STT Chỉ tiêu ĐVT Số
lượng
Thành tiền (Tr đồng)
1 Máy sao chè bằng củi Cái 60 300.000.000
2 Máy sao chè bằng ga Cái 2 250.000.000
3 Máy vò chè Cái 80 360.000.000
4 Máy đóng gói (máy hút chân không) Cái 5 40.000.000
5 Máy phát cỏ Cái 40 286.000.000
6 Máy bơm nước Cái 42 84.000.000
Tổng 1.320.000.000
(Nguồn: Số liệu điều tra năm 2018)
- Máy móc, công cụ: các gia đình đã có sự đầu tư máy móc, thiết bị theo hướng cơ giới hóa. Nhiều gia đình có máy sao chè, vò chè, một số gia đình có máy đóng gói (máy hút chân không) thuận lợi cho việc đóng gói. Việc đầu tư đem lại lợi ích về nhiều mặt, giảm lao động thủ công, nâng cao năng suất lao động, giảm chi phí nhân công, đồng thời việc dùng máy móc sao chè đã góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm chè.
3.3.5. Cơ cấu tổ chức của làng nghề
Quy trình hoạt động và quản lý làng nghề được khái quát qua sơ đồ sau:
Hình 3.1: Sơ đồ tổ chức quản lý làng nghề
* Ban quản lý làng nghề:
Ban quản lý làng nghề là thành viên thuộc LN, là những người đại diện cho làng viết Đề án công nhận LN cho làng mình. Họ là những cá nhân có uy tín trong làng (thông thường trưởng xóm là trưởng ban quản lý LN) được người dân trong làng bầu ra làm đại diện cho các hoạt động chung của làng. Do vậy, họ là người trực tiếp quản lý các thành viên LN và triển khai các chính sách và khuyến khích, hỗ trợ phát triển làng nghề đến từng hộ và các thành viên trong làng.
* Các tổ chức sản xuất kinh doanh trong làng nghề:
Các tổ chức sản xuất kinh doanh trong làng nghề bao gồm: Các hộ nghề,THT, HTX, các DN là các đơn vị kinh tế độc lập trong làng nghề. Tuy nhiên các tổ viên, thành viên của THT, HTX và DN có thể vừa tham gia tổ chức sản xuất kinh doanh vừa là hội viên LN. Do vậy, các hoạt động của các
Ban quản lý làng nghề THT HTX hộ DN hộ HTX THT hộ Làng nghề
tổ chức sản xuất kinh doanh trong LN cũng tuân thủ theo nhưng quy định chung của LN. Các hình thức tổ chức này đã khẳng định được vai trò to lớn trong việc hỗ trợ đầu vào và phát triển đầu ra cho sản phẩm.
- Ban quản lý làng nghề, thành lập các nhóm sản xuất, mỗi nhóm từ 5-7 xã viên và có một nhóm trưởng chịu trách nhiệm quản lý và giám sát việc thực hiện quy trình sản xuất và chế biến chè.
- Sau khi thành lập các tổ, nhóm sản xuất, LN tổ chức cho xã viên tập huấn về quy trình sản xuất chế biến chè.
3.3.6. Mối quan hệ và hợp tác liên kết trong SXKD của làng nghề
Sản phẩm chè được hình thành từ rất nhiều công đoạn khác nhau: Trồng - chăm bón - thu hái - sơ chế - chế biến thành phẩm - bảo quản - đóng gói - nghiên cứu, xúc tiến thị trường - kênh phân phối, xuất khẩu - bán lẻ, tiêu dùng,... có thể gọi là chuỗi giá trị. Tham gia vào chuỗi giá trị ngành chè hiện nay có các DN, HTX, THT, LN chè, các hộ dân trồng chè.
Hiện nay, tại các LN chè cũng đã hình thành những liên kết, nhưng liên kết này chủ yếu là liên kết ngang giữa các thành viên tham gia HTX, THT. Liên kết dọc giữa doanh nghiệp với HTX, THT rất ít, chủ yếu thông qua hợp đồng mua nguyên liệu và chưa chặt chẽ với người sản xuất.
Kết quả khảo sát tại làng nghề chè truyền thống cho thấy, các hộ dân trong làng nghề đang được liên kết dưới hình thức: Nông dân nhỏ lẻ với các thương lái thu gom và bán tại các chợ đầu mối; Nông dân liên kết thông qua các tổ hợp tác, HTX, DN liên kết với nông dân để thu mua nguyên liệu thông qua hợp đồng. Tuy nhiên chưa có sự liên kết chặt chẽ chia sẻ lợi ích kinh tế; Cơ sở chế biến liên kết với nông dân chủ yếu là thu mua nguyên liệu hoặc sản phẩm chè đã qua quá trình sơ chế.
Ghi chú: Liên kết mạnh Liên kết yếu
Hình 3.2: Sơ đồ liên kết kinh tế sản xuất, chế biến tiêu thụ của làng nghề
Phân tích sơ đồ 3.2 cho thấy, tính liên kết kinh tế chủ yếu trong làng nghề chè là các hộ nông dân (hộ dân sản xuất tự do, tổ viên, THT, thành viên HTX) với người thu gom (thương lái mua tại nhà và bán tại các chợ truyền thống) và HTX, THT, liên kết hộ nông dân với DN, các cơ sở chế biến, đại lý và người tiêu dùng cuối cùng.
Trong mô hình liên kết, liên kết giữa nông dân và nông dân; nông dân với doanh nghiệp chưa thể hình thành nên một mô hình phát triển ổn định và bền vững. Tuy nhiên, có thể bổ sung các yếu tố khác trong chuỗi kinh tế liên kết lại với nhau để hình thành nên mối liên kết “bốn nhà”: Nhà nước, nhà khoa học, nhà nông và DN. Trong chuỗi liên kết này, DN được xem là chủ thể của liên kết. Tuy nhiên, trong liên kết sản xuất sản phẩm, DN khó liên kết với
Hộ dân trong làng nghề THT, HTX Doanh nghiệp Cơ sở chế biến
Người thu gom
Các đại lý
Xuất khẩu
Tiêu thụ nội địa
từng cá thể mà chỉ liên kết với một số tổ chức đại diện. Bởi vậy, cần vận động các hộ nông dân làng nghề theo mô hình liên kết HTX, THT, DN sản xuất phải có hợp đồng, thống nhất định hướng nhằm khắc phục tình trạng sản xuất manh mún, tự phát theo phong trào, để giảm chi phí, tăng năng suất, chất lượng, hạ giá thành sản phẩm nhưng vẫn đảm bảo giá trị của sản phẩm. Từ đó hình thành những “nông dân kiểu mới”. Họ sẽ không sản xuất tự do theo ý của riêng mình hay làm theo kinh nghiệm mà sản xuất triệt để tuân thủ theo quy định, theo nhu cầu và thời điểm thị trường cần.
* Tình hình tiêu thụ chè tại làng nghề
Đầu ra cho sản phẩm là vấn đề được người sản xuất quan tâm hàng đầu. Vì vậy, tiêu thụ là một trong những khâu quan trọng, quyết định đến thu nhập của người sản xuất và ảnh hưởng lớn đến khả năng phát triển về diện tích mô hình chè của địa phương.
Qua điều tra hộ nông dân cho thấy, sản phẩm chè được tiêu thụ chủ yếu với các hình thức, kênh tiêu thụ khá đơn giản, với 3 hình thức phổ biến là:
1. Người sản xuất - bán buôn (tại nhà, chợ) - Đại lý - bán lẻ - Người tiêu dùng:
Ưu điểm của kênh tiêu thụ này - Số lượng bán được nhiều
- Qúa trình buôn bán diễn ra nhanh Nhược điểm
- Qúa trình thanh toán chậm - Chiết khấu lớn
- Kênh tiêu thụ này mang tính chất nhỏ lẻ, phạm vi phân phối hẹp không tập chung được nguồn hàng để mở rộng thị trường.
- Giá cả bấp bênh thay đổi không ổn định, sản phẩm đến tay người tiêu dùng giá cao hơn do phải chịu nhiều chi phí qua các khâu trung gian.
2. Người sản xuất - Đại lý thu mua - công ty, doanh nghiệp
Ưu điểm của kênh tiêu thụ này
- Đối với người sản xuất thì thị trường tiêu thụ sản phẩm ổn định hơn. - Đối với các doanh nghiệp đòi hỏi kiểm tra chất lượng của chè đảm bảo được chất lượng sản phẩm.
- Để có thể tiêu thụ được như vậy thì đòi hỏi người dân phải thực hiện một cách khắt khe trong quy trình sản xuất.
- Bán giá cao, tiền mặt ngay.
- Doanh nghiệp có thể tiêu thụ sản phẩm trong một thời gian ngắn với khối lượng hàng lớn, thu hồi vốn nhanh tiết kiệm được chi phí bảo quản.
Nhược điểm
- Thời gian lưu thông hàng hóa kéo dài, chi phí tiêu thụ tăng, doanh nghiệp khó kiểm soát được các khâu tiêu dùng.
- Đòi hỏi mẫu mã bao bì chi phí lớn
3. Người sản xuất - hợp tác xã - doanh nghiệp: Đây là hình thức tiêu
thụ đảm bảo thị trường tiêu thụ đảm bảo nhất đối với người sản xuất, các doanh nghiệp hỗ trợ chi phí cho người nông dân, Bên cạch đó sẽ được sự giám sát chặt chẽ về mặt kỹ thuật. Sản phẩm được thu gom tập chung và sản phẩm sẽ được đăng ký thương hiệu, nhãn hiệu địa chỉ bao bì.
Trước đây người dân chủ yếu tiêu thụ theo hình thức thứ nhất nhưng cho đến hiện nay đang chuyển dần sang kênh phân phối thứ 3, tham gia vào kênh phân phối này người dân được hưởng nhiều ưu đãi và hỗ trợ. Đầu ra của sản phẩm được ổn định chất lượng sản phẩm được đảm bảo. Sản phẩm chè được đăng ký bảo hộ và có thương hiệu trên thị trường.
* Về tình hình tiêu thụ chè
Các sản phẩm từ cây chè ngày càng được người tiêu dùng ưa chuộng vì tác dụng của nó mang lại. Đặc biệt là sản phẩm chè ngày càng được các khu
vực trong và ngoài nước sử dụng với số lượng lớn. Đây là một trong những thuận lợi cho người dân sản xuất chè tại xóm 9 nói riêng và các vùng khác nói chung. Điều này cũng chính là nguyên nhân chính làm cho các hộ gia đình trên địa bàn đang mở rộng diện tích canh tác, đầu tư vào phát triển cây chè. Do đó tiêu thụ có tầm quan trọng đặc biệt góp phần nâng cao thu nhập. Các sản phẩm chè được sản xuất và bán ra thị trường đa dạng về hình thức, mẫu mã và chủng loại, được thể hiện rõ qua bảng sau: