Thực trạng nhận thức của GV THCS về chương trình huấn luyện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thái độ của giáo viên trung học cơ sở về chương trình huấn luyện nâng cao hiểu biết về sức khỏe tâm thần học đường​ (Trang 63 - 78)

cao hiểu biết về sức khỏe tâm thần học đường.

3.1.1. Thực trạng nhận thức của GV THCS về chương trình huấn luyện nâng cao hiểu biết về sức khỏe tâm thần học đường. nâng cao hiểu biết về sức khỏe tâm thần học đường.

3.1.1.1. Hiểu biết của giáo viên về khái niệm sức khỏe tâm thần học đường

Khi hỏi các GV THCS về “khái niệm sức khỏe tâm thần học đường là gì” thì chúng tôi nhận được kết quả như sau:

Bảng 3.1. Nhận thức của GV THCS về khái niệm sức khỏe tâm thần học đường

Nội dung Số lượng %

Sức khỏe tâm thần (SKTT) học đường là sự khỏe mạnh về thể chất của giáo viên và học sinh

12 3,5

Sức khỏe tâm thần (SKTT) học đường là tình trạng không có bệnh tâm thần nặng ở giáo viên và học sinh

4 1,2

Sức khỏe tâm thần (SKTT) học đường là sự thông minh của học sinh

1 0,3

Sức khỏe tâm thần (SKTT) học đường là một trạng thái “khỏe mạnh” về tinh thần của những người học tập và làm việc ở môi trường học đường. Có nghĩa là người đó đạt được các mốc phát triển tâm lý tương ứng với độ tuổi của mình, có cảm xúc và hành vi ứng xử phù hợp với các tình huống trong thực tế, có khả năng đương đầu và ứng phó với các khó khăn trong quá trình học tập và có khả năng hiện thực hóa tiềm năng của bản thân

328 95,1

Bảng 3.1 cho thấy hầu hết các GV đều cho rằng “Sức khỏe tâm thần (SKTT) học đường là một trạng thái “khỏe mạnh” về tinh thần của những người học tập và làm việc ở môi trường học đường. Có nghĩa là người đó đạt được các mốc phát triển tâm lý tương ứng với độ tuổi của mình, có cảm xúc và hành vi ứng xử phù hợp với các tình huống trong thực tế, có khả năng đương đầu và ứng phó với các khó khăn trong quá trình học tập và có khả năng hiện thực hóa tiềm năng của bản thân”. Đây được coi là khái niệm chính xác và đầy đủ nhất. Như vậy có 328 GV (chiếm 95,1%) đã có nhận thức đầy đủ về khái niệm sức khỏe tâm thần học đường. Tuy nhiên, vẫn còn một bộ phận nhỏ GV nhận thức chưa đầy đủ về khái niệm SKTT học đường, cụ thể: có 3,5% GV cho rằng “SKTT học đường là sự khỏe mạnh về thể chất của GV và HS”, 1,2% GV cho rằng “SKTT học đường là tình trạng không có bệnh

tâm thần nặng ở GV và HS”, và 0,3% GV cho rằng “SKTT học đường là sự

thông minh của học sinh”.

Biểu đồ 3.1: Nhận thức của GV THCS về khái niệm SKTT học đường 3.1.1.2. Nhận thức của GV về mức độ cần thiết của chương trình huấn luyện

3.5% 1.2% 0.3% 95.1% Là sự khỏe mạnh về thể chất của GV và HS Là tình trạng không có bệnh tâm thần nặng ở GV và HS Là sự thông minh của HS

Là một trạng thái "khỏe mạnh" về tinh thần của những người học tập và làm việc ở môi trường học đường...

nâng cao hiểu biết về SKTT học đường trong công việc của mình.

Khi tìm hiểu về nhận thức của GV về mức độ cần thiết của chương trình huấn luyện nâng cao hiểu biết về SKTT học đường trong công việc của mình, chúng tôi thu được kết quả như sau:

Bảng 3.2. Nhận thức của GV về mức độ cần thiết của chương trình nâng cao hiểu biết về SKTT trong công việc của mình.

STT Mức độ cần thiết Số lượng Tỉ lệ (%) Điểm trung bình 1 Không cần thiết (0) 3 0,9 𝑋 ̅= 2,35 2 Ít cần thiết (1) 4 1,2 3 Cần thiết (2) 208 60,3 4 Rất cần thiết (3) 130 37,7 TỔNG 345 100 * Chú thích - Không cần thiết = 0 - Ít cần thiết = 1 - Cần thiết = 2 - Rất cần thiết = 3

Từ bảng 3.2 ta có thể thấy hầu hết các GV đều cho rằng chương trình huấn luyện SKTT học đường là một điều cần thiết và rất cần thiết (𝑋 ̅= 2,35). Cụ thể có 208 GV (chiếm 60,3%) cho rằng chương trình này là “Cần thiết”

và có 130 GV (chiếm 37,3%) cho rằng chương trình này “Rất cần thiết”. Bên cạnh đó, có số rất ít GV cho rằng chương trình này “Ít cần thiết” là 4 GV (chiếm 1,2 %) và 3 GV (chiếm 0,9%) cho rằng “Không cần thiết”.

Với thực trạng như vậy chứng tỏ nhận thức của các khách thể đã nhận thức được sự cần thiết của các kiến thức về SKTT trong công tác giáo dục của

mình. Đây cũng là một điều kiện thuận lợi để tổ chức các chương trình huấn luyện nâng cao hiểu biết về SKTT học đường.

Biểu đồ 3.2: Nhận thức của GV THCS về mức độ cần thiết của chương trình nâng cao hiểu biết về SKTT học đường

3.1.1.3. Lý do GV THCS đã hoặc sẽ tham gia chương trình huấn luyện nâng cao hiểu biết về SKTT học đường.

Khi tìm hiểu về những lý do mà các GV đã hoặc sẽ tham gia chương trình huấn luyện nâng cao hiểu biết về sức khỏe tâm thần học đường, chúng tôi nhận được kết quả như sau:

Bảng 3.3. Lý do GV tham gia chương trình huấn luyện nâng cao hiểu biết về SKTT học đường

STT Lý do Số lượng Tỉ lệ (%)

1 Vì kiến thức đó cần thiết trong việc giảng

dạy và quản lý học sinh 310 89,9

2 Vì cấp trên bắt buộc tham gia 21 6,1

3 Vì bản thân có hứng thú với những kiến

Đây là câu hỏi có nhiều lựa chọn, vì vậy các GV có thể đưa ra tất cả các lý do của mình. Từ bảng 3.4 cho thấy, lí do được nhiều lựa chọn nhất là

“Vì kiến thức đó cần thiết trong công việc giảng dạy và quản lý học sinh” với 310 lựa chọn, chiếm 89,9%. Lý do thứ hai được lựa chọn là “Vì bản thân có hứng thú với những kiến thức về sức khỏe tâm thần học đường” với 95 lựa chọn, chiếm 27,5% và lí do được lựa chọn ít nhất là “Vì cấp trên bắt buộc tham gia” với 21 lựa chọn, chiếm 6,1%.

Có thể thấy, các thầy cô sẽ tham gia vào các hoạt động tập huấn về SKTT học đường vì nhu cầu công việc của mình và vì hứng thú của bản thân với vấn đề này. Còn với lý do áp lực từ cấp trên được rất ít phản ánh. Tuy nhiên, cả ba lý do này đều có mối tương quan với nhau (p<0.05). Cụ thể như sau:

Vì kiến thức đó cần thiết trong việc giảng dạy và quản lý học sinh Vì cấp trên bắt buộc tham gia Vì bản thân có hứng thú với những kiến thức về sức khỏe tâm thần học đường Vì kiến thức đó cần

thiết trong việc giảng dạy và quản lý học sinh 1 Vì cấp trên bắt buộc tham gia -.155** 1 Vì bản thân có hứng thú với những kiến thức về sức khỏe tâm thần học đường -.438** .144* 1

Lý do “Vì kiến thức đó cần thiết trong việc giảng dạy và quản lý học sinh” có tương quan nghịch với lý do “Vì cấp trên bắt buộc tham gia” (r=- 0.155) và lý do “Vì bản thân có hứng thú với những kiến thức về sức khỏe tâm thần học đường” (r=-0.438). Lý do “Vì cấp trên bắt buộc tham gia” tương quan thuận với lý do “Vì bản thân có hứng thú với những kiến thức về sức khỏe tâm thần học đường” (r=0.144)

Biểu đồ 3.3. Lý do GV tham gia chương trình huấn luyện nâng cao hiểu biết về SKTT học đường

3.1.1.4. Nguồn thông tin mà các GV có thể tiếp cận các chương trình huấn luyện nâng cao hiểu biết về SKTT học đường.

Khi tìm hiểu về nguồn thông tin mà thầy cô có thể tiếp cận các chương trình huấn luyện nâng cao hiểu biết về SKTT học đường, chúng tôi có được kết quả như sau:

89.9 6.1

27.5

0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100

Vì kiến thức đó cần thiết trong việc giảng dạy và quản lý học sinh

Vì cấp trên bắt buộc tham gia Vì bản thân có hứng thú với những kiến thức về sức khỏe tâm thần học

Bảng 3.4. Nguồn thông tin mà các GV có thể tiếp cận các chương trình huấn luyện nâng cao hiểu biết về SKTT học đường

STT Nguồn thông tin Số lượng Tỉ lệ (%)

1 Internet 243 70,4

2 Chương trình truyền hình 136 39,4

3 Báo 121 35,1

4 Sách 85 24,6

5 Chương trình phát thanh 49 14,2

6 Nghe người khác kể lại 47 13,6

7 Có đồng nghiệp từng tham gia 40 11,6

8 Tham gia tập huấn nghiệp vụ 38 11,0

9 Nguồn thông tin khác 3 0.9

10 Chưa từng biết đến 57 16,5

Trong bảng 3.4 chúng tôi đã xếp theo thứ tự mức độ tiếp cận chương trình huấn luyện thông qua các nguồn thông tin theo thứ tự từ lớn đến nhỏ. Như vậy có thể thấy, “Internet” là kênh thông tin được nhiều GV sử dụng để tiếp cận với các chương trình huấn luyện nhất với 243 ý kiến lựa chọn (chiếm 70,4%). Kênh thông tin phổ biến thứ hai là “Chương trình truyền hình” với 136 ý kiến lựa chọn (chiếm 39,4%), tiếp sau đó là thông qua “Báo” với 121 ý kiến lựa chọn (chiếm 35,1%). Với các kênh thông tin khác có tỉ lệ tiếp cận thấp hơn: “Sách” chiếm 24,6%, “Chương trình phát thanh” chiếm 14,2%, “Nghe người khác kể lại” chiếm 13,6%, “Có đồng nghiệp từng tham gia”

chiếm 11.6%, “Tham gia tập huấn nghiệp vụ” chiếm 11%. Đặc biệt, có 57 GV (chiếm 16,5%) phản ánh rằng “Chưa từng biết đến” các chương trình huấn luyện nâng cao hiểu biết về SKTT học đường.

Kết quả trên đã phản ánh đúng thực tế rằng, internet chứa hầu như tất cả thông tin chúng ta cần và rất dễ dàng tìm kiếm nên các thông tin được lan

tỏa rộng rãi hơn. Các chương trình truyền hình hiện nay đã có một số chương trình và một số kênh chuyên về Giáo dục – đào tạo nên cũng có thể là một kênh lan tỏa thông tin đến các GV. Tuy nhiên số ít GV biết đến chương trình huấn luyện SKTT học đường thông qua các tập huấn nghiệp vụ chứng tỏ rằng các tập huấn cho GV hàng năm chưa chú trọng đến các vấn đề SKTT mà vẫn nặng về tập huấn chuyên môn cho GV.

Vậy, để các chương trình huấn luyện nâng cao hiểu biết về SKTT học đường được đông đảo GV biết đến nhất thì chúng ta cần đưa các chương trình này lên Internet thông qua các website, các trang mạng xã hội, ứng dụng về SKTT trên điện thoại thông minh, báo điện tử... Và một kênh thông tin quan trọng nữa đó là các chương trình truyền hình, những kênh truyền hình sẽ được kiểm duyệt chất lượng vì vậy nội dung chương trình sẽ được truyền tải một cách chính xác và được nhiều người biết đến.

Biểu đồ 3.4: Nguồn thông tin mà GV THCS có thể tiếp cận các chương trình huấn luyện nâng cao hiểu biết về SKTT học đường.

3.1.1.5. Nhận thức của GV về lợi ích của chương trình nâng cao hiểu biết về SKTT học đường.

Dưới đây là kết quả thu được khi chúng tôi tìm hiểu nhận thức của GV THCS về chương trình huấn luyện nâng cao hiểu biết về SKTT mang lại:

70.4 39.4 35.1 24.6 14.2 13.6 11.6 11 0.9 16.5 0 10 20 30 40 50 60 70 80 Internet Chương trình truyền hình Báo Sách Chương trình phát thanh Nghe người khác kể lại Có đồng nghiệp từng tham gia Tham gia tập huấn nghiệp vụ Nguồn thông tin khácChưa từng biết đến

Bảng 3.5. Nhận thức của GV về lợi ích của chương trình nâng cao hiểu biết về SKTT học đường Mức độ Lợi ích (0) SL (%) (1) SL (%) (2) SL (%) (3) SL (%) Điểm trung bình a. Cung cấp các kiến thức về các vấn đề sức khỏe tâm thần học đường 11 (3,2) 6 (1,7) 79 (22,9) 249 (72,2) 𝑋 ̅= 2,64

b. Giúp giáo viên có khả năng hỗ trợ ban đầu cho học sinh trong khủng hoảng 7 (2,0) 7 (2,0) 115 (33,3) 216 (62,6) 𝑋 ̅= 2,57

c. Giúp giáo viên có khả năng nhận diện và đánh giá vấn đề của học sinh 6 (1,7) 14 (4,1) 135 (39,1) 190 (55,1) 𝑋 ̅= 2,48

d. Giúp giáo viên có thể đưa ra chẩn đoán cho vấn đề của học sinh 10 (2,9) 13 (3,8) 151 (43,8) 171 (49,6) 𝑋 ̅= 2,40

e.Giúp giáo viên được biết đến những nguồn lực có thể hỗ trợ học sinh cùng với giáo viên

7 (2,0) 21 (6,1) 120 (34,8) 197 (57,1) 𝑋 ̅= 2,47

f. Giúp giáo viên giảm sự kì thị đối với những người có vấn đề về sức khỏe tâm thần 20 (5,8) 22 (6,4) 102 (29,6) 201 (58,3) 𝑋 ̅= 2,40

học đường

g. Giúp giáo viên tự tin hơn trong việc tham gia hỗ trợ học sinh có vấn đề về sức khỏe tâm thần học đường 8 (2,3) 13 (3,8) 98 (28,4) 226 (65,5) 𝑋 ̅= 2,57 * Chú thích:

- Hoàn toàn không đúng = 0 - Không đúng một phần = 1 - Đúng một phần = 2

- Hoàn toàn đúng = 3

Dựa vào điểm trung bình có thể thấy các thầy cô đều có mức độ đồng tình cao với các ý kiến về lợi ích được đưa ra, điểm trung bình được có mức từ 𝑋 ̅= 2,40 đến 𝑋 ̅= 2,64. Thầy cô cho rằng lợi ích lớn nhất chương trình tập huấn mang lại là “Cung cấp các kiến thức về các vấn đề sức khỏe tâm thần học đường” với 𝑋 ̅= 2,64. Đây cũng là nhiệm vụ tiên quyết trong chương trình tập huấn nâng cao hiểu biết về SKTT học đường.

Tiếp đó các ý kiến khác được chương trình tập huấn mang đến là “Giúp giáo viên tự tin hơn trong việc tham gia hỗ trợ học sinh có vấn đề về sức khỏe tâm thần học đường”“Giúp giáo viên có khả năng hỗ trợ ban đầu cho học sinh trong khủng hoảng” (với 𝑋 ̅= 2,57). Đây là lợi ích của các GV khi tham gia chương trình tập huấn vì GV sẽ là người tiếp cận trực tiếp với các vấn đề SKTT học đường của học sinh và đôi khi cũng có những trải nghiệm về khủng hoảng của học sinh, vì vậy các GV cần phải có niềm tin, sự tự tin vào sự giúp đỡ của bàn thân mình với HS, đồng thời biết cách ứng phó với các tình huống khẩn cấp nhằm giảm thiểu tối đa rủi ro trong khủng hoảng của HS.

Ý kiến “Giúp giáo viên có khả năng nhận diện và đánh giá vấn đề của học sinh” với (𝑋 ̅= 2,48) cũng được phần lớn GV nhận thức được. Vì trong chương trình có phần cung cấp kiến thức về SKTT học đường vì vậy thông qua đó, GV có thể nhận diện được và đánh giá ban đầu vấn đề của học sinh để có những can thiệp kịp thời.

Ý kiến “Giúp giáo viên được biết đến những nguồn lực có thể hỗ trợ học sinh cùng với giáo viên” (𝑋 ̅= 2,47) đây cũng là một phần quan trọng trong chương trình tập huấn vì một số tình huống GV cần phải phối hợp với các lực lượng bên ngoài nhà trường để hỗ trợ học sinh, vì vậy việc cung cấp thông tin về những nguồn lực khác cùng giúp đỡ học sinh sẽ giúp GV an tâm hơn và tạo ra hiệu quả tốt nhất trong việc hỗ trợ học sinh có vấn đề SKTT học đường.

Ý kiến “Giúp giáo viên giảm sự kì thị đối với những người có vấn đề về sức khỏe tâm thần học đường” (𝑋 ̅= 2,40). Việc cung cấp những kiến thức về các vấn đề SKTT học đường sẽ giúp GV hiểu hơn về vấn đề của học sinh, giúp giảm những định kiến xưa nay về vấn đề đó. Tuy nhiên, mức độ nhận thức về lợi ích thấp hơn những lợi ích kể trên có thể thấy niềm tin về sự giảm kì thị cần phải mất nhiều thời gian hơn nữa.

Ý kiến “Giúp giáo viên có thể đưa ra chẩn đoán cho vấn đề của học sinh” (𝑋 ̅= 2,40), phần lớn GV cho rằng sau khi tham gia khóa tập huấn thì chính bản thân mình có thể đưa ra chẩn đoán cho vấn đề của học sinh, tuy nhiên đây là một nhận thức sai lầm, vì theo nguyên tắc chỉ có các bác sĩ tâm thần và nhà tâm lý lâm sàng mới có thể đưa ra chẩn đoán cho vấn đề của học sinh dựa vào các hướng dẫn phân loại bệnh như ICD hoặc DSM. Việc chẩn đoán chính xác là một việc vô cùng quan trọng vì bước này sẽ ảnh hưởng đến

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thái độ của giáo viên trung học cơ sở về chương trình huấn luyện nâng cao hiểu biết về sức khỏe tâm thần học đường​ (Trang 63 - 78)