dõi bảo hiểm y tế

+ TK 3386: theo dõi bảo hiểm thất nghiệp

- TK 335 Chi phí phải trả: phản ánh những khoản chi phí chưa phát sinh nhưng được tính trước vào chi phí sản xuất kinh doanh kì này để đảm bảo các khoản chi trả thực tế không gây đột biến cho chi phí sản xuất kinh doanh.

Ngoài ra kế toán còn sử dụng một số tài khoản khác có liên quan trong quá trình hạch toán như 111, 112, 138,...

1.4.2.1. Tài khoản 334: Phải trả người lao động

Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản phải trả và tình hình thanh toán các khoản phải trả cho người lao động của doanh nghiệp về tiền lương, tiền công, thưởng, bảo hiểm xã hội và các khoản phải trả khác thuộc về thu nhập của người lao động.

- Các khoản tiền lương, tiền công, tiền

thưởng có tính chất lương, bảo hiểm xã

hội và các khoản khác đã trả, đã chi, đã

ứng trước cho người lao động.

- Các khoản tiền lương, tiền công, tiền thưởng có tính chất lương, bảo hiểm xã hội và các khoản khác phải trả, phải chi cho người lao động.

Số dư bên Nợ (nếu có, rất hiếm): Phản ánh số tiền đã trả lớn hơn số phải trả về tiền lương, tiền công, tiền thưởng và các

Bên Nợ Bên Có - Các khoản đã nộp cho cơ quan

quản lý

- Các khoản đã chi về kinh phí công

đoàn

- Xử lý giá trị tài sản thừa thu - Kết chuyển doanh thu nhận

trước vào

doanh thu bán hàng tương ứng

- Trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y

tế,... theo tỷ lệ quy định

- Tổng số doanh thu nhận trước phát

sinh trong kì

- Các khoản phải nộp, phải trả hay hộ

- Giá trị tài sản thừa chờ xử lý Số dư bên nợ (nếu có): Số trả thừa, nộp

thừa Vượt chi chưa được thanh toán.

Số dư bên có: Số tiền còn phải trả, phải nộp và giá trị tài sản thừa chờ xử lý

Tài khoản 334 - Phải trả người lao động có 2 tài khoản cấp 2.

- Tài khoản 3341 - Phải trả công nhân viên; Phản ánh các khoản phải trả và tình

hình thanh toán các khoản phải trả cho công nhân viên của doanh nghiệp về tiền lương, tiền thưởng có tính chất lương, bảo hiểm xã hội và các khoản phải trả khác thuộc về thu nhập của công nhân viên.

- Tài khoản 3348 - Phải trả người lao động khác; Phản ánh các khoản phải trả và tình hình thanh toán các khoản phải trả cho người lao động khác ngoài công

nhân viên của doanh nghiệp về tiền công, tiền thưởng (nếu có) có tính chất về tiền công và các khoản khác thuộc về thu nhập của người lao động.

1.4.2.2. Tài khoản 338: Phải trả, phải nộp khác

hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, các khoản khấu trừ vào lương theo quyết định của toà án (tiền nuôi con khi li dị, nuôi con ngoài giá thú, án phí,...) giá trị tài sản thừa chờ xử lý, các khoản vay mượn tạm thời, nhận ký quỹ, ký cược ngắn hạn, các khoản thu hộ, giữ hộ...

Bên Nợ Bên Có - Các khoản chi trả thực tế phát

sinh đã

được tính vào chi phí phải trả - Số chênh lệch về chi phí phải

trả lớn

hơn số chi phí thực tế được ghi

- Chi phí phải trả dự tính trước và ghi nhận vào chi phí sản xuất, kinh doanh.

Số dư bên Có: Chi phí phải trả đã tính vào chi phí sản xuất, kinh doanh nhưng thực tế chưa phát sinh.

Tài khoản 338 chi tiết làm 6 khoản:

- TK 3381: Tài sản thừa chờ giải quyết - TK 3382: Kinh phí công đoàn

- TK 3383: Bảo hiểm xã hội - TK 3384: Bảo hiểm y tế

- TK 3385: Phải trả về cố phần hóa

- TK 3386: Bảo hiểm thất nghiệp (theo thông tư 200) - TK 3387: Doanh thu nhận trước

18 - TK 3388: Phải nộp khác

- TK 3389: Bảo hiểm thất nghiệp (theo thông tư 133)

1.4.2.3. Tài khoản 335: Chi phí phải trả

Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản phải trả cho hàng hóa, dịch vụ đã nhận được từ người bán hoặc đã cung cấp cho người mua trong kỳ báo cáo nhưng thực tế chưa chi trả do chưa có hóa đơn hoặc chưa đủ hồ sơ, tài liệu kế toán, được ghi

nhận vào chi phí sản xuất, kinh doanh của kỳ báo cáo. Tài khoản này còn phản ánh cả các khoản phải trả cho người lao động trong kỳ như phải trả về tiền lương nghỉ phép và các khoản chi phí sản xuất, kinh doanh của kỳ báo cáo phải trích trước.

Tài khoản 335 - Chi phí phải trả không có tài khoản cấp 2.

1.4.3. Hình thức sổ sách kế toán

Hình thức kế toán là hình thức tổ chức hệ thống sổ kế toán bao gồm cả sổ kế toán tổng hợp, sổ kế toán chi tiết, kết cấu mẫu sổ và quan hệ kiểm tra đối chiếu các loại sổ.

Hiện nay các doanh nghiệp có thể lựa chon vận dụng một trong bốn hình thức

- Nhật ký chung - Nhật ký sổ cái - Nhật ký chứng từ - Chứng từ ghi sổ

Tuỳ thuộc vào đặc điểm sản xuất kinh doanh, quy mô của doanh nghiệp, yêu cầu quản lý hạch toán mà các doanh nghịêp vận dụng hình thức sổ sao cho phù hợp.

Sơ đồ 1.1. Hình thức số sách kế toán tại DGT (Sinh viên tự tổng hợp)

1.4.4. Ke toán tiền lương và các khoản trích theo lương

- Tính tiền lương, các khoản phụ cấp theo quy định phải trả cho người lao động, tùy theo tính chất công việc, bộ phận làm việc mà ghi nhận vào TK chi phí, xây dựng cơ bản dở dang:

Nợ TK 241 - Xây dựng cơ bản dở dang Nợ các TK 622, 623, 627, 641, 642

Có TK 334 - Phải trả người lao động

- Khi xác định số tiền thưởng trả công nhân viên từ quỹ khen thưởng, ghi: Nợ TK 353 - Quỹ khen thưởng, phúc lợi

Có TK 334 - Phải trả người lao động - Khi xuất quỹ chi trả tiền thưởng, ghi:

Nợ TK 334 - Phải trả người lao động Có các TK 111, 112,.

- Tính tiền bảo hiểm xã hội (ốm đau, thai sản, tai nạn,...) phải trả cho công nhân

viên, ghi:

Nợ TK 338 - Phải trả, phải nộp khác (3383) Có TK 334 - Phải trả người lao động

- Tính tiền lương nghỉ phép thực tế phải trả cho công nhân viên, ghi: Nợ các TK 623, 627, 641, 642

Nợ TK 335 - Chi phí phải trả (đơn vị có trích trước tiền lương nghỉ phép)

Có TK 334 - Phải trả người lao động

- Các khoản phải khấu trừ vào lương và thu nhập của công nhân viên và người lao động khác của doanh nghiệp như tiền tạm ứng chưa chi hết, bảo hiểm y tế,

bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, tiền thu bồi thường về tài sản thiếu theo quyết định xử lý, ghi:

Nợ TK 334 - Phải trả người lao động Có TK 141 - Tạm ứng

- Tính tiền thuế thu nhập cá nhân của công nhân viên và người lao động khác của doanh nghiệp phải nộp Nhà nước, ghi:

Nợ TK 334 - Phải trả người lao động

Có TK 333 - Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước

- Khi ứng trước hoặc thực trả tiền lương, tiền công cho công nhân viên và người

Nợ TK 334 - Phải trả người lao động Có các TK 111, 112,...

- Thanh toán các khoản phải trả cho công nhân viên và người lao động khác của

doanh nghiệp, ghi:

Nợ TK 334 - Phải trả người lao động Có các TK 111, 112,...

- Trường hợp trả lương hoặc thưởng cho công nhân viên và người lao động khác

của doanh nghiệp bằng sản phẩm, hàng hoá, kế toán phản ánh doanh thu bán hàng không bao gồm thuế GTGT, ghi:

Nợ TK 334 - Phải trả người lao động

Có TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp

- Khi xác định được số phải trả cho công nhân viên và người lao động của doanh

nghiệp, ghi:

Nợ các TK 622, 623, 627, 641, 642

Có TK 334 - Phải trả người lao động (3341, 3348)

- Khi chi trả cho công nhân viên và người lao động của doanh nghiệp, ghi:

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Chương 1 đã trình bày những nội dung cơ bản nhất về tiền lương và các khoản

trích theo lương đồng thời cũng trình bày được các khái niệm, chứng từ kế toán, hình

thức sổ sách kế toán và phương pháp kế toán phần hành này. Cơ sở lý luận chung ở chương 1 đã tạo tiền đề phân tích thực trạng công tác kế toán tiền lương và các

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY TNHH XU HƯỚNG CÔNG NGHỆ

SỐ DGT

2.1. Tổng quan về Công ty TNHH Xu hướng Công nghệ số DGT 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển

Công ty TNHH Xu hướng Công nghệ số DGT chính thức thành lập với giấy phép kinh doanh số 0108427485 do Sở Ke hoạch Đầu tư Hà Nội cấp:

- Tên công ty: Công ty TNHH Xu hướng Công nghệ số DGT - Tên giao dịch: DGT TECH CO.,LTD

- Tên viết tắt: DGT TECH CO.,LTD - Đại diện pháp luật: ông Lê Xuân Hưng - Ngày cấp giấy phép: 07/09/2018 - Ngày hoạt động: 07/09/2018 - Mã số thuế: 0108427485

- Địa chỉ: Số nhà 25 ngách 122/46/14, đường Kim Giang, phường Đại Kim, quận Hoàng Mai, Hà Nội.

DGT là công ty chuyên kinh doanh các thiết bị máy tính, linh kiện điện thoại và thiết bị ngoại vi tại Hà Nội. Doanh nghiệp được thành lập từ năm 2018. Với mục tiêu phát triển bền vững, DGT phấn đấu trở thành nhà phân phối chuyên sâu về các sản phẩm - dịch vụ CNTT và IoT (Internet vạn vật), có uy tín và vị thế tại thị trường Việt Nam; xây dựng thương hiệu phân phối sản phẩm và dịch vụ chuyên nghiệp. Sứ mệnh của DGT là luôn hướng tới cung cấp các sản phẩm - dịch vụ chuyên nghiệp cho khách hàng; cam kết mang lại giá trị tốt nhất cho các thành viên; tạo môi trường làm việc chuyên nghiệp, thân thiện, cơ hội phát triển nghề nghiệp và lợi ích xứng đáng cho mọi nhân viên của doanh nghiệp. Trong quá trình kinh doanh, DGT luôn cam kết:

- Đặt chữ tín lên hàng đầu, nỗ lực để đảm bảo thực hiện đúng hoặc cao hơn cam

kết về sản phẩm và chất lượng dịch vụ, tiến độ thực hiện với khách hàng. - Coi trọng khách hàng và lấy khách hàng làm trọng tâm, tiếp thu các đóng góp

của khách để ngày càng nâng cao vị thế và năng lực cạnh tranh trên thị trường,

coi sự hài lòng của khách hàng là thước đo thành công của doanh nghiệp. - Xây dựng đội ngũ nhân sự chuyên nghiệp - sáng tạo.

- Lấy chất lượng làm lợi thế cạnh tranh.

2.1.2. Đặc điểm sản xuất và hoạt động kinh doanh

DGT là doanh nghiệp kinh doanh tương đối đa dạng các mặt hàng trong lĩnh vực Công nghệ thông tin nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. DGT

chuyên phân phối nhiều dòng máy thiết bị linh kiện laptop, máy tính để bàn, các linh kiện, phụ kiện, kỹ thuật số, camera, các thiết bị ngoại vi ... của nhiều hãng công nghệ

nổi tiếng trên thế giới như Acer, HP, Samsung, Apple, Asus, LG, Dell, TEAM, Motospeed.

Bên cạnh đó, DGT cũng cung cấp dịch vụ bảo hành và bảo trì cho các loại linh

kiện máy tính để bàn, máy tính xách tay, máy in,. cho khách hàng. Doanh nghiệp hoạt động từ thứ 2 đến thứ 7 hàng tuần, cung cấp dịch vụ bảo hành và bảo trì tận nơi,

nhằm bảo đảm tối ưu hóa năng lực các máy móc, thiết bị của khách hàng.

Sơ đồ 2.1. Bộ máy quản lý công ty DGT

Một phần của tài liệu 327 hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty TNHH xu hướng công nghệ số DGT,Khoá luận tốt nghiệp (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(84 trang)
w