Giáo viên trung học cơ sở

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thái độ của giáo viên trung học cơ sở về chương trình huấn luyện nâng cao hiểu biết về sức khỏe tâm thần học đường​ (Trang 45)

1.3.5.1.. Khái niệm giáo viên trung học cơ sở

Theo quy định tại điều 30 Thông tư 12/2011/ TT-BGDĐT về Điều lệ trường trung học cơ sở, phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học như sau: Giáo viên trường trung học là người làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục

trong nhà trường, gồm: Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng, giáo viên bộ môn, giáo viên làm công tác Đoàn thanh niên Công sản Hồ Chí Minh (bí thư, phó bí thư hoặc trợ lý thành niên, cố vấn Đoàn), giáo viên làm tổng phụ trách Đội tiếu niên Tiền Phong Hồ Chí Minh (đối với trường trung học có cấp tiểu học hoặc cấp THCS), giáo viên làm công tác tư vấn cho học sinh.

1.3.5.2. Đặc điểm lao động sư phạm của người giáo viên trung học cơ sở

Lao động của người thầy, lao động sư phạm là loại hình lao động đặc biệt. Đối tượng lao động của người thầy là con người, là thế hệ trẻ đang lớn lên cũng nhân cách của họ. Đối tượng này không phải là vật vô tri vô giác như tấm vải của người thợ may, viên gạch của người thợ hồ hay khúc gỗ của người thợ mộc... mà là một con người nhạy cảm với những tác động của môi trường bên ngoài theo hướng tích cực và cả tiêu cực. Do vậy, người thầy phải lựa chọn và gia công lại những tác động xã hội và tri thức loài người bằng lao động sư phạm của mình nhằm hình thành con người đáp ứng yêu cầu của xã hội. Tác động đến đối tượng đó không phải lúc nào cũng mang lại hiệu quả như nhau, hiệu quả đó cũng không tỷ lệ thuận với số lần tác động. Do đó, trong tay người thầy phải có vô số phương án để tác động đến đối tượng, không thể rập khuôn, máy móc như lao động khác. Bản thân đối tượng lao động đã quyết định tính đặc thù của lao động sư phạm.

Kết quả lao động sư phạm cũng có nhiều điểm đặc biệt. Hiệu quả lao động của người thầy là sống mãi trong nhân cách người học, nên lao động sư phạm vừa mang tính tập thể rất sâu, vừa mang dấu ấn cá nhân rất đậm. vì vậy, nó đòi hỏi một tinh thần trách nhiệm cao và sự am hiểu nghề nghiệp nhất định. Tính nghề nghiệp là một đòi hỏi, đồng thời cũng tạo ra một điều kiện cho người giáo viên tự rèn luyện mình. Chính vì thế, việc xây dựng, nâng cao năng lực đội ngũ nhà giáo là một yêu cầu tát yếu khách quan của xã hội như C. Mác đã nói: “Bản thân nhà giáo dục cũng cần được giáo dục”

1.3.5.3. Cấu trúc nhân cách của người giáo viên trung học cơ sở

Nhân cách là tổ hợp những đặc điểm, những thuộc tính tâm lý của cá nhân quy định bản sắc và giá trị xã hội của con người. Giống như bất kỳ sự vật hiện tượng nào, nhân cách cũng có một cấu tạo nhất định, được đặc trưng bởi một tổ chức nhất định. Tùy theo quan niệm về bản chất nhân cách, mỗi tác giả đưa ra cấu trúc nhân cách khác nhau, tuy nhiên trong nghiên cứu này chúng tôi tiếp cận cấu trúc nhân cách gồm hai thành phần: đức (phẩm chất) và tài (năng lực).

Đức (Phẩm chất) trong mỗi cá nhân gồm bốn khía cạnh: phẩm chất xã hội (thế giới quan, lý tưởng, niềm tin, lập trường...), phẩm chất cá nhân (đạo đức, tư cách), phẩm chất ý chí (tính mục đích, tính tự chủ, tính kỉ luật, tính quả quyết, tính phê phán) và cung cách ứng xử (tác phong, lễ tiết, tính khí) [8].

Tài (năng lực) của mỗi cá nhân cũng được thể hiện qua bốn loại năng lực: Năng lực xã hội hóa (khả năng thích ứng, hòa nhập, tính mềm dẻo, cơ động, linh hoạt trong cuộc sống), năng lực chủ thể hóa (khả năng thể hiện tính độc đáo, đặc sắc, cái riêng, cái bản lĩnh của cá nhân, năng lực hành động (khả năng hành động có mục đích, chủ động tích cực, có hiệu quả), và năng lực giao tiếp (khả năng thiết lập và duy trì mỗi quan hệ với người khác) [8].

Những nội dung cơ bản tạo thành nhân cách nói tên là chung cho mọi người ở mọi loại hình nghề nghiệp. Tuy nhiên, trong mỗi thành phần của nó, ở mỗi loại hình nghề nhiệp khác nhau sẽ có nội dung tính chất và yêu cầu khác nhau. Trong cấu trúc nhân cách của giáo viên trung học cơ sở có những thành phần sau đây:

- Phẩm chất: thế giới quan khoa học, lòng yêu trẻ, lòng yêu nghề

học, giáo dục; năng lực thiết kế, kế hoạch dạy học, giáo dục; năng lực tổ chức thực hiện kế hoạch dạy học, giáo dục; năng lực giám sát, đánh giá kết quả các hoạt động dạy học, giáo dục; năng lực giải quyết những vấn đề nảy sinh trong thực tiễn dạy học, giáo dục

1.3.5.4. Yêu cầu về phẩm chất và năng lực của người giáo viên trung học cơ sở a. .Yêu cầu về phẩm chất

Người giáo viên trung học cơ sở cần phải có những phẩm chất sau: - Có thế giới quan khoa học: Đây chính là nền tảng, định hướng thái độ, hành vi ứng xử của người giáo viên trước những vấn đề của thế giới tự nhiên, xã hội và nghề nghiệp. Người giáo viên phải có thế giới quan khoa học Mac – Lenin và tư tưởng Hồ Chí Minh, có niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng và nhà nước, thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao.

- Lòng yêu trẻ: phải yêu thương, gần gũi, ân cần, khoan dung, công bằng trong đối xử với học sinh. Tôn trọng nhân cách học sinh, biết xây dựng bầu không khí dân chủ trong học tập, phải xuát phát từ tình yêu thương để giáo dục học sinh.

- Lòng yêu nghề: yêu quý và tự hào về nghề nghiệp của mình, phải biết vượt qua những khó khăn trở ngại để giáo dục học sinh. Phải kiên trì, nhân nại để thực hiện tốt nhiệm vụ của mình.

b. Yêu cầu về năng lực

- Năng lực chẩn đoán nhu cầu và đặc điểm đối tượng dạy học, giáo dục: Đây chính là năng lực rất quan trọng trong quá trình giáo dục học sinh.

Để có năng lực này đòi hỏi giáo viên phải có một số kỹ năng như: biết soạn phiếu phỏng vấn học sinh, tổ chức điều tra cơ bản, biết xây dựng hồ sơ về đối tượng (họ tên, tuổi, hoàn cảnh gia đình,...), phải có khả năng nắm bắt

tâm lý học sinh (nắm đặc điểm tâm sinh lý, tình cảm, tính cách, khí chất, tư tưởng, trí tuệ...)

- Năng lực thiết kế, kế hoạch dạy học, giáo dục:

Vì hoạt động giáo dục trong nhà trường luôn luôn là hoạt động có mục đích, có kế hoạch dưới sự chỉ đạo của giáo viên nên giáo viên phải có năng lực này.

Để có năng lực thiết kế đòi hỏi phải có những kỹ năng như: biết các định mục đích, nội dung chương trình của lớp học, cấp học, bậc học, nghiên cứu đặc điểm của đối tượng, biết phân chia nhiệm vụ trong thiết kế và kế hoạch của lớp

- Năng lực tổ chức thực hiện kế hoạch dạy học, giáo dục:

Người giáo viên biết biến những kế hoạch thành các hoạt động có chất lượng và hiệu quả. Biết vận dụng các tri thức khoa học, biết lựa chọn phương pháp, phương tiện, cách thức hợp lý để thực hiện hoạt động của mình. Giáo viên phải có kỹ năng giao tiếp với học sinh, phụ huynh, giáo viên khác để thực hiện kế hoạch có hiệu quả nhất. Ngoài ra, giáo viên cũng phải biết quản lý quá trình học tập của học sinh theo kế hoạch, phải có biện pháp tác động hợp lý để học sinh thực hiện kế hoạch một cách khoa học, hợp lý.

- Năng lực giám sát, đánh giá kết quả hoạt động dạy học, giáo dục: giáo viên phải biết tạo điều kiện cho học sinh tự đánh giá và đánh giá kết quả giáo dục lẫn nhau. Phải tuân thủ các nguyên tắc trong đánh giá: công bằng, khách quan, dân chủ, phát triển. Giáo viên phải nắm đầy đủ các tiêu chí đánh giá theo quy định hiện hành, phải sử dụng các biện pháp đánh giá khác nhau, thường xuyên, liên tục để đánh giá học sinh.

dục: trong quá trình giáo dục, có rất nhiều tình huống nảy sinh, giáo viên phải biết căn cứ vào đối tượng, hoàn cảnh, điều kiện cụ thể để có nhưng cách tác động phù hợp.

1.3.5.5. Thái độ của giáo viên trung học cơ sở về chương trình nâng cao hiểu biết về sức khỏe tâm thần học đường

Thái độ của giáo viên THCS về chương trình nâng cao hiểu biết về sức khỏe tâm thần học đường là những đánh giá, phản ứng, hành động về các chương trình nâng cao hiểu biết về sức khỏe tâm thần học đường.

Thái độ của giáo viên THCS được thể hiện ở các mặt: nhận thức, tình cảm – xúc cảm và hành vi. Vì vậy, để đánh giá được thái độ của giáo viên THCS cần dựa vào những biểu hiện sau:

- Nhận thức: các vấn đề SKTT thường gặp trong trường THCS, biểu hiện của học sinh có vấn đề về SKTT, nguồn thông tin mà giáo viên tiếp nhận về các vấn đề SKTT học đường, các chương trình huấn luyện nâng cao hiểu biết về sức khỏe tâm thần học đường, nội dung chương trình, mức độ cấp thiết trong việc nâng cao hiểu biết về SKTT học đường, những nguồn lực cùng với giáo viên hỗ trợ những học sinh có vấn đề về SKTT học đường.

- Tình cảm – xúc cảm: Cảm xúc của giáo viên khi được mời tham gia tập huấn chương trình nâng cao hiểu biết về sức khỏe tâm thần học đường.

- Hành vi: Sự sẵn sàng tham gia và tần suất tham gia các tập huấn của chương trình huấn luyện nâng cao hiểu biết về sức khỏe tâm thần học đường.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1

Thái độ là một vấn đề thu hút được sự quan tâm chủ ý của những nhà nghiên cứu tâm lý học từ lâu. Trong chương 1, chúng tôi đã khái quát một số khía cạnh nghiên cứu trong lịch sử nghiên cứu về thái độ. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng đã khái quát và cung cấp thông tin một số chương trình nâng cao hiểu biết về SKTT học đường.

Chúng tôi cũng đã phân tích các khái niệm về sức khỏe tâm thần, sức khỏe tâm thần học đường, chương trình huấn luyện nâng cao hiểu biết về SKTT học đường nhằm cung cấp cái nhìn rõ nét nhất về những khái niệm này, giúp người đọc hiểu hơn về chương trình nâng cao hiểu biết về SKTT học đường.

CHƯƠNG 2: TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Tổ chức nghiên cứu

2.1.1. Địa bàn nghiên cứu

Luận văn được tổ chức nghiên cứu trên 17 tỉnh thành trong cả nước với 345 khách thể, số lượng khách thể tham gia khảo sát giữa các trường và các tỉnh không đồng đều. Cụ thể như sau:

Bảng 2.1. Số lượng khách thể nghiên cứu

STT Địa bàn Tên trường Số phiếu

Số khách thể Tỉ lệ % 1 Bắc Giang THCS Cao Xá 2 3 0,9 THCS Phong Vân 1 2 Bắc Kạn THCS Hà Hiệu 1 11 3,2 THCS Na Rì 9 THCS Vân Tùng 1

3 Bạc Liêu THCS Nguyễn Minh Nhựt 1 1 0,3

4 Bắc Ninh

THCS Đông Cứu 1

3 0,9

THCS Hoàn Sơn 1

THCS Thị trấn Thứa 1

5 Cao Bằng THCS Canh Tân 5 7 2

THCS Đông Khê 2 6 Hà Nội THCS Cầu Giấy 3 30 9 THCS Đình Xuyên 3 THCS Đốc Tín 12 THCS Tây Sơn 1 THCS Thăng Long 1 THCS Vinschool 1

THCS Yên Viên 9 7 Hải Dương THCS Hùng Thắng 1 19 5,5 THCS Tân Hồng 15 THCS Thái Dương 1 THCS Thanh Hà 2 8 Hải Phòng THCS Bạch Đằng 1 50 14,5 THCS Chính Mỹ 3 THCS Chu Văn An 24 THCS Hùng Vương 20 THCS Kiền Bái 1 THCS Nguyễn Bá Ngọc 1 9 Hòa Bình THCS Đồng Chum 1 21 6,1 THCS Đồng Nghê 1 THCS Hiền Lương 1 THCS Lý Tự Trọng 6 THCS Mương Tuổi 1 THCS Phú Thành 1 THCS Sông Đà 4 THCS Tân Hòa 1 THCS Tân Lạc 3 THCS Triệu Phúc Lịch 2 10 Lai Châu THCS Hoàng Thèn 21 60 17,4 THCS Huổi Luông 15 THCS Thị trấn Phong Thổ 23 THCS Thị trấn Sìn Hồ 1 11 Lâm Đồng THCS Đạ Kho 12 100 28,8 THCS Hương Lâm 10

THCS Nguyễn Du (Đạ

Tẻh) 21

THCS Nguyễn Du (Đà

Lạt) 32

THCS Nguyễn Văn Trỗi 1

THCS Quốc Oai 16 THCS Xuân Thành 8 12 Lạng Sơn THCS Chiêu Vũ 1 1 0,3 13 Nam Định THCS Hải Thanh 2 4 1,2 THCS Lương Thế Vinh 1 THCS Mỹ Lộc 1

14 Phú Yên THCS Trần Hưng Đạo 2 2 0,6

15 Quảng Nam THCS Hoàng Diệu 1 8 2,3 THCS Lê Trí Viễn 4 THCS Quang Trung 1 THCS Võ Như Hưng 1

THCS Nguyễn Văn Trỗi 1

16 Quảng Ninh THCS Thị trấn Đầm Hà 2 24 6,7 THCS Dực Yên 6 THCS Nguyễn Trãi 2 THCS Tân Bình 14 17 Thái Nguyên THCS Nga Mỹ 1 1 0,3 Tổng 345 345 100

Các trường THCS được khảo sát đều có những trường thuộc khu vực thành phố như: trường trung học Vinschool, trường THCS Tây Sơn (Hà Nội), trường THCS Nguyễn Du (Đà Lạt – Lâm Đồng), trường THCS Trần Hưng

Đạo (Tuy Hòa – Phú Yên), có trường thuộc khu vực nông thôn như: trường THCS Thị trấn Thứa (Bắc Ninh), trường THCS Hải Thanh (Nam Định), trường THCS Tân Hồng (Hải Dương), trường THCS Dực Yên (Đầm Hà – Quảng Ninh)... và có trường ở khu vực miền núi: trường PTDTNT Na Rì (Bắc Kạn), trường THCS Đạ Kho, trường THCS Xuân Thành, trường THCS Quốc Oai (Đạ Tẻh – Lâm Đồng).

2.1.2. Mẫu nghiên cứu

Dưới đây là một số đặc điểm của khách thể nghiên cứu:

Bảng 2.2. Một số đặc điểm khách thể nghiên cứu

Đặc điểm Số lượng % Giới tính Nam 98 28,4 Nữ 247 71,6 Độ tuổi 20 – 30 tuổi 65 18,8 31 – 40 tuổi 185 53,6 41 – 50 tuổi 86 24,9 Trên 50 tuổi 9 2,6 Trình độ chuyên môn Thạc sĩ 21 6,1 Đại học 249 72,2 Cao đẳng 71 20,6 Trung cấp 4 1,2 Số năm kinh nghiệm Dưới 1 năm 9 2,6 Từ 1-5 năm 37 10,7 Từ 5 – 10 năm 66 19,1 Trên 10 năm 233 67,5

Khách thể tham gia nghiên cứu gồm 345 giáo viên, trong đó có 98 giáo viên nam (chiếm 28,4 %) và có 247 giáo viên nữ (chiếm 71,6%). Về độ tuổi của các khách thể tham gia nghiên cứu, có 65 giáo viên trong độ tuổi từ 20 –

30 tuổi, có 185 giáo viên trong độ tuổi từ 31 – 40 tuổi, có 86 GV trong độ tuổi từ 41 – 50 tuổi, và có 9 GV trên 50 tuổi người nhỏ tuổi nhất là 23 tuổi và người lớn tuổi nhất là 56 tuổi . Nhóm khách thể chủ yếu trong độ tuổi từ 31 – 40 tuổi.

Về trình độ chuyên môn, trong số 345 khách thể có 21 GV là thạc sĩ (chiếm 6,1 %), có 249 GV có trình độ đại học (chiếm 72,2%) và có 71 GV có trình độ cao đẳng (chiếm 20,6 %) và có 4 GV có trình độ trung cấp (chiếm 1,2%). Có thể thấy, đa số GV tham gia khảo sát có trình độ cử nhân đại học, có 78,3 % GV đã đáp ứng chuẩn GV THCS, còn 21,8% GV chưa đáp ứng chuẩn GV THCS theo quy định của luật Giáo dục năm 2019.

Về số năm kinh nghiệm, có 9 GV (chiếm 2,6%) có kinh nghiệm dưới 1 năm, có 37 GV (chiếm 10,7 %) có kinh nghiệm từ 1 – 5 năm, có 66 GV (chiếm 19,1 %) có kinh nghiệm từ 5 – 10 năm và có 233 GV (chiếm 67,5%) có kinh nghiệm trên 10 năm. Phần lớn các khách thể có kinh nghiệm công tác trên 10 năm.

2.2. Tiến trình nghiên cứu

2.2.1. Giai đoạn nghiên cứu lý luận

* Mục đích

- Tình hiểu lịch sử nghiên cứu vấn đề, các phương pháp tiếp cận và nghiên cứu, các kết quả nghiên cứu đã có

- Xây dựng hệ thống khái niệm công cụ và phương pháp tiếp cận phù hợp với mục đích nghiên cứu.

*Nội dung

Đọc và phân tích tài liệu (sách, báo, tạp chí, luận văn, luận án,...) có liên quan đến luận văn, các chương trình huấn luyện nâng cao hiểu biết về sức

khỏe tâm thần học đường dành cho GV, từ đó xây dựng đề cương nghiên cứu, cơ sở lý luận, khái niệm công cụ và phiếu trưng cầu ý kiến.

*Phương pháp nghiên cứu

- Đọc và phân tích tài liệu

2.2.2. Giai đoạn khảo sát thực tế

* Mục đích

- Khảo sát thực trạng thái độ của giáo viên THCS về chương trình huấn luyện nâng cao hiểu biết SKTT học đường.

* Nội dung:

- Sử dụng phiếu hỏi đã xây dựng trước đó và tiến hành khảo sát online thông qua google form.

- Điều tra thử và xin ý kiến chuyên gia

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thái độ của giáo viên trung học cơ sở về chương trình huấn luyện nâng cao hiểu biết về sức khỏe tâm thần học đường​ (Trang 45)