Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các

Một phần của tài liệu 327 hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty TNHH xu hướng công nghệ số DGT,Khoá luận tốt nghiệp (Trang 76)

7. Kết cấu khóa luận

3.3. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các

các khoản

trích theo lương tại Công ty TNHH Xu hướng Công nghệ số DGT 3.3.1. Kiến nghị với doanh nghiệp

Để hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại doanh nghiệp, em xin được đề xuất những kiến nghị sau:

Về bộ máy kế toán, công ty nên tổ chức, bố trí lại lao động cho phù hợp với nội dung công việc, quy trình công nghệ để tận dụng khả năng lao động và phân phối

tiền lương theo hiệu quả đóng góp một cách chính xác, công bằng. Hơn nữa, doanh nghiệp cần phải xác định nghiên cứu công việc, phạm vi trách nhiệm, tiến độ công việc cho từng nhân viên kế toán cụ thể; xây dựng hệ thống kiểm soát số lượng và chất

lượng lao động, số lượng và chất lượng công việc đã hoàn thành, để công việc được giao cho mọi người được thực hiện trôi chảy, không bị chồng chéo.

Về chất lượng dịch vụ, đơn vị nên chú trọng đầu tư và hoàn thiện cơ sở vật chất cũng như nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng, tuyển dụng, kiểm tra, đánh giá chất lượng nhân viên thường xuyên để có thể đảm bảo quyền lợi cho người tiêu dùng, tạo niềm tin với khách hàng, hạn chế các trường hợp khách hàng từ chối sử dụng sản phẩm của công ty, ảnh hưởng tới doanh thu, lợi nhuận của công ty, 61

phương án đề xuất từ bộ phận kế toán như đầu tư mua các phần mềm diệt virus, phần

mềm kế toán hiện đại giúp đảm bảo việc ghi nhận và hạch toán kế toán trên máy tính được chính xác, xuyên suốt, tránh trường hợp phần mềm bị lỗi, máy tính hỏng và bị mất dữ liệu kế toán quan trọng, hạn chế sai sót, nhầm lẫn.

Về chế độ lương thưởng, đãi ngộ cho cán bộ công nhân viên, doanh nghiệp nên chủ động cải thiện chế độ lương thưởng, đãi ngộ dành cho nhân viên để họ có thể

yên tâm cống hiến lâu dài và đóng góp cho sự tăng trưởng của công ty. Một số chế độ đãi ngộ doanh nghiệp có thể tham khảo thực hiện như: thưởng doanh số cao nhất, thưởng ngày lễ trong năm, thưởng sinh nhật,...

3.3.2. Kiến nghị với Bộ tài chính

Trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam đang ngày càng hội nhập cùng với nền kinh tế thế giới, Bộ Tài chính đã không ngừng cập nhật và đổi mới những quy định, thông tư liên quan đến các chuẩn mực kế toán Việt Nam VAS để đưa hệ thống chuẩn mực kế toán ngày càng tiệm cận với các chuẩn mực kế toán quốc tế IFRS. Tuy nhiên,

VAS và chế độ kế toán hiện nay vẫn chưa thật sự hòa hợp hoàn toàn với IAS/IFRS để đạt được sự tiệm cận với kế toán quốc tế. Tiến trình áp dụng IFRS không phải là dễ dàng với rất nhiều quốc gia, kể cả các quốc gia có nền kinh tế phát triển như Hoa Kì, Australia, Liên minh Châu Âu ... và quá trình này đối với Việt Nam cần phải có sự nỗ lực rất lớn đến từ nhiều phía bao gồm Nhà nước, các hiệp hội nghề nghiệp, các nhà nghiên cứu, trường đại học và những người làm kế toán tại doanh nghiệp. Việt Nam đã và đang có những nỗ lực chuyển đổi và nâng cấp hệ thống kế toán theo hướng

hòa hợp IAS/IFRS. Tuy nhiên, do những đặc thù riêng về cơ chế quản lý kinh tế, hệ thống luật pháp. nên Việt Nam chưa thể áp dụng hoàn toàn theo IFRS. Trước mắt, Việt Nam đã lựa chọn và áp dụng một số chuẩn mực thuộc IFRS, tiến tới thông qua hoàn toàn IFRS. Vì vậy, đối với từng thay đổi, Bộ Tài chính cần xem xét sự thay đổi cho phù hợp với hiện trạng kế toán Việt Nam và quốc tế hiện nay, đồng thời ban

Việc áp dụng IFRS giúp doanh nghiệp trình bày BCTC theo chuẩn quốc tế, giúp thông tin được chuẩn hóa, đơn giản dễ hiểu, điều này cũng làm tăng khả năng so sánh thông tin giữa các doanh nghiệp trên toàn thế giới trong bối cảnh hội nhập thông qua việc cung cấp cho các cơ quan nhà nước, nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư đến từ nước ngoài công cụ để so sánh tất cả hạng mục với cùng một ngôn ngữ chung, tiêu chuẩn chung là IFRS.

Hiện nay, các cơ sở đào tạo tại Việt Nam chưa có chương trình đào tạo IFRS một cách có hệ thống. Chỉ có một số tổ chức nghề nghiệp quốc tế như Hiệp hội Kế toán viên công chứng ở Anh (ACCA), Hiệp hội kế toán công chứng Úc (CPA Australia), Viện kế toán công chứng ở Anh cho các sinh viên đăng ký theo học. Một số công ty kiểm toán như các công ty Bigs 4 cũng có chương trình đào tạo nhân viên công ty tuy nhiên số lượng chuyên gia đào tạo chất lượng về IFRS ở Việt Nam còn yếu về số lượng và chất lượng. Bộ Tài chính cần tổ chức thêm các lớp bồi dưỡng, hướng dẫn chuyên sâu thực hiện các thay đổi này cho những cán bộ là lãnh đạo, các kế toán viên và kiểm toán viên trong các doanh nghiệp hoạt động tại Việt Nam để họ có thể áp dụng các quy định thay đổi sao cho đạt hiệu quả nhất và thích hợp với đặc điểm hoạt động kinh doanh của mình.

Sau khi đã bồi dưỡng những cán bộ tại doanh nghiệp về sự đổi mới trong các quy định, Bộ Tài chính cần thường xuyên cắt cử cán bộ xuống các doanh nghiệp để có thể kiểm tra và giám sát việc thực hiện các quy định liên quan đến chuẩn mực kế toán mới. Điều này giúp cho Bộ Tài chính có thể nắm bắt tình hình kế toán tại doanh nghiệp, tìm ra các hạn chế để kịp thời khắc phục và chủ động cập nhật thay đổi quy định. Từ đó, các doanh nghiệp cũng có thể dựa vào sự thay đổi trong quy định mà hoàn thiện chế độ kế toán của họ.

Việt Nam ngày càng xuất hiện nhiều các nhà đầu tư nước ngoài dẫn đến sự cần thiết trong việc áp dụng hệ thống chuẩn mực lập BCTC quốc tế IFRS. Do đó, Bộ Tài chính cần phải xem xét và có kế hoạch, lộ trình áp dụng các chuẩn mực quốc tế đó trong các doanh nghiệp Việt Nam trong tương lai. Điều này không chỉ giúp tăng

tính minh bạch thông tin trong các BCTC mà còn giúp thu hút được sự quan tâm đầu tư từ nước ngoài vào thị trường Việt Nam.

3.3.3. Kiến nghị với Hiệp hội Ke toán - Kiểm toán Viêt Nam (VAA)

Năm 1996, Hội Ke toán - Kiểm toán Việt Nam VAA chính thức được thành lập. Cho đến nay, với vai trò là một tổ chức nghề nghiệp hoạt động trong ngành kế toán, kiểm toán Việt Nam, VAA chịu trách nhiệm đào tạo và kiểm tra chất lượng nguồn nhân lực kế toán, kiểm toán của các cá nhân và doanh nghiệp tại Việt Nam. Không chỉ vậy, VAA còn đồng hành cùng với Bộ Tài chính soạn thảo và ban hành, cập nhật thay đổi các quy định, chuẩn mực kế toán tại Việt Nam. Vì vậy, để bộ máy kế toán Việt Nam vận hành hiệu quả hơn, em xin đề xuất một vài kiến nghị đối với VAA, cụ thể:

VAA cần tăng cường sự kết nối giữa các cá nhân và doanh nghiệp trong ngành

Kế toán - Kiểm toán, tạo nên một khối thống nhất phát triển với chất lượng, trình độ chuyên môn cao. Bên cạnh đó vẫn chủ động nâng cao phẩm chất, đạo đức nghề nghiệp

của các cá nhân và đơn vị hoạt động trong ngành. Không chỉ vậy, VAA cần thường xuyên thực hiện các cuộc kiểm tra, giám sát các hoạt động cũng như về chất lượng, trình độ chuyên môn kế toán tại các đơn vị và đặc biệt là luôn chú trọng đến việc kiểm tra phẩm chất, đạo đức nghề nghiệp của các nhân và đơn vị đó.

VAA cần đẩy mạnh hơn nữa cả về quy mô và lực lượng kiểm tra, giám sát tuân thủ pháp luật về kế toán kiểm toán thông qua hệ thống thanh tra, kiểm toán Nhà nước, kiểm toán độc lập; thu thập kịp thời những kiến nghị, đề xuất của các đơn vị kiểm tra, thanh tra, kiểm toán để hoàn thiện hệ thống pháp luật về kế toán kiểm toán, đảm bảo các văn bản pháp luật kế toán, kiểm toán ban hành có tính khả thi và đi vào thực tiễn cơ sở. Mặt khác, thông qua các tổ chức nghề nghiệp tăng cường kiểm tra giám sát chất lượng hành nghề kế toán, hành nghề kiểm toán, người không đủ năng lực hành nghề phải được thu hồi đăng ký kinh doanh và thu hồi chứng chỉ hành nghề,

Thời đại hiện nay là thời đại của công nghệ số, hoạt động kế toán kiểm toán cũng dần được tin học hóa và hiện đại hóa. Các giao dịch thanh toán và nghiệp vụ kế toán không gói gọn lại ở trong phạm vi một quốc gia mà đã mở rộng ra toàn thế giới. Dịch vụ kế toán cũng thực hiện qua biên giới. Do đó, bên cạnh việc hội nhập theo các

chuẩn mực kế toán, kiểm toán quốc tế thì các hoạt động dịch vụ cũng được xem xét chuẩn bị cho hội nhập. Mặt khác, các chuẩn mực kế toán và chuẩn mực kiểm toán Việt Nam cũng phải xem xét lại nhằm nhanh chóng hòa nhập với các chuẩn mực quốc

tế. Trong hoạt động tin học nhiều quốc gia trên thế giới đã thực hiện xây dựng và sử dụng phần mềm chuẩn. Việt Nam đã và đang hướng tới sử dụng các phần mềm như vậy. Các tập đoàn kinh tế Việt Nam đã mua và áp dụng phần mềm chuẩn Oracol. Đối

với hoạt động thu chi ngân sách, Bộ Tài chính cũng đã phối hợp cùng nhà thầu IBM triển khai áp dụng dự án TABMS theo phần mềm chuẩn. Như vậy, việc hoàn thiện hệ thống kế toán, kiểm toán, ban hành các văn bản pháp luật, biên soạn quy trình nghiệp vụ, tổ chức bộ máy kế toán phải hướng tới kế toán trên máy vi tính, kế toán sử dụng thống nhất các phần mềm chuẩn để đem lại hiệu quả cao nhất cho điều hành bộ máy kế toán.

Vấn đề con người trong công cuộc hoạch định chính sách và triển khai thực hiện công việc kế toán, kiểm toán là yếu tố quan trọng nhất. Để đảm bảo chất lượng, hiệu quả của hệ thống kế toán được vận hành thông suốt cần phải có đội ngũ kế toán có trình độ chuyên môn vững vàng, phù hợp với từng lĩnh vực, từng khâu công việc. Trước tiên, phải chú trọng đào tạo chuyên gia kế toán, họ chính là nòng cốt để hoạch định chính sách kế toán và là “cánh chim đầu đàn” trong việc tổ chức thực hiện công tác kế toán tại cơ sở. Bên cạnh đào tạo theo khung chương trình chuẩn, chính quy thì cũng phải có chương trình đạo tạo bổ sung cập nhật kiến thức, thông tin mới về kế toán cho họ. Vấn đề đào tạo cần chú ý đến đặc thù của nghề nghiệp kế toán, đó là đạo

đức nghề nghiệp, giỏi về chuyên môn nhưng phải trung thực, liêm chính, vô tư, khách

công việc kế toán và thực hành thành thạo máy vi tính. Sinh viên sau tốt nghiệp chuyên ngành kế kiểm khi ra công tác ở các đơn vị doanh nghiệp phải thực hiện thành

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Chương 3 đã đã đưa ra những biện pháp và kiến nghị với doanh nghiệp cũng như các

cấp chính quyền nhằm hoàn thiện hơn công tác kế toán TL và CKTTL tại doanh nghiệp. Với những ý kiến đã được nêu trong chương 3, em mong rằng sẽ giúp hoàn thiện hơn công tác kế toán tại đơn vị, có sự tác động tích cực tới sự phát triển của doanh nghiệp nói riêng và toàn bộ nền kinh tế nói chung.

KẾT LUẬN

Để phát triển và xây dựng doanh nghiệp vững mạnh trong một nền sản xuất hàng hoá nhiều thành phần theo cơ chế thị trường, tiền lương và các khoản trích theo lương thực sự phải thực hiện chức năng là đòn bẩy kinh tế, phải trở thành động lực chính làm tăng năng suất lao động, nâng cao hiệu quả công việc. Mỗi hình thức trả lương đều cho người lao động đều tồn tại những ưu điểm, nhược điểm riêng, vì vậy doanh nghiệp cần sáng suốt lựa chọn cho mình những hình thức trả lương phù hợp nhất, đảm bảo nguyên tắc phân phối theo lao động, tổng hoà giữa các lợi ích: nhà nước, doanh nghiệp và người lao động.

Công tác hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương đóng góp rất lớn trong công tác quản lý lao động. Nếu kế toán viên hạch toán đầy đủ, chính xác, nó sẽ trở thành động lực thúc đẩy người lao động nâng cao năng suất lao động, phát huy tính sáng tạo, góp phần hoàn thành tốt kế hoạch được giao - là phương thức đúng đắn

nhất để tăng thu nhập cho người lao động, tăng doanh thu cho chính doanh nghiệp, tích luỹ cho doanh nghiệp và cho toàn xã hội.

Hiện nay, việc hoàn thiện công tác kế toán tiền lương chính là nhiệm vụ lâu dài của các doanh nghiệp nói chung và Công ty TNHH Xu hướng Công nghệ số DGT

nói riêng để ngày càng làm tốt công tác quản lý lao động. Tuy nhiên, trong tình hình kinh tế hiện nay, các chế độ chính sách cũng như nhu cầu của người lao động không ngừng biến đổi để phù hợp với tình hình kinh tế mới. Để thích nghi nhanh chóng được

với sự biến đổi đó, các đơn vị, các doanh nghiệp cũng phải có những thay đổi theo để

ngày càng hoàn thiện công tác quản lý và xây dựng tiền lương.

Vì thời gian và kiến thức còn nhiều hạn chế, đặc biệt là thời gian tiếp xúc làm việc thực tế không nhiều nên khóa luận không tránh khỏi những sai sót và những giải

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Thông tư 200/2014/TT-BTC - Hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp 2. Giáo trình tại Học viện Ngân Hàng

3. Hoàng Thị Dung (2011), “Hoàn thiện quy chế trả luơng cho người lao động tại Báo

Đời sống và pháp luật”, luận văn thạc sĩ, Đại học Lao động - Xã hội

4. Nguyễn Văn Chiến (2005), “Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại

Công ty trách nhiệm hữu hạn Tân Trường Thành”, luận văn tốt nghiệp 5. Tài liệu của công ty TNHH Xu hướng Công nghệ số DGT do phòng kế toán

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN

(Đánh giá năng lực chuyên môn, năng lực nghiên cứu của sinh viên trong quá trình làm KLTN. Đánh giá nỗ lực và hiệu quả công việc, sự thường xuyên liên lạc của sinh

viên với GVHD...) Giảng viên hướng dẫn

Một phần của tài liệu 327 hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty TNHH xu hướng công nghệ số DGT,Khoá luận tốt nghiệp (Trang 76)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(84 trang)
w