Khái niệm sức khỏe tâm thần (SKTT)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thái độ của giáo viên trung học cơ sở về chương trình huấn luyện nâng cao hiểu biết về sức khỏe tâm thần học đường​ (Trang 39 - 40)

Theo quan điểm trước đây, sức khỏe tâm thần được hiểu là không có chẩn đoán với bệnh tâm thần nặng: tâm thần phân liệt, trầm cảm, động kinh (những bệnh có biểu hiện triệu chứng rõ ràng). Song hiện nay quan niệm về SKTT đã có nhiều thay đổi, nhiều nhà chuyên môn đã đồng ý rằng SKTT không chỉ là sự vắng mặt của bệnh tâm thần nặng.

Trong nghiên cứu của mình, tác giả Hoàng Cẩm Tú sử dụng định nghĩa: “SKTT là một trạng thái không chỉ có rối loạn hay dị tật bẩm sinh mà còn là một trạng thái tâm thần hoàn toàn thoải mái, cân bằng về cảm xúc, hòa hợp giữa các mối quan hệ gia đình, xã hội, tình cảm và hành vi ứng xử phù hợp với nhu cầu của xã hội”

Định nghĩa của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), sức khỏe tâm thần bao gồm “hạnh phúc chủ quan, khả năng tự nhận thức, tự chủ, năng lực, sự phụ thuộc giữa thế hệ, và khả năng tự hiện thực hóa tiềm năng trí tuệ và tình cảm

của một người”. WHO tiếp tục tuyên bố rằng hạnh phúc của một cá nhân được bao hàm trong việc thực hiện các tiềm năng của họ, ứng phó với căng thẳng bình thường của cuộc sống, công việc sản xuất và các đóng góp cho cộng đồng.

Sức khỏe tâm thần là nền tảng cho sự khỏe mạnh và hoạt động hiệu quả của các cá nhân. Sức khỏe tâm thần không chỉ là trạng thái không có rối loạn tâm thần, mà còn bao gồm khả năng suy nghĩ, học hỏi và hiểu được cảm xúc của một người và phản ứng của người khác. Sức khỏe tâm thần là một trạng thái cân bằng, cả bên trong cơ thể và với môi trường. Các yếu tố thể chất, tâm lý, xã hội, văn hóa, tinh thần và các yếu tố liên quan khác đều tham gia vào việc tạo ra sự cân bằng này. Có mối liên hệ không thể tách rời giữa sức khỏe tâm thần và thể chất.

Tại Việt Nam, theo Bệnh viện Tâm thần TW 1, tỉ lệ mắc 10 chứng rối loạn tâm thần phổ biến trong năm 2014 là 14,2%, trong đó riêng rối loạn trầm cảm chiếm 2,45%. Tỷ lệ tự sát trong năm 2015 là 5,87/100.000 người.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thái độ của giáo viên trung học cơ sở về chương trình huấn luyện nâng cao hiểu biết về sức khỏe tâm thần học đường​ (Trang 39 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)