> Trích lập dự phòng phải thu khó đòi
- Như đã nêu trong phần hạn chế kế toán không trích lập các khoản dự phòng phải thu khó đòi .
- Trên thực tế không phải khách hàng nào cũng thanh toán ngay, thanh toán đúng hạn cho công ty. Vì vậy để chủ động hơn trong việc sử dụng vốn kinh doanh và đảm bảo nguyên tắc thận trọng của công tác kế toán thì phải trích lập dự phòng cho các khoản chậm thanh toán hoặc không thể thu hồi vào chi phí quản lý doanh nghiệp trong kỳ.
+ Công ty phải có dự kiến các khoản nợ có khả năng khó đòi và không thể thu hồi đồng thời có một bảng phân tích tuổi nợ của các khoản nợ để trích lập các khoản dự phòng vào chi phí quản lý doanh nghiệp trong kỳ .
+ Sau khi lập dự phòng các khoản nợ phải thu khó đòi doanh nghiệp tổng hợp toàn bộ khoản dự phòng các khoản nợ vào bảng kê chi tiết căn cứ hạch toán vào chi phí QLDN.
- Bên cạnh đó công ty phải có chế độ gia hạn nợ cho khách hàng nếu như quá thời hạn mà công ty cho thêm thời gian thì khách hàng phải chịu một khoản lãi suất bằng lãi suất vay ngân hàng. Do đó việc sử dụng TK 139 “Dự phòng phải thu khó đòi” là cần thiết.
> Phân bổ chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp cho từng lĩnh vực kinh doanh
- Để có thể đánh giá được chính xác kết quả kinh doanh của từng lĩnh vực và đưa ra các chiến lược kinh doanh đúng đắn, kế toán cần phân bổ các loại chi phí cho từng dịch vụ cung cấp trong kỳ. Như vậy, việc quản lý cũng như quản trị doanh thu, chi
phí sẽ cụ thể, chi tiết hơn. Tiêu thức phân bổ có thể dựa trên tỉ lệ doanh thu ghi nhận trong kỳ kế toán.