Nghĩa của dạy học tích hợp liên môn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tích hợp liên môn trong dạy chủ đề tính quy luật của hiện tượng di truyền, sinh học 12 theo hướng phát triển năng lực người học​ (Trang 25 - 35)

10. Cấu trúc của luận văn

1.2.3. nghĩa của dạy học tích hợp liên môn

Mục tiêu giáo dục phổ thông là giúp HS phát triển toàn diện, chuẩn bị cho HS tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động. Để hiện thực mục tiêu đó, nội dung học vấn phổ thông thƣờng bao gồm nhiều môn học khác nhau, có mối quan hệ nhất định, nhiều khi là chặt chẽ. Tuy nhiên, trong thực tế dạy học, việc thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ của môn học, cũng nhƣ khai thác mối quan hệ giữa các môn

học đã không đƣợc quan tâm đúng mức. Điều đó dẫn đến chất lƣợng giáo dục phổ thông, mà biểu hiện cụ thể là NL vận dụng kiến thức vào thực tế, cũng nhƣ năng lực GQVĐ của HS bị hạn chế. Góp phần khắc phục những hạn chế này, nhiều nƣớc có nền giáo dục tiên tiến đã nghiên cứu và vận dụng lý thuyết sƣ phạm tích hợp hay DHTH.

Do bản chất của mối liên hệ giữa các tri thức khoa học: Các nhà khoa học cho rằng khoa học từ thế kỷ XX đã chuyển dần từ phân tích cấu trúc lên tổng hợp hệ thống nên xu thế dạy học trong nhà trƣờng là phát triển tri thức của HS xác thực và toàn diện. Quá trình dạy học phải liên kết, tổng hợp hóa các tri thức, đồng thời thay thế “tư duy cơ giới cổ điển” bằng “tư duy hệ thống”. Theo Xaviers Roegirs, nếu nhà trƣờng chỉ quan tâm dạy cho HS các khái niệm một cách rời rạc, thì nguy cơ sẽ hình thành ở HS “suy luận theo kiểu khép kín”, sẽ hình thành những con ngƣời “mù chức năng”, nghĩa là những ngƣời đã lĩnh hội kiến thức nhƣng không có khả năng sử dụng các kiến thức đó hàng ngày.

Góp phần giảm tải cho HS: DHTH giúp phát triển các NL, đặc biệt là trí tƣởng tƣợng khoa học và NL tƣ duy của HS, vì nó luôn tạo ra các tình huống để HS vận dụng kiến thức gần với cuộc sống. Nó cũng làm giảm sự trùng lặp các nội dung giữa các môn học, góp phần giảm tải nội dung học tập. Mặt khác, giảm tải học tập không chỉ là giảm thiểu khối lƣợng kiến thức môn học, hoặc thêm thời lƣợng cho việc dạy học một nội dung theo qui định. Phát triển hứng thú học tập cũng có thể đƣợc xem nhƣ một biện pháp giảm tải tâm lí học tập có hiệu quả và rất có ý nghĩa. Làm cho HS thấu hiểu ý nghĩa các kiến thức cần tiếp thu, tích hợp một cách hợp lí, có ý nghĩa các nội dung gần với cuộc sống hàng ngày vào môn học, từ đó tạo sự xúc cảm nhận thức, cũng sẽ làm cho HS nhẹ nhàng vƣợt qua các khó khăn nhận thức và việc học tập khi đó mới trở thành niềm vui, hứng thú của HS.

So sánh giữa chương trình DHTH với chương trình dạy học truyền thống:

Các tác giả Zhbamova, Rule, Montgomery và Nielsen sau khi tiến hành khảo sát và nghiên cứu về DHTH dọc, đã đƣa ra bảng so sánh – đối chiếu giữa DHTH dọc và dạy học theo kiểu truyền thống (dạy một môn học đơn thuần) nhƣ bảng dƣới đây:

Đặc thù Dạy học tích hợp Dạy học truyền thống

Hoạt động trong giờ học

Làm việc theo nhóm Làm việc cá nhân

Phƣơng pháp giảng dạy

Nhiều phƣơng pháp cải tiến giảng dạy thông qua phƣơng tiện kỹ thuật

Giảng dạy trực tiếp, ít dùng phƣơng tiện kỹ thuật

Phƣơng pháp phản hồi Nhiều phản hồi tích cực từ giáo viên Ít phản hồi tích cực từ giáo viên

Câu hỏi Dựa theo sự lựa chọn của học sinh

Chỉ tập trung vào sự kết nối từ kiến thức đã học

Vai trò của giáo viên

Hƣớng dẫn hoạt động theo nhóm, liên môn và cải thiện các hoạt động của học sinh

Kết nối kiến thức mới với kiến thức trƣớc đó Vai trò của học sinh Đƣợc lựa chọn, quyết định và học tập nhƣ là một thành viên trong nhóm

Theo hƣớng dẫn của giáo viên, nhớ các kiến thức đã học đƣợc, làm việc một mình Bảng trên cho thấy, ƣu thế nổi bật của chƣơng trình DHTH so với dạy học truyền thống. Wraga nhấn mạnh rằng DHTH làm cho việc học có nhiều ý nghĩa hơn khi xét theo góc độ liên kết HS và HS, HS và GV, liên kết các môn học, độ phức hợp và GQVĐ. Trên bình diện của HS, HS cảm thấy hứng thú hơn vì đƣợc thể hiện NL của chính mình.

Một ƣu điểm khác của chƣơng trình DHTH là khuyến khích HS có động cơ học tập (motivantion). Marshall cho rằng chƣơng trình tích hợp chú trọng nhu cầu tiếp thu kiến thức phù hợp với nhu cầu của HS; HS sẽ đƣợc học cái mình cần và yêu thích, ngƣời ta gọi đó là bằng “động cơ nội tại” (intrinsic motivation). Chính vì có động cơ học tập mà việc học trở nên nhẹ nhàng và thích thú hơn.

Ngoài ra, chƣơng trình DHTH có độ phức tạp cao hơn so với chƣơng trình dạy học truyền thống. Cho nên vai trò của GV trở nên năng động và quan trọng hơn. Trong dạy học truyền thống, vai trò của ngƣời GV tƣơng đối đơn giản với việc soạn giáo án. Còn đối với DHTH, vai trò của GV nặng nề hơn nhiều vì phải thực hiện nhiều công đoạn, không chỉ soạn giáo án mà còn phải thiết kế nội dung dạy

học nhƣ thế nào để tạo sự liên kết các môn học một cách phù hợp theo nhu cầu của HS. Một ƣu điểm khác của chƣơng trình DHTH chính là để đáp ứng động cơ nội tại của HS, GV cần có những phản hồi tích cực (positive feedback) đối với HS, giúp HS có thêm nhiều trạng thái tích cực trong học tập. Chƣơng trình DHTH giúp HS có nhiều cơ hội làm việc theo nhóm, việc học tập và làm việc theo nhóm tạo nên bầu không khí thân thiện, đoàn kết, học hỏi lẫn nhau (share – learning).

1.3. Cơ sở thực tiễn

Để tìm hiểu thực trạng của việc tích hợp kiến thức liên môn ở trƣờng THPT hiện nay chúng tôi tiến hành khảo sát GV và HS tại trƣờng THPT Lý Tự Trọng trên địa bàn huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định. Cụ thể:

- Mục tiêu khảo sát: Đánh giá mức độ thƣờng xuyên của công tác tích hợp kiến thức liên môn đối với GV và HS tại trƣờng THPT Lý Tự Trọng.

- Khách thể:

+ 68 GV sinh học THPT trên địa bàn huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định.

+ 450 HS khối 12 trƣờng THPT Lý Tự Trọng, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định. - Phƣơng pháp: phỏng vấn, dự giờ, thăm lớp, sử dụng phiếu điều tra.

- Kết quả điều tra: Đối với giáo viên:

Bảng 1.3. Kết quả điều tra GV về thực trạng tích hợp kiến thức liên môn trong dạy học sinh học tại các trường THPT trên địa bàn huyện Nam Trực

Phƣơng pháp

Tần suất sử dụng

Thƣờng xuyên Thỉnh thoảng Không bao giờ

Số ngƣời Tỉ lệ (%) Số ngƣời Tỉ lệ (%) Số ngƣời Tỉ lệ (%) Thuyết trình 75 87,2 11 12,8 0 0 Vấn đáp 82 95,3 4 4,7 0 0 Trực quan 19 22,1 29 33,7 38 44,2 Nêu vấn đề 32 37,2 43 50 11 12,8 Dạy học theo nhóm 0 0 14 16,3 72 83,7 Vận dụng kỹ thuật dạy học tích cực 2 2,3 7 8,2 77 89,5

Thực hành, thí nghiệm 18 20,9 68 79,1 0 0 Dạy học theo dự án 0 0 2 2,3 84 97,7 Kiểm tra đánh giá

theo năng lực

4 4,7 21 24,4 61 70,9

DHTH 0 0 4 4,7 82 95,3

Nhƣ vậy, việc tích hợp kiến thức liên môn trong dạy học Chƣơng II phần năm Tính quy luật của hiện tƣợng di truyền Sinh học 12 - THPT theo định hƣớng phát triển NL ngƣời học còn ít đƣợc các GV chú trọng. Nguyên nhân của thực trạng trên là do:

- GV phải xem xét, rà soát nội dung chƣơng trính, SGK hiện hành để xem xét các đơn vị kiến thức liên quan giữa các môn học phù hợp với tính chất liên môn học.

- Phƣơng pháp giảng dạy: Do ảnh hƣởng của lối dạy truyền thống chủ yếu là thầy đọc, trò chép, thuyết trình giảng giải xen kẽ vấn đáp, tái hiện, biểu diễn trực quan minh họa nên không thể trong thời gian ngắn mà có thể thay đổi đƣợc cách suy nghĩ cũng nhƣ phƣơng pháp của GV. Dạy học trên lớp đƣợc tổ chức chủ yếu theo dạng toàn lớp do đó ít phát triển đƣợc NL riêng của mỗi cá nhân, dạy học theo nhóm nhỏ chƣa sử dụng rộng rãi vì vậy HS ít có cơ hội hợp tác, sự hứng thú say mê học tập, yêu thích môn học có phần bị hạn chế.

- GV phải tự tìm hiểu hoặc nhờ các GV bộ môn khác phối hợp để có một bài giảng tích hợp kiến thức liên môn vì lâu nay GV đƣợc đào tạo để dạy chuyên môn chứ không phải liên môn. Việc tổ chức cho HS tự học, tự nghiên cứu, phát triển NL tự lực, vận dụng kiến thức chƣa thực sự hiệu quả, chƣa đầu tƣ về thời gian hợp lý. Chƣa quan tâm nhiều đến việc tổ chức cho HS làm thí nghiệm do đó lý thuyết và thực tiễn còn cách xa nhau. HS không phát triển đƣợc năng lực GQVĐ vào thực tế cuộc sống.

- Cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy tại trƣờng chƣa đáp ứng đƣợc phƣơng pháp giảng dạy hiện đại, hoặc có sẵn nhƣng do GV còn chƣa chịu tìm tòi đổi mới, hoặc chỉ vận dụng trong những giờ thao giảng, các tiết thi giáo viên giỏi.

- Trong mỗi tiết dạy, GV chỉ tập trung vào truyền tải hết kiến thức SGK mà không dạy HS hiểu từ bản chất của kiến thức, dẫn đến tình trạng HS chỉ hiểu đƣợc bề nổi của kiến thức mà không hiểu sâu xa đƣợc vấn đề cần hƣớng tới, không khơi dậy

tiềm năng sáng tạo, phát huy tính tích cực chủ động của ngƣời học. GV ít chú trọng đến việc DHTH vì công việc này đòi hỏi nhiều thời gian và công sức khi phải liên hệ kiến thức của một bài với những bài khác, đồng thời sử dụng kiến thức của các môn học khác. Số lƣợng GV tích hợp kiến thức liên môn trong dạy học Sinh học còn ít, vì đa số GV cho rằng việc dạy học theo quan điểm này chỉ phù hợp với các HS có mức độ nhận thức tốt nhƣ ở trƣờng chuyên và lớp chọn, còn các HS khác NL nhận thức còn thấp, không đồng đều, nên khó áp dụng đƣợc.

Ngoài ra, do việc kiểm tra đánh giá chất lƣợng GV ở các trƣờng còn nặng nề, cách đánh giá rập khuôn máy móc cũng là nguyên nhân khiến GV không tích cực trong đổi mới, các kỳ kiểm tra chất lƣợng, kể cả kỳ thi tốt nghiệp THPT, tuyển sinh vào đại học còn nặng nề về tái hiện kiến thức nên cách dạy phổ biến hiện nay vẫn còn chú trọng đến cung cấp kiến thức cho HS.

Bảng 1.4. Kết quả điều tra HS về hứng thú và khả năng tích hợp kiến thức liên môn tại trường THPT Lý Tự Trọng

Tổng số HS

Hứng thú học tập Tích cực xây dựng bài Tích hợp kiến thức liên môn Thời gian tự học

Có Không Bình thƣờng Thƣờng xuyên Đôi khi Không Có Không thƣờng xuyên Không Thƣờng xuyên Theo thời khóa biểu Khi có bài KT 450 138 161 151 165 127 158 143 65 242 110 300 40 % 30,7 35,8 33,6 36,7 28,2 35,1 31,8 14,4 53,8 24,4 66,7 8,9 Năng lực nhận thức, phƣơng pháp học tập của HS

- HS cho rằng Sinh học là bộ môn khó, trừu tƣợng : lý thuyết đòi hỏi phải hiểu rõ bản chất của các sự vật hiện tƣợng, không thể học thuộc lòng, bài tập sinh học yêu cầu phải phân tích, lập luận nhiều, biến đổi toán học phức tạp…

- Khả năng tự học, mức độ tích cực, tự lực trong học tập phần này còn nhiều hạn chế. - Khả năng tƣ duy lôgíc, phân tích, tổng hợp, khái quát hoá kiến thức còn khó khăn.

- Đa phần HS còn học tập một cách thụ động : nghe, nhớ, tái hiện, ít có đề xuất tham gia vào quá trình tìm kiếm và lĩnh hội kiến thức.

- Khả năng tổ chức tự học kém, chƣa biết cách tự nghiên cứu thông qua sách vở, tài liệu. Thời gian học tập chƣa hợp lý còn nặng về đối phó.

Bảng 1.5. Cách thức học tập, năng lực giải quyết vấn đề của học sinh

Tổng số HS

Hiểu bài ngay trên lớp Hình thức học tập Giải quyết vấn đề Thƣờng Xuyên Không Ít khi Nhóm Tự học Nhóm + tự học Tốt Khá TB Yếu 450 129 153 168 81 270 99 40 70 285 55 % 28,7 34 37,3 18 60 22 8,9 15,6 63,3 12,2 Qua bảng 1.3 cho thấy :

Mức độ vận dụng kiến thức vào các lĩnh vực

- Nhiều HS học thuộc lý thuyết song khả năng vận dụng vào giải bài tập, giải thích các hiện tƣợng thực tế cuộc sống còn hạn chế.

- Vận dụng kiến thức sinh học vào đời sống : Có 16 % số HS tham gia phỏng vấn cho biết thƣờng xuyên vận dụng; 24 % số HS đôi khi có vận dụng kiến thức vào đời sống, kỹ thụât; số còn lại không bao giờ vận dụng.

- Liên hệ sinh học với các môn học khác : Có 32 % số HS tham gia phỏng vấn cho biết thƣờng xuyên liên hệ; 44 % số HS cho biết đôi khi có liên hệ; số còn lại không bao giờ liên hệ.

- Trách nhiệm bảo vệ môi trƣờng : Có 12 % số HS tham gia phỏng vấn cho biết thƣờng xuyên có trách nhiệm bảo vệ môi trƣờng; 36 % số HS cho biết thỉnh thoảng có liên hệ; số còn lại không bao giờ liên hệ.

- Phần lớn HS coi việc học môn Sinh học là nhiệm vụ bắt buộc, chỉ một số ít yêu thích môn Sinh học còn đa số HS coi đây là môn học phụ, học để lấy điểm là nhiệm vụ, rất ít HS yêu thích môn học này. Số HS nắm chắc kiến thức, có thể chủ động chiếm lĩnh kiến thức, giải thích đƣợc các vấn đề một các khoa học rất ít. Đa số HS chỉ tìm đƣợc kiến thức cơ bản nhƣng chƣa hiểu đƣợc bản chất của các kiến thức, vì vậy khó khắc sâu đƣợc kiến thức.

- Nguyên nhân của tình trạng học môn Sinh học của HS nhƣ trên là do: Đa số các em thích học những môn Toán học, Vật lý, Hóa học mà ít có hứng thú với môn Sinh học, coi môn Sinh học là môn phụ nên không đầu tƣ thời gian và công sức vào việc

học mà học chỉ mang tính chất đối phó với các bài kiểm tra của GV. Số đông HS quen với thói quen học thuộc lòng, có phƣơng pháp học thụ động, máy móc theo kiểu đối phó. Rất ít HS biết vận dụng kiến thức đó học để GQVĐ nảy sinh trong thực tiễn, số HS có phƣơng pháp học tập chủ động sáng tạo chiếm tỉ lệ thấp.

HS chƣa xác định đƣợc đúng động cơ, thái độ học tập, chƣa ham thích học tập bộ môn nên thụ động trong việc tiếp thu kiến thức mới. Trong quá trình học, HS còn thụ động chƣa tích cực chủ động sáng tạo lĩnh hội tri thức mới, thậm chí nhiều HS không có SGK, sách tham khảo.

- Đa số HS cho rằng không có hứng thú học kiến thức phần này. - Một số HS xác định việc học bộ môn Sinh học là bắt buộc. - Đa số HS chỉ học Sinh học theo thời khoá biểu.

TIỂU KẾT CHƢƠNG 1

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn vận dụng DH TH để phát triển hứng thú và năng lực GQVĐ của HS ở trƣờng phổ thông có thể rút ra một số kết luận sau:

1. DHTH là một quan niệm trong đó toàn thể các quá trình học tập góp phần hình thành ở HS những NL rõ ràng, có dự tính trƣớc những điều cần thiết cho HS, nhằm phục vụ quá trình học tập tƣơng lai, hoà nhập vào cuộc sống lao động, làm cho quá trình học tập có ý nghĩa.

2. DHTH đã đƣợc nghiên cứu và vận dụng trên thế giới, ở Việt Nam đang đƣợc nghiên cứu và vận dụng đối với nhiều môn học trong đó có dạy học sinh học. Nhiều

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tích hợp liên môn trong dạy chủ đề tính quy luật của hiện tượng di truyền, sinh học 12 theo hướng phát triển năng lực người học​ (Trang 25 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)