Thị trường 10 tháng 2017
So sánh cùng kỳ năm 2016 (%)
Tấn USD Lượng Trị giá
Tổng 115.615 186.175.449 11,8 9,9 Pakistan 25.107 53.701.890 -12,48 -8,76 Đài Loan 14.649 22.985.398 12,39 12,69 Nga 14.618 20.683.349 6,90 8,58 Trung Quốc 9.203 11.922.231 35,64 -42,57 Indonesia 8.202 7.428.533 -42,74 -41,58 UAE 5.898 8.917.383 168,95 151,46 Hoa Kỳ 5.491 6.268.927 10,79 7,80 Malaysia 2.793 2.156.157 -22,55 -12,50 Ấn Độ 1.639 1.873.451 27,05 20,60 Saudi Arabia 1.206 2.967.049 7,77 10,80 Ba Lan 1.128 1.870.976 -10,97 -3,12 Ukraine 1.087 1.624.548 21,45 25,40 Thổ Nhĩ Kỳ 534 1.213.943 156,73 244,55 Philippines 341 821.375 -50,22 -54,38 Đức 303 995.372 -45,31 -14,45 Kuwait 15 40.388 -73,68 -62,35
(Nguồn: Vinanet tính toán số liệu từ TCHQ)[9]
2.2.3. Tình hình sản xuất và tiêu thụ chè của tỉnh Thái Nguyên
* Tình hình sản xuất
Sản xuất chè ở Thái Nguyên còn chủ yếu là sản xuất theo quy mô hộ. Tuy vậy, do đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học, tăng đầu tư thâm canh chè
mang lại hiệu quả kinh tế cao. Trong những năm qua diện tích năng, năng suất, sản lượng của Thái Nguyên không ngừng tăng lên.
Hiện nay, Thái Nguyên có hơn 21,3 nghìn ha chè. Theo đó, diện tích chè trồng mới, trồng lại của tỉnh năm 2016 đạt trên 1.200 ha. Diện tích chè trồng lại chủ yếu là các loại chè cành lai thay thế cho chè Thái Nguyên trung du.
Năm 2016 ngược lại với những khó khăn trong xuất khẩu chè của một số tỉnh, thành cả nước, thì tại tỉnh Thái Nguyên lại được đánh dấu bằng một năm khởi sắc. Các doanh nghiệp chè trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên tính đến tháng 9 năm 2016 đã xuất khẩu đạt 12 nghìn tấn với giá trị đạt 19 triệu USD, tăng 6,4% về khối lượng và tăng 0,2% về giá trị so với cùng kỳ năm 2016.
Diện tích chè cho sản phẩm trên địa bàn tỉnh tăng hơn 3% so với năm ngoái (hiện toàn tỉnh có gần 18,8 nghìn ha chè kinh doanh). Năng suất chè Thái Nguyên bình quân chung ước đạt gần 112 tạ/ha. Sản lượng chè búp tươi Thái Nguyên đạt hơn 200 nghìn tấn cũng nhờ sự gia tăng đáng kể diện tích trồng chè của Thái Nguyên. Theo tính toán, diện tích chè Thái Nguyên năm 2016 tăng 3,4%.
Năm 2017, Thái Nguyên trồng mới, trồng lại 1.000 ha chè. Tổng số vốn hỗ trợ cho trồng mới, trồng lại chè Thái Nguyên cho các hộ do chính quyền hỗ trợ là gần 8 tỷ. Trong đó, các huyện xã thủ phủ của chè Thái Nguyên có kế hoạch trồng mới, trồng lại chè với diện tích lớn nhất là Huyện Đại từ là 324 ha, tiếp đến là các Huyện Phú Lương, Định Hóa, Đồng Hỷ, mỗi địa phương sẽ trồng mới, trồng lại 160 ha, các địa phương còn lại, mỗi địa phương sẽ trồng mới, trồng lại từ 10 đến 80 ha chè.
* Thị trường tiêu thụ
Chè Thái Nguyên được tiêu thụ cả thị trường trong và ngoài nước, trong đó thị trường nội địa chiếm 70% với sản phẩm là chè xanh, chè xanh đặc sản, chỉ có khoảng 30% sản lượng chè chế biến được xuất khẩu, giá xuất
từ 1.400 - 1.500 USD/tấn, thị trường nhập khẩu chủ yếu là các nước Trung Đông, một số nước Châu Á và Đông Âu.
Nhìn chung giá chè Thái Nguyên tiêu thụ trong nước luôn cao hơn các vùng chè khác và tương đối ổn định, hiện đang ở mức 120.000 đồng đến 220.000 đồng/kg chè thành phẩm đối với sản phẩm loại trung bình; từ 280.000 - 450.000 đồng/kg chè xanh đặc sản; chè đặc sản cao cấp có giá 2.500.000 - 3.000.000 đồng/kg.
Tại các chợ chè Thái Nguyên, giá chè cành chất lượng cao tăng thêm 10.000 đồng/kg lên 290.000 đồng/kg, chè xanh búp khô và chè xanh búp khô đã sơ chế loại 1 tăng 5.000 đồng /kg lên lần lượt 240.000 đồng /kg và 205.000 đồng/kg.
Theo thống kê của Bộ NN & PTNT khối lượng xuất khẩu chè tháng 1 ước đạt 11.000 tấn với giá trị đạt 16 triệu USD, giảm 3,6% về khối lượng và giảm 8,6% về giá trị so với cùng kỳ năm 2016. Giá chè Thái Nguyên cũng như các loại chè Việt xuất khẩu bình quân năm 2016 đạt 1.659 USD/tấn, giảm 2,8% so với năm 2015. Các thị trường có giá trị xuất khẩu chè trong năm 2016 của Việt Nam tăng mạnh là Ấn Độ (tăng gấp 11,2 lần). Trung Quốc (tăng gấp 2,2 lần). [5]
2.2.4. Sự phát triển các làng nghề ở tỉnh Thái Nguyên
Ngành nghề tiểu thủ công nghiệp và các nghề truyền thống của Thái Nguyên như sản xuất chế biến chè, chế biến thực phẩm, nghề đan lát,.. đã phát triển khá mạnh, tạo bước khởi đầu thuận lợi cho sự phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương. Toàn tỉnh có khoảng 13.300 cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp và làng với gần 26.500 lao động, thu nhập từ ngành nghề đạt 210 tỷ đồng. Tuy nhiên, mới chỉ có 12 làng nghề được công nhận, còn lại 109 làng nghề chưa được công nhận vì quy mô quá nhỏ, giá trị sản xuất và số lao động còn ở mức khiêm tốn, các sản phẩm của làng nghề chưa có thương hiệu, chất lượng không cao, mức độ tiêu thụ còn hạn chế. Qua khảo sát cho thấy, những năm qua các làng nghề đã chú ý đến việc áp dụng máy móc thiết bị vào sản
xuất nhưng vẫn ở mức độ thấp, giữa các ngành các vùng không đồng đều, vấn đề ứng dụng và đổi mới công nghệ còn gặp nhiều khó khăn về vốn, nhân lực...Các ngành nghề có số làng nghề chiếm tỷ lệ cao trong tổng số làng nghề ở Thái Nguyên như mây tre đan, sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến nông sản, chế biến chè, đồ gỗ mỹ nghệ,... có mức cơ giới nhỏ, chủ yếu chỉ khâu sơ chế ban đầu. [12]
Hiện nay, các hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh chủ yếu của làng nghề ở Thái Nguyên là hộ sản xuất kinh doanh, các hợp tác xã làm nghề hay vừa làm nghề vừa làm dịch vụ hoặc dịch vụ cho sản xuất trong làng nghề, các doanh nghiệp được tổ chức theo Luật doanh nghiệp, Trong đó hình thức sản xuất kinh doanh theo hộ vẫn chiếm tỷ lệ lớn. Điều này cho thấy sản xuất ở làng nghề còn nhỏ, manh mún, khó có khả năng phát triển đột biến về kết quả sản xuất kinh doanh. Đây chính là hạn chế của làng nghề của tỉnh Thái Nguyên. [12]
PHẦN 3
KẾT QUẢ THỰC TẬP 3.1. Khái quát về cơ sở thực tập
3.1.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội tại địa bàn nghiên cứu
3.1.1.1. Điều kiện tự nhiên
* Vị trí địa lý, địa hình - Vị trí địa lý
Sông Cầu là Thị trấn miền núi nằm ở phía Đông Bắc của huyện Đồng Hỷ. Đi từ ngã ba cây số 10 của quốc lộ1B Thái Nguyên, con đường đi liên xã và Thị trấn Sông Cầu thông với xã Khe Mo và trong đó có làng nghề chè truyền thống xóm 9 có vị trí địa lý:
+ Phía bắc, tây bắc giáp xã Quang Sơn + Phía đông, đông bắc giáp với xã Khe Mo + Phía nam, tây nam giáp với xã Hóa Trung - Đặc điểm địa hình
Sông Cầu là một thị trấn thuộc huyện Đồng Hỷ - Tỉnh Thái Nguyên, nằm ở khu vực trung du và miền núi phía đông bắc, được chia thành ba tiểu vùng.
Tiểu vùng I: Địa hình đồi núi cao và dốc chiếm 40% diện tích, đỉnh cao nhất có độ trung bình 100-300m so với mặt nức biển. Là vùng cho sản xuất lâm nghiệp trồng rừng.
Tiểu vùng II: Địa hình thung lũng dạng địa hình này tương đối bằng phẳng dọc theo suối Linh Nham với hai bên chủ yếu cánh đồng và các dải dất bằng phẳng. Đất đai vùng này chủ yếu sử dụng vào đất nông nghiệp và trồng cây ngắn ngày.
Tiểu vùng III: Địa hình nằm ở phía nam, được hình thành theo kiểu bát úp. Vùng này chủ yếu trồng cây công nghiệp là cây chè phục vụ cho nhà máy chè sông cầu.
- Khí hậu, thổ nhưỡng
Sông Cầu nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có hai mùa rõ dệt trong năm. Mùa đông lạnh, nhiệt độ trung bình khoảng 230C. Lượng mưa trung bình trong năm 1.600mm đến 1.800mm. Độ ẩm trung bình trong năm tương đối lớn 85-87%. Nói chung khí hậu Sông Cầu thuận lợi cho việc phát triển cây trồng, vật nuôi da dạng, đặc biệt là phù hợp với cây chè. Sông Cầu mang đặc điểm chung của khí hậu miền núi Bắc Bộ, chia làm hai mùa rõ dệt: mùa mưa (từ tháng 4 đến tháng 9) có khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều, mùa khô (từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau) có khí hậu lạnh và khô, hướng gió chính là gió Đông Bắc.
Nhiệt độ: Sông Cầu nằm trong vùng lạnh nhất của tỉnh Thái Nguyên nhiệt độ trung bình của năm là 230C. Các tháng 5,6,7,8 là các tháng nóng, có nhiệt độ trung bình 330C, tháng lạnh nhất là tháng 1,2,3 nhiệt độ trung bình 130C.
Với khí hậu ưu đãi, thổ nhưỡng phù hợp, hơn nữa xóm 9 lại có con sông Linh Nham chảy quanh, bao bọc cả vùng chè, là nguồn nước tưới để cây chè cắm rễ, đâm chồi xanh búp, tạo hương vị đặc biệt. Vị chè Sông Cầu chát mà đậm, hương thơm mát, ngọt dịu, nước trong màu hổ phách làm say đắm lòng người.
3.1.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
* Dân số và lao động
Sông Cầu là một thị trấn nhỏ, dân số không nhiều với tổng số dân là 3678 người, tỷ lệ gia tăng dân số hàng năm là 1,05% dây là một kết quả rất đáng khích lệ của thị trấn nhằm giảm sức ép về dân số, có hơn 70% số hộ sản xuất nông nghiệp. Với số người trong độ tuổi lao động là 2268 người chiếm 61,66% dân số toàn thị trấn. Đây là một nguồn lao động dồi dào thuận lợi cho sự phát triển nông nghiệp nói riêng và kinh tế toàn thị trấn nói chung. Nhưng bên cạnh đó cũng gặp sức ép không nhỏ về nhà ở, các công trình phúc lợi.Trong đó xóm 9 có dân số 467 nhân khẩu, Với số người trong độ tuổi lao
động 320 và 114 hộ, có 3 dân tộc anh em, phần lớn chủ yếu là các gia đình đều là cán bộ và công nhân Công ty chè Sông Cầu về nghỉ hưu cùng con cháu, chung sống cùng gắn bó với cây chè là nguồn thu chính các hộ gia đình.
* Cơ sở hạ tầng kỹ thuật a. Hệ thống giao thông
Sông Cầu sát quốc lộ 1B Thái Nguyên đi Lạng Sơn đã được nâng cấp hoàn thiện, chất lượng, hiện nay đảm bảo việc đi lại của nhân dân.
Làm mới 1,8km đường bê tông/ 1km = 180% KH huyện giao tại xóm 8, tân tiến, liên cơ, xóm 5. Đang triển khai 300m tại xóm tân tiến, tân lập.
+ Làm 1,5km đường giao thông cấp phối loại a từ xóm 7 đi xóm 8. (1,7 tỷ) chủ đầu tư là UBND huyện.
+ Các xóm thường xuyên phát quang đường làng ngõ xóm, khơi thông cống rãnh. trong diễn tập ZBL 14 đã tổ chức đào lắp 300𝑚3 đất đã, giải đá cấp phối 1 km đường tại xóm tân tiến, xóm 9, xóm 7, xóm 12, xóm 8.
b. Hệ thống điện
Sông Cầu không có công trình thủy điện mà hiện nay một trăm phần trăm các hộ dân dùng điện lưới quốc gia, có đường dây 35KV và 5 trạm hạ thế phân phối cho 11 khu dân cư trên toàn thị trấn. 100 hộ dân cư của thị trấn được sử dụng điện lưới quốc gia phục vụ cho sản xuất, sinh hoạt và kinh doanh.
c. Hệ thống viễn thông
Hiện tại Thị trấn có một bưu điện khu vực, nhờ đưa kỹ thuật số vào sử dụng nên mạng lưới viễn thông của Thị trấn đã hòa nhập vào mạng lưới quốc gia và quốc tế, sóng truyền hình trung ương phủ sóng tất cả các khu.
d. Phúc lợi công cộng
+ Giáo dục: Sự nghiệp giáo dục đào tạo của thị trấn trong nhưng năm qua đã có những chuyển biến đáng khích lệ, phát triển cả về số lượng và chất lượng. Công tác phổ cập giáo dục, đi học đúng độ tuổi được quan tâm thường
xuyên. Đến nay toàn thị trấn đã có 03 trường: Mầm non, Tiểu học, THCS đạt chuẩn quốc gia; trong đó trường tiểu học đang chuẩn bị đón chuẩn quốc gia mức độ 2. Đã hoàn tất các thủ tục chuẩn bị khởi công xây dựng trường phổ thông dân tộc nội trú.
+ Y tế: mạng lưới y tế được củng cố từ thị trấn đến thị trấn đến cơ sở, thi trấn có 01 trạm y tế đạt chuẩn quốc gia và hệ thống các y tế thôn bản ở khu dân cư đảm bảo chăm sóc sức khỏe cho nhân dân.
+ Văn hóa thể thao từng bước được đổi mới về nội dung và hình thức, các hoạt động văn hóa thể thao được duy trì thường xuyên và trở thành phong trào khắp rộng cho nhân dân.
3.2. Tìm hiểu quá trình hình thành và phát triển làng nghề chè truyền thống xóm 9 thống xóm 9
3.2.1. Quá trình hình thành và phát triển làng nghề
Thái Nguyên là một tỉnh có tiềm năng phát triển sản xuất chè dưới góc độ khí hậu và đất đai. Vì vậy, sản xuất chè đã phát triển nhanh chóng trong thời gian dài. Người dân có nhiều kinh nghiệm trong trồng, chế biến chè. Chè Thái Nguyên vốn nổi tiếng đối với thị trường trong nước cũng như được biết đến ở nhiều thị trường nước ngoài khác. Mặc dù chè đã được trồng ở đây từ rất lâu và rất nổi, nhưng diện tích trồng vẫn chưa được mở rộng tương bởi nhiều lý do khác nhau trong đó xây dựng thương hiệu chè Thái Nguyên. Vì thế cần phải có một hệ thống các giải pháp đồng bộ, bao gồm cả kỹ thuật và thị trường nhằm thúc đẩy phát triển sản xuất chè ở Thái Nguyên.Chính vì vậy, phát triển các làng nghề trong tỉnh là hoạt động rất quan trọng, nhằm giữ gìn các giá trị văn hóa phi vật thể đặc trưng của mảnh đất Thái Nguyên.
Thị trấn Sông Cầu gồm 11 xóm và 3 nhà trường, một trạm y tế, Làng nghề chè truyền thống xóm 9 nằm trong thị trấn Sông Cầu, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên. Phía đông giáp với suối xóm 7, phía bắc giáp với xóm 12,
nam giáp xóm Liên Cơ, Tây giáp xóm La Mao. Trong làng xóm có đường trục đi liên xã, liên xóm, đi qua lại từ 4 phương. Tháng 3 năm 2012 xóm 9 được công nhận làng nghề chè truyền thống cấp tỉnh, đến nay ban quản lý làng nghề và nhân dân trong xóm luôn tích cực phát triển và nâng cao thương hiệu sản phẩm chè của làng nghề.
Vào đầu những năm 50 có một số hộ dân ở các tỉnh miền xuôi nghe theo lời Đảng gọi lên miền núi khai hoang xây dựng kinh tế cùng một số hộ dân thiểu số định cư nơi đây, họ đã biết trồng chè để làm nước giải khát bởi hương vị đậm đà của chất chè. Ngoài ra chè còn phòng ngừa được một số bệnh kinh mạch, đường ruột. Trong số các cụ cao tuổi lên khai hoang mở đất còn sống cho biết nghề trồng chè ở sông Cầu có từ những năm 1953. Có những đồi chè cổ thụ hàng năm cung cấp hạt giống cho các nông trường từ Bắc trí Nam. Đến năm 1980 nông trường chè đã cho khai thác đốn làm củi, lấy gỗ, phục vụ cho nhà máy chế biến lúc bấy giờ có những cây to có đường kính 20-25 cm.
Các cụ hiện bây giờ vì tuổi cao sức yếu, không còn tham gia sản xuất chế biến chè như xưa nhưng các cụ vẫn quan tâm theo dõi truyền thụ kinh nghiệm trồng chè, sản xuất chế biến chè cho con cháu và nhân dân trong xóm làng như: Cụ bà Lê Thị Tâm, Cụ ông Nguyễn Văn Tơ, Cụ ông Nguyễn Văn Đông, Cụ bà Trần Thị Liên,...
Thời đầu các cụ cùng nhân dân xóm làng trồng chè để thưởng thức mỗi buổi sáng thức dậy và lúc đi làm về các cụ thường tới nhà nhau chơi ngồi pha trà cùng vui câu chuyện, còn bây giờ chủ yếu là cung ứng bán nguyên liệu tươi cho nhà máy chế biến chè của nông trường chè Sông Cầu. Thời ấy chè riêng của từng hộ gia đình chẳng đáng kể là bao mà chủ yếu là chè của tập thể. Tới năm 1990, công ty chè mở cửa, bàn giao khoán diện tích chè đến từng hộ gia đình, các hộ gia đình tự sản xuất và căn bản sản phẩm cho công