10. Cấu trúc của luận văn
3.4.2. Diễn biến cụ thể các tiến trình dạy học đã soạn thảo
* Ở lớp ĐC:
GV cộng tác TNSP soạn giáo án, tiến hành bài giảng theo trình tự thiết kế nhƣ SGK. Mặc dù GV đã cố gắng đƣa ra những câu hỏi gợi mở đối với HS, cho HS thảo luận một số vấn đề song phƣơng pháp giảng dạy chủ yếu là thuyết trình, diễn giảng. HS không có điều kiện để ôn lại kiến thức cũ, vận dụng những kiến thức đã học để đƣa ra khái niệm, giả thuyết mới. GV chỉ dừng ở mức độ thông báo, HS tiếp thu ở mức độ nhớ nội dung, không vận dụng đƣợc vào thực tế.
Không khí lớp học tẻ nhạt, đa số HS không có hứng thú học tập, trong giờ học chỉ có lác đác vài em giơ tay phát biểu xây dựng bài, khi vận dụng kiến thức thì các em còn bỡ ngỡ, lúng túng. Tuy nhiên GV cũng hoàn thành mục tiêu của bài học và HS thu nhận đƣợc kiến thức chỉ ở mức độ nhận biết, ghi nhớ máy móc, năng lực GQVĐ còn nhiều hạn chế.
* Ở lớp TN :
Chúng tôi thống nhất và thực hiện theo đúng tiến trình dạy học nhƣ đã soạn thảo theo hƣớng của đề tài nghiên cứu, vận dụng DHTH và các phƣơng pháp kỹ
thuật dạy học tích cực. Giao nhiệm vụ cho HS tìm câu trả lời, chia nhóm, hƣớng dẫn HS thảo luận. Tích hợp nhiều kiến thức cho một nội dung, đồng thời góp phần giáo dục tƣ tƣởng. Đƣa nội dung thực tế để HS vận dụng giải thích, từ đó phát triển năng lực GQVĐ, tự lực chiếm lĩnh kiến thức. Sử dụng ứng dụng của CNTT nhằm phát triển hứng thú và củng cố kiến thức của HS.
Trong hầu hết các hoạt động mà GV đề ra, HS hào hứng tham gia, các nhóm sôi nổi thảo luận, các em rất thích thú khi vận dụng kiến thức bài học vào thực tế, giờ học bớt căng thẳng mà vẫn đảm bảo đƣợc hiệu quả. HS hiểu thêm về tính trạng và QLDT của chúng, củng cố niềm tin vào khoa học, biết ứng dụng kiến thức sinh học vào cuộc sống thực tế tạo ra hứng thú bộ môn.