Chương trình huấn luyện nâng cao hiểu biết về sức khỏe tâm thần

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thái độ của giáo viên trung học cơ sở về chương trình huấn luyện nâng cao hiểu biết về sức khỏe tâm thần học đường​ (Trang 42 - 45)

- Nỗ lực giảm bớt sự kì thị với các bênh tâm thần bằng cách cung cấp những ví dụ tương tự về những người chia sẻ câu chuyện cá nhân của họ.

Các dịch vụ sức khỏe tâm thần học đường đề cập đến những sự hỗ trợ liên tục cho trẻ em ở độ tuổi đi học được tích hợp trong cộng đồng nhà trường: phổ cập các chiến lược để thúc đẩy xã hội và cảm xúc lành mạnh và phát triển tất cả học sinh; lựa chọn các chiến lược ngắn gọn để hỗ trợ họ sinh có nguy cơ hoặc gặp các thách thức về sức khỏe tâm thần nhẹ; và các chiến lược chuyên sâu, liên tục để hỗ trợ những người có nhu cầu quan trọng, bao gồm quy trình giới thiệu hợp lý với các nhà cung cấp dịch vụ sức khỏe tâm thần cộng đồng để tạo ra một mô hình cung cấp dịch vụ liền mạch cho trẻ em, thanh thiếu niên và gia đình. Các nguồn lực gia đình, trường học và cộng đồng khác nhau được phối hợp để giải quyết các rào cản trong học tập như là một khía cạnh thiết yếu của hoạt động của trường.

1.3.4. Chương trình huấn luyện nâng cao hiểu biết về sức khỏe tâm thần học đường học đường

Chương trình huấn luyện nâng cao hiểu biết về SKTT học đường là một chương trình giáo dục về các vấn đề SKTT trong môi trường học đường vì vậy nó mang bản chất của một chương trình giáo dục. Nghĩa là chương trình huấn luyện nâng cao hiểu biết về SKTT học đường là sự trình bày có hệ thống một kế hoạch tổng thể các hoạt động giáo dục trong một thời gian xác

định, trong đó nêu lên các mục tiêu mà người học cần đạt được, đồng thời xác định rõ phạm vi, mức độ, nội dung học tập, các phương tiện, phương pháp, cách thức tổ chức học tập, cách thức đánh giá kết quả ... nhằm đạt được các mục tiêu học tập đề ra.

Vì vậy, các thành phần cơ bản của chương trình huấn luyện nâng cao hiểu biết về SKTT học đường gồm có:

- Mục tiêu chương trình: thể hiện qua các mục tiêu về kiến thức, kĩ năng, thái độ và hành vi về SKTT học đường.

- Nội dung về các vấn đề SKTT học đường. - Phương thức huấn luyện.

- Hình thức tổ chức hoạt động huấn luyện.

- Các hình thức kiểm tra đánh giá hiệu quả của chương trình huấn luyện.

- Thời gian thực hiện.

Trong nghiên cứu này, chương trình “The Guide” cũng bao gồm những thành phần cơ bản như trên, cụ thể là:

Mục tiêu của chương trình giáo dục sức khỏe tâm thần The Guide

Chương trình The Guide được phát triển để giúp nâng cao kiến thức về SKTT của GV và HS, chủ yếu là HS từ 13 đến 15 tuổi. Đây là thời gian mà các chẩn đoán rối loạn tâm thần bắt đầu tăng lên đáng kể. Việc nâng cao hiểu biết về SKTT sẽ giúp GV cũng như HS nhận diện được các rối loạn tâm thần, giảm sự kỳ thị và có hành vi ứng xử tích cực với người có rối loạn tâm thần. Qua đó hướng đến sự phát triển khỏe mạnh của HS.

Chương trình The Guide gồm 3 phần: (1) Cập nhật kiến thức giáo viên; (2) đánh giá HS; (3) các module

Phần 1: Cập nhật kiến thức giáo viên

Phần 1 cung cấp thông tin cơ bản về SKTT và rối loạn tâm thần bao gồm các rối loạn tâm thần cụ thể, nguyên nhân các rối loạn tâm thần, các địa chỉ hỗ trợ chuyên nghiệp… Phần này được thiết kế nhằm giúp GV áp dụng chương trình giáo dục SKTT trong lớp học tốt hơn.

Phần 2: Đánh giá học sinh

Mục đích của phần này là cung cấp cho GV trắc nghiệm để đánh giá HS khi thực hiện các module. Bài trắc nghiệm bao gồm các câu hỏi về kiến thức và thái độ cho phép GV đánh giá hai khía cạnh quan trọng của hiểu biết về SKTT. Nó có thể được áp dụng trước và sau khi kết thúc việc giảng dạy các module nhằm so sánh điểm số của mỗi HS hoặc có thể áp dụng sau khi kết thúc mà không so sánh điểm trước và sau.

Phần 3: Các module

Phần 3 cung cấp cho GV các kế hoạch bài học, các hoạt động và nguồn lực dễ tiếp cận để giúp GV có thể áp dụng chương trình giáo dục này. 06 module được thiết kế để dạy theo thứ tự. Tất cả các module có hai phần: tài liệu chính và tài liệu bổ sung. Trong từng module sẽ có những nội dung chính như sau:

• Tóm tắt các nội dung chính có trong module

• Mục tiêu học tập: liệt kê những hiểu biết và năng lực cụ thể mà HS cần đạt được khi học module

• Những ý tưởng đề xuất trước khi GV giảng dạy các module, những nội dung để GV có thể tự tin tạo điều kiện cho các cuộc thảo luận trên lớp, trả lời câu hỏi của HS và cung cấp thêm các ví dụ minh họa.

• Phần cung cấp các hoạt động chi tiết để giảng dạy trong lớp học

• Phần tài liệu bắt buộc cung cấp các nguồn lực cần thiết để hoàn thành các hoạt động trong mỗi module

• Phần cung cấp hướng dẫn thu thập và chuẩn bị tài liệu cần thiết để hoàn thành các hoạt động trong module

Hình thức tổ chức chương trình giáo dục sức khỏe tâm thần The Guide

Chương trình được thiết kế để GV (đã được đào tạo bởi chuyên gia SKTT) tổ chức giảng dạy cho HS vào các giờ ngoại khóa. Chương trình có thể được thực hiện cho các lớp học thông thường hoặc tích hợp vào chương trình dạy học để nâng cao hiểu biết về SKTT cho HS lớp 8, 9 hoặc có thể cho các em lớp 10, 11, 12.

Thời gian thực hiện và cách kiểm tra đánh giá kết quả giáo dục của chương trình The Guide

Nội dung của chương trình được GV tiến hành giảng dạy trong 6 tuần. Mỗi tuần 1 module với thời gian 60 phút. HS được đánh giá trước và sau khi tham gia lớp học hoặc có thể đánh giá sau khi lớp học kết thúc mà không có sự so sánh. Việc đánh giá dựa vào bảng hỏi hiểu biết về SKTT.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thái độ của giáo viên trung học cơ sở về chương trình huấn luyện nâng cao hiểu biết về sức khỏe tâm thần học đường​ (Trang 42 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)