Khái niệm thái độ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thái độ của giáo viên trung học cơ sở về chương trình huấn luyện nâng cao hiểu biết về sức khỏe tâm thần học đường​ (Trang 29 - 39)

1.3.1.1. Lịch sử nghiên cứu khái niệm thái độ

Trong lịch sử các công trình nghiên cứu về thái độ, người đầu tiên nghiên cứu về thái độ là Lagiurxki (1874 - 1917), trong một số tác phẩm của mình ông đã đề cập đến khái niệm thái độ chủ quan ở con người với môi trường. Theo ông, đời sống tâm lý thực của con người được chia thành 2 lĩnh vực:

- Cái tâm lý bên trong: khí chất, tính cách và một loạt các đặc điểm tâm sinh lý khác.

- Cái tâm lý bên ngoài: hệ thống thái độ của nhân cách với môi trường xung quanh.

Như vậy, thái độ là sự biểu hiện ra bên ngoài của tâm lý, phản ứng với sự tác động của môi trường xung quanh. Ông hiểu thái độ với môi trường xung quanh là nghĩa rộng, bao gồm thái độ với thiên nhiên, với sản phẩm lao động, với những cá nhân khác, với các nhóm xã hội và với những giá trị tinh thần.

Ở phương Tây, năm 1918 – 1920, Thomas và Zaniecki cho rằng: Thái độ là trạng thái tinh thần của cá nhân đối với một giá trị. Như vậy hai ông đã đồng nhất thái độ với định hướng giá trị của cá nhân.

Còn Allport vào năm 1935 đã cho rằng: Thái độ là trạng thái sẵn sàng về mặt tinh thần và thần kinh được tổ chức thông qua kinh nghiệm, có khả năng điều chỉnh hoặc ảnh hưởng năng động đối với phản ứng của cá nhân hướng đến các khách thể và tình huống mà nó quan hệ. Như vậy, thái độ được coi như một trạng thái tâm lý và thần kinh của hoạt động, tuy nhiên ông chưa

nói đến vai trò của môi trường xã hội, của nhu cầu trong quá trình hình thành thái độ.

Newcome cho rằng: Thái độ của cá nhân đối với một đối tượng nào đó là thiên hướng hành động, nhận thức, tư duy, cảm nhận của chủ thể với khách thể liên quan. Theo đó, ông cho rằng thái độ với khách thể sẽ quy định sự sẵn sàng phản ứng của chủ thể.

Phillmore định nghĩa: Thái độ là sự sẵn sàng phản ứng tích cực hay tiêu cực đối với đối tượng hay các ký hiệu (biểu tượng) trong môi trường... Thái độ là sự định hướng của cá nhân đến các khía cạnh khác nhau của môi trường và là cấu trúc có tính động cơ. Triandis đã cho rằng: Thái độ của con người bao gồm những điều người ta suy nghĩ và cảm thấy về đối tượng cũng như sự xử sự của họ đối với nó...

Như vậy các tác giả trên đều định nghĩa thái độ dựa trên điểm tựa chức năng của nó. Thái độ thực hiện việc định hướng hành vi ứng xử của con người, thúc đẩy và tăng cường tính sẵn sàng phản ứng của con người hướng tới đối tượng.

Còn trong từ điển các thuật ngữ Tâm lý và Phân tâm học xuất bản tại New York năm 1996 lại cho rằng: “Thái độ là một trạng thái ổn định bền vững, do tiếp thu được từ bên ngoài, hướng vào sự ứng xử một cách nhất quán đối với một nhóm đối tượng nhất định, không phải như bản thân chúng ra sao mà chúng được nhận thức ra sao. Một thái độ được nhận biết ở sự nhất quán của những phản ứng đối với một nhóm đối tượng. Trạng thái sẵn sàng có ảnh hưởng trực tiếp lên cảm xúc và hành động có liên quan đến đối tượng. Định nghĩa này xem thái độ như một khái niệm chủ yếu thuộc về tâm lý học cá nhân.

- Thái độ là mặt biểu hiện bề ngoài của ý nghĩ, tình cảm đối với ai hay việc gì thông qua nét mặt, cử chỉ, lời nói, hành động.

- Thái độ là ý thức, cách nhìn nhận, đánh giá và hành động theo một hướng náo đó trước một sự việc.

Theo từ điển xã hội do Nguyễn Khắc Viện chủ biên cũng nhấn mạnh: “tâm thế - thái độ - xã hội đã được củng cố có cấu trúc phức tạp, bao gồm các thành phần nhận thức, xúc cảm, hành vi”.

Trong đề tài này, chúng tôi sử dụng khái niệm thái độ là: cách nhìn nhận, đánh giá của chủ thể về một đối tượng nào đó, có vai trò định hướng hành vi ứng xử của con người, thúc đẩy và tăng cường tính sẵn sàng phản ứng của con người hướng tới đối tượng.

1.3.1.2. Cấu trúc của thái độ

Tuy có nhiều quan điểm khác nhau về thái độ nhưng khi đề cập đến cấu trúc của thái độ thì hầu hết các nhà tâm lý học lại nhất trí với nhau ở cấu trúc 3 thành phần của thái độ là: Nhận thức; xúc cảm - tình cảm và hành vi do Smith đưa ra năm 1942.

Mặt nhận thức: Nhận thức là một trong ba mặt của đời sống tâm lý của con người (nhận thức, tình cảm và hoạt động), có chức năng phản ánh sự vật hiện tượng trong thế giới khách quan, làm sáng tỏ sự vật hiện tượng giúp cho quá trình hoạt động của con người trở nên thống nhất hơn. Khi phản ánh về thái độ thì nhận thức thể hiện giá trị, ý nghĩa của đối tượng dù phản ánh đó có phù hợp hay không phù hợp, đúng hay không đúng,... Cá nhân có thể đạt đến những mức độ nhận thức khác nhau về giá trị, ý nghĩa của đối tượng tùy vào sự hiểu biết đối tượng đó. Do đó, nhận thức là nhân tố không thể thiếu trong việc hình thành nên thái độ cá nhân.

Mặt xúc cảm – tình cảm: Xúc cảm – tình cảm là sự rung cảm của cá nhân đối với sự vật hiện tượng trong thế giới khách quan. Có thể là sự thỏa mãn hay không thỏa mãn, hài lòng hay không hài lòng về nhu cầu con người. Đây là yếu tố thúc đẩy hoạt động tinh thần của con người. Tình cảm là yếu tố vô cùng quan trọng trong cấu trúc của thái độ vì nếu tình cảm tích cực sẽ thúc đẩy chủ thể hành động tích cực từ đó hình thành nên thái độ tích cực và ngược lại nếu tình cảm tiêu cực sẽ gây ra sự cản trở hoạt động cá nhân.

Trong quan hệ với các mặt biểu hiện của thái độ, xúc cảm – tình cảm thể hiện các mức độ khác nhau: về trạng thái: say mê, xúc động, tâm trạng; tính chất: tích cực, trung tính, tiêu cực; về cường độ: mạnh, vừa phải, yếu... Vì vậy, khi nghiên cứu về thái độ thì xúc cảm – tình cảm là một trong những chỉ báo không thể thiếu được.

Mặt hành vi: Là những hành động hay ý định hành động của cá nhân đối với đối tượng của thái độ. Hành vi là một thành phần cấu thành nên thái độ. Thái độ và hành vi luôn có sự tác động qua lại lẫn nhau, tuy nhiên trong nhiều trường hợp hành vi và thái độ lại có sự không thống nhất, mâu thuẫn với nhau. Có thể nói, mối quan hệ giữa hành vi và thái độ là mối quan hệ cái biểu hiện và cái tiềm ẩn.

Khi xem xét mối quan hệ giữa 3 yếu tố trên thì theo nguyên tắc quyết định luận của tâm lý học hoạt động là sự thống nhất giữa ý thức và hành vi, nên ba thành phần trong cấu trúc của thái độ có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Vì khi nói đến hành vi thì chỉ nói đến mặt nhận thức thì chỉ là sự hiểu biết của con người với đối tượng. Do vậy, thái độ phải là sự kết hợp chặt chẽ giữa nhận thức, xúc cảm – tình cảm, hành vi. Trên thực tế chúng ta có thể gặp những tình huống mà ở đó có sự không cân bằng giữa các thành tố trong cấu trúc thái độ, nhưng ngay sau đó, trạng thái cân bằng được lập lại và tạo ra các mức độ và các dấu hiệu khác nhau của thái độ. Từ việc xem xét và phân tích

chúng tôi nhận thấy đây là cấu trúc phù hợp với việc nghiện cứu thái độ của giáo viên trung học cơ sở về chương trình huấn luyện nâng cao nhận thức về sức khỏe tâm thần học đường.

Hình 1: Mô hình cấu trúc của thái độ 1.3.1.3. Chức năng của thái độ

Theo các nhà nghiên cứu cho thấy thái độ có một số chức năng cơ bản sau: - Chức năng tác động và điều chỉnh hành vi: Chức năng này giữ vai trò quan trọng nhất, vì khi đứng trước những tình huống trong cuộc sống có những tình huống bất ngờ thì thái độ sẽ phản ứng một cách tức thời nhằm điều chỉnh hành vi của một cá nhân.

-Chức năng tiết kiệm trí lực: Qua những kinh nghiệm của bản thân trong hoạt động sống, đặc biệt nhờ có những khuôn mẫu, hành vi quen thuộc đã hình thành, các cá nhân biết cách ứng phó trong các tình huống khác nhau một cách phù hợp, đơn giản tiết kiệm sức lực.

- Chức năng thích nghi: Cá nhân luôn phải thích ứng với môi trường xung quanh họ. Để đạt được mục đích đề ra, nhiều trường hợp cá nhân thay đổi thái độ do tác động của môi trường.

Nhận thức

Xúc cảm –

- Chức năng thể hiện giá trị: Cá nhân thể hiện những giá trị của bản thân mình thông qua việc biểu lộ cảm xúc và hành động. Nếu một cá nhân được mọi người đánh giá cao về hành động và cảm xúc, suy nghĩ thì bản thân người đó càng có giá trị với những người xung quanh.

- Chức năng tự bảo vệ: Cá nhân thường bào chữa hay tự lí giải mỗi khi có nhưng xung đột nội tâm giữa hành vi và thái độ, giữa suy nghĩ và hành động... nhằm tạo ra một thái độ mới làm giảm bới nhưng mâu thuẫn trong nội tâm mình.

1.3.1.4. Đặc điểm của thái độ

* Nhà tâm lý học Liên Xô Rubinstein cho rằng thái độ có những đặc điểm:

- Thái độ là hệ thống các điều kiện bên trong đáp lại nhưng tác động bên ngoài và quy định hành vi cụ thể trong sự tác động qua lại với các điều kiện bên ngoài.

- Thái độ luôn phát triển trong sự phụ thuộc vào tồn tại xã hội nơi con người sống và hoạt động.

- Thái độ cần được coi như các hệ thống chức năng, xem xét về mặt sinh lý học thần kinh.

*Allport đã tổng kết các định nghĩa khác nhau về thái độ và đưa ra những đặc điểm của thái độ là: Thái độ có ảnh hưởng, tác động và điều khiển hành vi; Thái độ là trạng thái có tổ chức; Thái độ là trạng thái nhất định của tinh thần và hệ thần kinh; Thái độ thể hiện sự sẵn sàng phản ứng; Thái độ dựa trên kinh nghiệm được tiếp thu từ trước [9].

Theo định nghĩa chung về thái độ, thái độ có những đặc điểm sau: - Thái độ luôn hướng tới một đối tượng cụ thể

- Tính bền vững tương đối là một đặc điểm khác của thái độ, khi có những tác động thì nó có thể có những thay đổi phù hợp. Hoặc có sự đổi mới trong thái độ khi cá nhân có sự thay đổi vị trí, quan điểm của mình trong xã hội.

- Thái độ có các mức độ phản ứng biểu hiện khác nhau. Cùng một khuynh hướng thái độ nhưng mức độ phản ứng biểu hiện có thể là không giống nhau thông qua các mức độ nhận thức, xúc cảm – tình cảm, hành vi của con người.

- Thái độ quy định sự sẵn sàng hành động của chủ thể với đối tượng theo một hướng nhất định. Khi cá nhân có thái độ nào đó với đối tượng thì họ sẽ sẵn sàng hành động với đối tượng đó một cách nhanh chóng theo một hướng thống nhất.

- Khi thái độ được hình thành sẽ có tác dụng điều khiển, điều chỉnh hành vi của mỗi cá nhân.

Như vậy, trong những hoàn cảnh cụ thể thì thái độ sẽ sẵn sàng phản ánh, chi phối việc lựa chọn và đưa ra những quyết định của con người với đối tượng thông qua mặc nhận thức, xúc cảm – tình cảm và hành vi của con người.

1.3.1.5. Cơ chế hình thành thái độ

Từ việc tìm hiểu các công trình nghiên cứu về thái độ đã chỉ ra rằng, thái độ được hình thành trong quá trình hoạt động và giao tiếp của cá nhân với người khác. Hai nhà nghiên cứu người Đức là Vorwerg và Hiebsch đã đưa ra 4 cơ chế để hình thành nên thái độ.

Bắt chước: Bắt chước là quá trình cá nhân hình thành thái độ thông qua con đường tự phát. Những hành vi và phản ứng được thực hiện mà không cần sử dụng đến kỹ thuật giáo dục theo một phương thức nào cả.

Đồng nhất hóa: Tức là con người tự đặt mình vào vị trí của cá nhân khác để có những suy nghĩ và hành vi như họ. Hay nói cách khác là quá trình chủ thể thống nhất bản thân mình với người khác dựa trên mối liên hệ xúc cảm – tình cảm và chuyển những giá trị, chuẩn mực vào thế giới nội tâm của mình.

Giảng dạy: Là việc hình thành thái độ của con người thông quá sự tác động một cách có mục đích của người khác nhằm thông báo truyền thụ tri thức, thông tin.

Chỉ dẫn: Là quá trình hình thành thái độ đòi hỏi chủ thể phải chủ động, tích cực theo sự chỉ dẫn nào đó trong quá trình tiếp thu và lĩnh hội tri thức.

Trong quá trình hình thành thái độ ở cá nhân, các cơ chế không tách biệt hoàn toàn mà có sự hòa trộn, đan xen với nhau. Tùy vào những tình huống cụ thể mà cơ chế này hay cơ chế khác chiếm ưu thế trong quá trình hình thành thái độ.

1.3.1.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành thái độ

Thái độ được hiểu là cấu trúc nhận thức của cá nhân về hiện thực khách quan và cả những cảm xúc và xu hướng hành vi mà cá nhân thể hiện, tác động đến hiện thực khách quan đó. Thực tế cho thấy khi cũng thời gian và cùng đối tượng tác động nhưng mỗi người lại có thái độ nhìn nhận không giống nhau, thậm chí trái ngược nhau. Nguyên nhân là quá trình hình thành thái độ là một quá trình phức tạp, chịu sự tác động của nhiều yếu tố. Bên cạnh yếu tố như thông tin về đối tượng thì tính chủ thể trong thái độ được biểu hiện rất rõ. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển thái độ gồm có: nhu cầu cá nhân, thông tin được cung cấp, hoạt động giao tiếp và nhân cách của cá nhân.

Con người hình thành và phát triển các thái độ trong quá trình thỏa mãn các nhu cầu của mình. Người ta sẽ hình thành các thái độ tích cực đối với các khách thể có lợi, tiêu cực đối với các khách thể có hại cho họ trên con đường đạt tới mục đích nào đó để thỏa mãn các nhu cầu nhất định của họ. Thực tế cho thấy, thái độ có thể phục vụ cho nhiều mục đích khác nhau. Và như vậy, các nhu cầu khác nhau có thể hình thành nên một thái độ khác nhau.

- Thông tin được cung cấp:

Không phải thái độ nào cũng phản ánh đúng thực tế, nó phụ thuộc rất lớn vào sự tiếp nhận thông tin. Các thông tin khách quan và cập nhật sẽ hình thành nên thái độ phù hợp hơn và ngược lại những thông tin cực đoan, sai lệch sẽ hình thành nên những thái độ thành kiến, thiếu khách quan ảnh hưởng đến hoạt động của cá nhân đó

- Hoạt động giao tiếp:

Đây là yếu tố quan trọng trong quá trình hình thành thái độ. Giao tiếp là hoạt động xác lập, vận hành các mối quan hệ giữa người với người nhằm thỏa mãn nhu cầu nhất định. Thông qua giao tiếp các cá nhân tham gia vào các mối quan hệ xã hội, lĩnh hội nền văn hóa xã hội, đạo đức, chuẩn mực xã hội. Cũng thông qua giao tiếp, cá nhân cũng chịu sự ảnh hưởng về mặt nhận thức, tình cảm, hành vi của đối phương về một vấn đề nào đó, vì vậy cũng sẽ ảnh hưởng đến việc hình thành thái độ của cá nhân về một vấn đề nào đó.

- Nhân cách của cá nhân:

Mỗi cá nhân với những thông tin được tiếp cận và sự đặc biệt về nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thái độ của giáo viên trung học cơ sở về chương trình huấn luyện nâng cao hiểu biết về sức khỏe tâm thần học đường​ (Trang 29 - 39)