1.4.2.1. Nhân lực thẩm định giá
Trong quá trình thẩm định giá nói chung, thẩm định máy móc thiết bị nói riêng, cán bộ thẩm định luôn đóng vai trò quan trọng. Họ chính là những người trực tiếp tiến hành hoạt động thẩm định giá trị tài sản. Đây không phải là nghiệp vụ đơn giản, đòi hỏi cán bộ thẩm định không những phải có bằng cấp chuyên môn nghiệp vụ được đào tạo, kiến thức sâu, mà phải là người có kinh nghiệm nghề nghiệp tronglĩnh vực thẩm định giá, hiểu biết các vấn đề liên quan như thị trường, khoa học công nghệ, yếu tố cạnh tranh, đặc biệt phải tuân thủ quy tắc hành nghề thẩm định giá, phải có đạo đức nghề nghiệp, đó là sự trung thực, công bằng, đảm bảo bí mật, không gây mâu thuẫn về lợi ích cho khách hàng. Do vậy, phần nào hiệu quả của công tác thẩm định tài sản phụ thuộc vào chất lượng của nhân tố con người. Sự hiểu biết toàn bộ những kiến thức khoa học, kinh tế, xã hội mà người thẩm định có được thông qua đào tạo hay tự bồi dưỡng kiến thức mà có. Kinh nghiệm, kỹ năng là những gì tích luỹ thông qua hoạt động thực tiễn, năng lực là khả năng nắm bắt, xử lý công việc trên cơ sở các tri thức kiến thức đã được tích luỹ. Tính kỷ luật cao, phẩm chất đạo đức tốt là điều kiện để đảm bảo cho chất lượng thẩm định. Ngược lại, người thẩm định không có kỷ luật, đạo đức không tốt, thiếu tính trung thực có thể bóp méo thông tin, làm sai lệch kết quả thẩm định dẫn tới những rủi ro tiềm tàng cho doanh nghiệp và cho khách hàng thẩm định.
Để đạt được chất lượng tốt trong thẩm định máy móc thiết bị, yêu cầu quan trọng đầu tiên đối với các cán bộ thẩm định là phải nắm vững chuyên môn nghề nghiệp, phải nắm vững các văn bản pháp luật, các chế độ chính sách do Nhà nước quy định. Muốn hoàn thiện tốt công tác thẩm máy móc thiết bị, trước hết bản thân trình độ kiến thức, năng lực, đạo đức của các cán bộ thẩm định phải được nâng cao. Kinh nghiệm trong công tác giúp họ vững vàng trong quyết định mức giá hợp lý. Qua tiếp xúc với khách hàng, khảo sát thực tế để từ đó tìm cách xác định sự thật. Qua trao đổi kinh nghiệm giữa những người làm công tác thẩm định có thể giúp họ tích luỹ thêm kinh nghiệm, hoàn chỉnh thêm kết quả thẩm định của mình.
1.4.2.2. Hệ thống thông tin
Thông tin thu thập được là cơ sở cho phân tích đánh giá, là nguyên liệu cho quá trình tác nghiệp của cán bộ thẩm định. Kết quả thẩm định phụ thuộc vào chất lượng thông tin, muốn có một kết quả thẩm định chính xác cao thì phải có được các thông tin, số liệu đầy đủ, tin cậy trên nhiều góc độ khác nhau. Để có được thông tin cần thiết cho cuộc thẩm định giá, thẩm định viên cần dựa vào các thông tin từ nhiều nguồn liên quan đến vấn đề cần đánh giá và tiến hành sắp xếp thông tin, sử dụng các phương pháp xử lý thông tin một cách thích hợp theo nội dung của quy trình thẩm định. Hai vấn đề cần quan tâm hiện nay là nguồn thông tin và chất lượng thông tin. Thông tin có thể thu thập được từ các nguồn:
- Thông tin từ chính các khách hàng thẩm định giá. Bất kỳ khách hàng nào khi đề nghị thẩm định giá cũng phải có trách nhiệm liệt kê chi tiết các thông tin, hồ sơ về tài sản thẩm định giá theo yêu cầu của đơn vị thẩm định giá. Đó là đặc điểm kinh tế kỹ thuật, model, công suất, nguồn gốc xuất xứ, trình trạng hao mòn hiện tại và những tài liệu, giấy tờ pháp lý cần thiết khác, nguồn thông tin này cần chính xác, khách quan và rất quan trọng, là cơ sở để thiết lập cuộc thẩm định giá.
- Thông tin liên quan đến tài sản thẩm định giá do thẩm định viên, chuyên viên tự thu thập. Thông tin này được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau bằng cách tìm kiếm thông tin từ các chuyên gia kỹ thuật, chuyên gia bảo dưỡng, nhân viên điều hành máy hay từ các nhà cung cấp trên thị trường như hợp đồng, chứng từ mua bán, hóa đơn, phương tiện đại chúng, phiếu điều tra thực tế, trên các văn bản của các cơ
quan nhà nước...đây là nguồn thông tin đáng tin cậy, đảm bảo nhưng cũng có nguồn khác như chào giá của doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, qua phỏng vấn điện thoại, trên internet, sàn giao dịch.... chưa được kiểm chứng, có những tài sản mới chỉ được chào bán mà chưa có giao dịch thành công hoặc đôi khi chỉ là tài sản mang tính chất tương đương, tương đồng.
Sau khi đã thu thập được thông tin thì một vấn đề quan trọng được đặt ra đối với thẩm định viên là xử lý các thông tin đó như thế nào để tìm mức giá phù hợp trước khi sử dụng vừa tiết kiệm được thời gian lại vừa thu được kết quả cao; cần thực hiện các bước điều chỉnh dựa trên các điểm như năm sản xuất, đặc điểm kỹ thuật, nhà sản xuất, điều kiện thị trường thời điểm bán, điều kiện thanh toán, điều kiện khác... Các thông tin thu thập phải kiểm chứng thận trọng bảo đảm thông tin chính xác, có thể sử dụng được trước khi đi vào phân tích tính toán. Khi nắm chắc về kỹ thuật của máy móc thiết bị, về khả năng biến động của thị trường thì cán bộ thẩm định sẽ có quyết định về giá đúng đắn. Để làm được điều này thì phải thực hiện việc khảo sát, phân tích, đánh giá, xây dựng cơ sở dữ liệu, lưu trữ một cách thường xuyên và khoa học.
Như vậy, việc thiết lập hệ thống thông tin đầy đủ chính xác luôn luôn được đặt ra như một nhu cầu cấp thiết đối với công tác thẩm định, thiết lập được một hệ thống thông tin như vậy sẽ trợ giúp cho doanh nghiệp rất nhiều trong việc nâng cao chất lượng thẩm định của công ty.
1.4.2.3. Hệ thống cơ sở vật chất phục vụ thẩm định giá
Cùng với sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của khoa học công nghệ, máy móc thiết bị thẩm định ngày càng phong phú, phức tạp, thông tin thị trường cũng đa dạng, phức tạp. Thực tế đòi hỏi các phương tiện phục vụ công tác thẩm định máy móc thiết bị cần đầy đủ, hiện đại và các phần mềm chuyên dụng giúp công tác thẩm định được diễn ra nhanh chóng, thuận lợi rút ngắn thời gian thực hiện hơn. Chỉ với thời gian ngắn mà máy tính có thể xử lý khối lượng công việc khổng lồ đặc biệt với khả năng nối mạng thì việc truy cập tìm kiếm thông tin, không chỉ trong nước mà có thể kiểm tra từ những nguồn cung ứng bên ngoài như hãng sản xuất, cung ứng trên toàn thế giới. Với ứng dụng các phần mềm chuyên dụng giúp cán bộ thẩm định giá
giải quyết những vấn đề tưởng chừng không thể làm được, từ đó chất lượng thẩm định giá càng được nâng cao.
1.4.2.4. Tổ chức công tác thẩm định
Kết quả thẩm định sẽ phụ thuộc nhiều vào công tác tổ chức, quản lý, điều hành, sự phối hợp nhịp nhàng của cán bộ trong quá trình thẩm định và giữa các khâu trong một quy trình, tạo điều kiện để các bộ phận của bộ máy liên kết lại với nhau, hoạt động của các bộ phận ăn khớp nhau, tạo sự gắn kết giữa người lao động và tổ chức trên cơ sở đảm bảo mục tiêu và các giá trị theo đuổi của tổ chức, sự tôn trọng và đảm bảo các giá trị, lợi ích cá nhân của người lao động qua đó sẽ khai thác một cách tối ưu nguồn nhân lực.
Đây là cơ sở quan trọng của nâng cao năng suất lao động và hiệu quả của thực hiện công việc của người lao động đồng thời tạo lập môi trường làm việc hiệu quả trong tổ chức, trên cơ sở sự chia sẻ trách nhiệm, sự hợp tác chặt chẽ giữa các thành viên trong tổ chức. Đảm bảo sự cân bằng, tin tưởng và gắn kết người lao động với tổ chức nói chung và lãnh đạo tổ chức nói riêng, giúp người lao động thay đổi được nhận thức, thái độ và do đó có được những hành vi ứng xử phù hợp với mục tiêu và giá trị của tổ chức. Công tác tổ chức được thực hiện một cách chặt chẽ, khoa học sẽ khai thác tối đa mọi nguồn lực phục vụ hoạt động thẩm định giá nhằm đạt được hiệu quả tốt nhất.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Trong chương 1 tác giả đã khái quát những cơ sở lý thuyết về hoạt động thẩm định giá máy móc thiết bị. Tác giả cũng nêu cụ thể về các đặc điểm, tính chất, thị trường, nhân tố ảnh hưởng đến công tác máy móc thiết bị và các nội dung đánh giá chất lượng hoạt động thẩm định giá. Công tác thẩm định giá máy móc thiết bị cần phải tuân thủ theo quy trình chặt chẽ, đầy đủ các bước, vận dụng các nguyên tắc thẩm định cơ bản, áp dụng linh hoạt các phương pháp sao cho phù hợp với từng loại máy móc thiết bị và các mục đích khác nhau.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẢM ĐỊNH GIÁ MÁY MÓC
THIẾT BỊ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THẢM ĐỊNH GIÁ VINACONTROL
2.1. Khái quát về Công ty Cổ phần Thẩm định giá Vinacontrol
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triên
Công ty Cổ phần Thẩm định giá Vinacontrol (Vinacontrol PV) tiền thân là Trung tâm thẩm định giá Vinacontrol, là một đơn vị phụ thuộc của Công ty CP Giám định Vinacontrol (nay là Công ty CP Tập đoàn Vinacontrol). Vinacontrol PV được chuyển đổi từ Công ty TNHH Thẩm định giá Vinacontrol, hoạt động dưới mô hình Công ty cổ phần theo quy định của Luật quản lý giá từ ngày 30/09/2015.
Trên cơ sở kế thừa tất cả những kinh nghiệm về giám định chất lượng, giá trị sử dụng của nhiều loại hàng hóa, tài sản khác nhau và uy tín trong việc cung cấp các dịch vụ tư vấn đánh giá mang tính khách quan, trung lập của Công ty Cổ phần Tập đoàn Vinacontrol, Vinacontrol PV đã triển khai thành công dịch vụ thẩm định giá tài sản, được khách hàng tin tưởng và thừa nhận là doanh nghiệp thẩm định giá uy tín và chuyên nghiệp tại Việt Nam.
Hiện nay, Vinacontrol PV có trụ sở chính tại Hà Nội và có hai chi nhánh đặt tại Thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nang.
Vinacontrol PV hiện đang sở hữu một ngân hàng dữ liệu về tài sản đầy đủ, phong phú, đồng thời đã xây dựng những quy trình, phương pháp thẩm định phù hợp với các tiêu chuẩn Việt Nam và Quốc tế.
Vinacontrol PV là đơn vị thẩm định giá đáng tin cậy và được nhiều doanh nghiệp, khách hàng lựa chọn thực hiện dịch vụ thẩm định giá và xác định giá trị doanh nghiệp tại Việt Nam. Hàng năm, Công ty thực hiện hàng nghìn vụ định giá, góp phần làm minh bạch công tác tài chính của nhiều doanh nghiệp, tiết kiệm ngân sách nhà nước và đóng góp không nhỏ vào sự phát triển của nền kinh tế quốc gia.
2.1.2. Cơ cấu tổ chức và lĩnh vực hoạt động
2.1.2.1. Cơ cấu tổ chức
Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức của công ty
(Nguồn: Hồ sơ năng lực Vinacontrol PV)
- Giám đốc chịu trách nhiệm về mọi hoạt động và kết quả kinh doanh của Công ty, nhiệm vụ đối với Nhà nước, bảo toàn và phát triển Công ty, đảm bảo đời sống của cán bộ công nhân viên trong Công ty. Giám đốc có quyền hạn cao nhất trong công ty, thực hiện giám sát, tổ chức, điều hành các hoạt động của công ty, xây dựng các phương án kinh doanh, kế hoạch đầu tư...
- Các phó giám đốc là người giúp việc cho Giám đốc trong việc quản lý, điều hành hoạt động của công ty, chịu trách nhiệm trước Giám đốc về những nội dung công việc được phân công và ủy quyền.
- Các ban chuyên trách trong công ty có nhiệm vụ thực hiện công việc chuyên môn, giúp giám đốc quản lý tốt các hoạt động của công ty. Bên cạnh đó phối hợp hoạt động với nhau để thực hiện nhiệm vụ chung của công ty và mang lại hiệu quả cao nhất.
2.1.2.2. Lĩnh vực hoạt động
• Loại hình dịch vụ:
- Thẩm định giá tài sản, tư vấn các vấn đề liên quan đến giá bao gồm: + Động sản: Máy móc, thiết bị, dây chuyển sản xuất; Phương tiện vận tải; + Bất động sản: Quyền sử dụng đất; Khu đất dự án; Nhà ở; Nhà xưởng; Trung tâm thương mại, khách sạn; Cao ốc văn phòng; Chung cư; Trang trại; Sân Golf...
- Xác định giá trị doanh nghiệp: Doanh nghiệp nhà nước; Doanh nghiệp tư nhân; Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; Doanh nghiệp liên doanh; Các doanh nghiệp khác...
- Thẩm định giá tài sản vô hình: thương hiệu, bằng sáng chế, dây chuyền công nghệ,...
- Dự báo giá cả thị trường, nghiên cứu khoa học về giá;
- Dịch vụ giám định thương mại: giám định về quy cách, phẩm chất, tình trạng, số - khối lượng, bao bì, ký mã hiệu đối với mọi loại hàng hóa (gồm cả máy móc, dây chuyền công nghệ, đá quý, kim loại quý hiếm. )
- Các dịch vụ có liên quan khác. • Mục đích thẩm định để phục vụ cho:
- Mua bán, chuyển nhượng, vay vốn ngân hàng;
- Đầu tư và góp vốn doanh nghiệp, cổ phần hóa, sáp nhập doanh nghiệp; - Liên doanh, thành lập hoặc giải thể doanh nghiệp;
- Hạch toán kế toán để tính thuế;
- Cầm cố, thanh lý, phân chia, xử lý tài sản;
- Thực hiện nghĩa vụ về tài chính đối với Nhà nước; - Đền bù, giải phóng mặt bằng;
- Chứng minh tài sản bảo lãnh du học...
2.2. Thực trạng công tác thẩm định giá máy móc thiết bị tại Công ty Cổ phầnThâm định giá Vinacontrol Thâm định giá Vinacontrol
2.2.1. Cơ sở tiến hành công tác thâm định giá máy móc thiết bị tại Vinacontrol PV
• Căn cứ văn bản pháp lý:
- Luật giá số 11/2012/QH13 được Quốc hội Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 20/6/2012.
- Nghị định số 177/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật giá.
- Nghị định số 89/2013/NĐ-CP ngày 06/8/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật giá về Thẩm định giá.
- Thông tư số 38/2014/TT-BTC ngày 28/3/2014 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn một số điều của Nghị định số 89/2013/NĐ-CP ngày 06 tháng 8 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật giá về thẩm định giá.
- Thông tư số 158/TT-BTC ngày 27/10/2014 của Bộ Tài chính về việc ban hành tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam số 01, 02, 03 và 04.
- Thông tư số 28/2015/TT-BTC ngày 06/3/2015 của Bộ Tài chính về việc ban hành tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam số 05, 06 và 07.
- Thông tư 126/2015/TT-BTC ngày 20/08/2015 của Bộ Tài chính về việc ban hành tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam số 08, 09 và 10.
- Thông tư số 45/2013/TT-BTC của Bộ Tài Chính ngày 25/4/2013 hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định.
- Thông tư số 147/2016/TT-BTC của Bộ Tài Chính ngày 13/10/2016 sửa đổi, bổ sung một số điều của thông tư số 45/2013/TT-BTC ngày 25 tháng 4 năm 2013 của Bộ Tài Chính hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định.
• Căn cứ văn bản nội bộ của Vinacontrol PV:
- Phương pháp giám định máy, thiết bị đã qua sử dụng số 10.1KT-PPGĐ28- CT năm 2011 của Vinacontrol.
- Ngân hàng dữ liệu của Vinacontrol PV.
- Kết quả khảo sát thông tin thị trường liên quan đến giá trị tài sản cùng loại. Các văn bản khác có liên quan.
2.2.2. Quy trình thẩm định giá máy móc thiết bị tại Vinacontrol PV
Quy trình thẩm định giá tại công ty áp dụng căn bản theo Tiêu chuẩn thẩm định giá số 5 ban hành theo Thông tư 28/2015/TT-BTC ngày 06 tháng 03 năm 2015, và cụ thể hóa như sau.