3.2.3.1. Thuận lợi
Thông qua phỏng vấn sâu Ban quản lý làng nghề và thảo luận nhóm với nhóm hộ tham gia làng nghề em thu được kết quả sau:
- Làng nghề chè nằm trong vùng chè đặc sản nổi tiếng của tỉnh, có khí hậu, thổ nhưỡng đặc biệt. Các thành viên trong làng nghề có kinh nghiệm trong việc trồng và chăm sóc và chế biến chè truyền thống lâu năm.
- Được sự quan tâm chỉ đạo của Đảng, Nhà Nước và các cấp chính quyền tỉnh Thái Nguyên đến việc khôi phục và phát triển làng nghề chè truyền thống trên địa bàn xóm 9 ngày càng phát triển. Góp phần thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa nông thôn và nâng cao đời sống người dân.
- Có hệ thống đường giao thông thuận lợi cho việc giao lưu các sản phẩm chè giữa các các làng nghề với nhau và tiêu thụ sản phẩm ra các xã và các tỉnh khác. - Các hộ tham gia làng nghề được tạo điều kiện tham gia Festival chè, được hỗ trợ kinh phí và có gian hàng trưng bày sản phẩm riêng của làng nghề. Đây là cơ hội xúc tiến quảng bá sản phẩm với du khách trong và ngoài nước.
- Các hộ trong làng nghề được tham gia tập huấn và tham quan học hỏi các xóm khác có nhiều kinh nghiệm.
3.2.3.2. Khó khăn
Kết quả từ thảo luận và phỏng vấn ban quản lý làng nghề và các hộ trong làng nghề em thu được khó khăn trong làng nghề như sau:
- Khó khăn về vốn đầu ra sản phẩm và tiêu thụ:
+ Việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất chè không tuân thủ quy trình sản xuất chè an toàn làm cho chất lượng sản phẩm chè chưa cao.
+ Sản phẩm chè của làng nghề chưa có thương hiệu, chưa có nhiều khác biệt dẫn đến khả năng cạnh tranh với sản phẩm làng nghề khác thấp. Do chất lượng chưa cao và chưa có thương hiệu nên sản phẩm đầu ra thường bị tư thương ép giá.
+ Sự liên kết giữa các hộ tham gia làng nghề với các doanh nghiệp còn lỏng lẻo, do vậy đầu ra không ổn định. Trong khi đó các hộ làng nghề chưa được trang bị kiến thức, kỹ năng bán hàng.
- Khó khăn về nguồn nhân lực: Trình độ tay nghề của các hộ còn yếu: Sản xuất chủ yếu là dựa vào kinh nghiệm; các hộ làng nghề thiếu kiến thức và kỹ năng bán hàng, marketing trong sản xuất và kinh doanh chè.
- Về quy mô sản xuất: Chủ yếu là sản xuất theo quy mô nhỏ lẻ hộ gia đình chưa có quy hoạch vùng sản xuất tập chung. Gây khó khăn trong việc kiểm soát quy trình sản xuất chè an toàn của từng hộ sản xuất.
- Khó khăn về vốn: Thiếu vốn đầu tư cho sản xuất, đổi mới máy móc lạc hậu, thiếu vốn để mở nhà xưởng.