Tổ chức bộ máy quản lý tại công ty

Một phần của tài liệu 316 hoàn thiện công tác kế toán các khoản phải thu và nợ phải trả tại công ty cổ phần techno việt nam corporation,khoá luận tốt nghiệp (Trang 32 - 35)

7. Kết cấu của đề tài

2.1.2. Tổ chức bộ máy quản lý tại công ty

* Cơ cấu tổ chức

Sơ đồ 2.1. Cơ cấu tổ chức của công ty

* Chức năng, nhiệm vụ từng bộ phận trong công ty

- Hội đồng quản trị

+ Xác định chiến lược cũng như đưa ra kế hoạch thực hiện các hoạt động SXKD của công ty.

+ HĐQT có quyền huy động vốn hoặc rút vốn; quyền bổ nhiệm hay bãi nhiệm các thành viên của Ban Giám đốc.

+ HĐQT không tham gia trực tiếp vào việc quản lý các hoạt động của công ty mà qua Ban Giám đốc để theo dõi và điều hành công ty.

- Ban Giám đốc

+ Tổng Giám đốc là người chịu sự theo dõi và chỉ đạo của HĐQT, là người chịu trách nhiệm trước HĐQT và trước pháp luật.

+ Phó Tổng Giám đốc: chịu trách nhiệm trước Tổng Giám đốc trong việc quản lý, giám sát hoạt động sản xuất, kinh doanh của các công ty thành viên.

- Bộ phận Dự án

+ Tiếp nhận các Dự án công nghiệp

+ Thu thập và lưu giữ các hồ sơ dự án cũng như các văn bản, hợp đồng liên quan của từng dự án.

+ Theo dõi tiến trình cũng như hoạt động của từng dự án và báo cáo lại cho BGĐ - Bộ phận Kế toán

+ Điều hành các chính sách tài chính, kế toán của công ty theo các qui định của công ty và của pháp luật.

+ Quản lý và điều hành các công việc thu - chi, sử dụng vốn, công nợ. + Thu thập các thông tin tài chính, kế toán và lập BCTC và báo cáo thuế. - Bộ phận Xuất nhập khẩu

+ Quản lý và thực hiện các hoạt động xuất - nhập khẩu. + Lập các báo cáo cho bên Hải quan.

+ Tham gia đề xuất những ý kiến đóng góp nhằm cải thiện chất lượng của hoạt động xuất - nhập khẩu trong công ty.

+ Quản lý các vấn đề liên quan đến nhân sự của công ty.

+ Tham gia công tác tổ chức và quản lý quy chế nội bộ của công ty. + Quản lý và thực hiện việc tổ chức hội thảo, hội nghị của công ty. + Lưu giữ, bảo quản và sử dụng con dấu công ty theo đúng qui định. - Bộ phận nghiên cứu và phát triển

+ Nghiên cứu và phát triển công nghệ sản xuất và sản phẩm.

+ Đảm bảo hoạt động SXKD của DN phù hợp với nhu cầu thị trường, với chiến lược phát triển của Hội đồng quản trị.

* Nhận xét chung về cơ cấu tổ chức của công ty

Công ty CP Techno Vietnam Corporation có cơ cấu tổ chức với các phòng ban được phân chia hợp lý về quyền và nghĩa vụ. Đồng thời, giữa các bộ phận của công ty luôn có sự giám sát và tương trợ lẫn nhau. Nhờ có cơ cấu tổ chức này, Ban Giám đốc của công ty có thể theo sát quá trình làm việc của các phòng ban, từ đó điều hành

công việc kinh doanh hiệu quả hơn. Ngoài ra, việc phân chia cơ cấu gồm nhiều bộ phận khác nhau giúp cho khối lượng công việc cũng được phân chia đồng đều và hợp

lý, các phòng ban có thể dễ dàng hỗ trợ lẫn nhau. Điều này giúp cho hoạt động SXKD

của công ty được vận hành chắc chắn và hiệu quả.

Một phần của tài liệu 316 hoàn thiện công tác kế toán các khoản phải thu và nợ phải trả tại công ty cổ phần techno việt nam corporation,khoá luận tốt nghiệp (Trang 32 - 35)