Các kiến thức Hóa học có thể sử dụng để tích hợp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tích hợp liên môn trong dạy chủ đề tính quy luật của hiện tượng di truyền, sinh học 12 theo hướng phát triển năng lực người học​ (Trang 41 - 43)

10. Cấu trúc của luận văn

2.4.3. Các kiến thức Hóa học có thể sử dụng để tích hợp

Trong dạy học Sinh học 12 THPT chúng ta có thể vận dụng rất nhiều các kiến thức Hóa học để dạy các kiến thức phần di truyền phân tử, phần biến dị cũng nhƣ tiến hóa của Sinh học 12. Nhƣ chúng ta đã biết, sự sống của tế bào phụ thuộc vào hàng ngàn phản ứng và tƣơng tác hóa học. Những phản ứng và tƣơng tác này phối hợp rất phức tạp và tinh vi theo không gian, thời gian và các thuộc tính sinh học,.... Nghiên cứu những tƣơng tác và phản ứng nhƣ vậy ở mức độ phân tử, sẽ giúp chúng ta giải đáp các câu hỏi cơ bản về hoạt động của tế bào sống.

Các loại liên kết hóa học:

- Liên kết hóa trị là liên kết đƣợc hình thành giữa các nguyên tử bằng một hay nhiều cặp điện tử (electron) dùng chung.

Ví dụ: Liên kết hóa trị đƣợc hình thành giữa các nucleotit

Hình 2.2: Sự hình thành liên kết hóa trị giữa các nucleotit

- Liên kết hidro là liên kết hoá học đƣợc hình thành bằng lực hút tĩnh điện yếu giữa một nguyên tử hyđro linh động với một nguyên tử phi kim có độ âm điện lớn, mang điện tích âm của phân tử khác hoặc trong cùng phân tử.

Trong phân tử ADN, liên kết hidro thể hiện trong nguyên tắc bổ sung giữa các bazo nitơ đứng đối diện

Hình 2.3. Liên kết hidro giữa các bazonito

Ảnh hƣởng của liên kết Hidro đến độ sôi, nhiệt độ nóng chảy: Liên kết hyđro liên phân tử làm tăng nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi, sức căng bề mặt và khả năng hoà tan vào nƣớc của chất. Các chất có liên kết hyđro nội phân tử sẽ giảm khả năng tạo liên kết hyđro liên phân tử, làm giảm nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi, khả năng hoá lỏng so với hợp chất có khối lƣợng phân tử tƣơng đƣơng nhƣng có liên kết hyđro liên phân tử. Ví dụ ADN: Nếu phân tử nào có càng nhiều cặp G-X thì càng bền vững hơn, do có nhiều liên kết hidro hơn.

- Liên kết peptit (-CONH-): đƣợc tạo thành do phản ứng kết hợp giữa nhóm α – carboxyl của một axitamin này với nhóm α- amin của một axitamin bên cạnh, bằng cách loại đi 1 phân tử nƣớc.

Hình 2.4. Liên kết peptit giữa các axitamin

Sản phẩm của phản ứng này là một dipeptit. Nếu 3, 4, 5 v.v. hoặc nhiều axitamin kết hợp với nhau, tạo thành các peptit có các tên tƣơng ứng là tripeptit, tetrapeptit, pentapeptit v.v. và polipeptit.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tích hợp liên môn trong dạy chủ đề tính quy luật của hiện tượng di truyền, sinh học 12 theo hướng phát triển năng lực người học​ (Trang 41 - 43)