Quy trình hoạt động sản xuất kinh doanh của CTCPDD Hải Thịnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tìm hiểu quy trình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần dinh dưỡng hải thịnh bắc ninh​ (Trang 41)

Là doanh nghiệp còn non trẻ trong lĩnh vực sản xuất TACN nhưng doanh nghiệp luôn là lá cờ đầu trong phát triển doanh nghiệp tại địa phương luôn dành được sự quan tâm đặc biệt từ ban lãnh đạo tỉnh. Với hướng đi đúng các sản phẩn của CTCP dinh dưỡng Hải Thịnh được người chăn nuôi trên cả nước tín nhiệm sử dụng với 3 thương hiệu: COMPLEX FEED, HAITHINH FEED, GRENHOPE. Công ty tự hào là nhà cung cấp thức ăn chăn nuôi hàng đầu trong nước, đem đến những dịch vụ và sản phẩm tốt nhất cho người chăn nuôi”[10]. Những câu nói đầu trong website chính thức giới thiệu về công ty đã phần nào nói lên tính chất và hoạt động chính của Hải Thịnh. Tại thời điểm nghiên cứu Hải Thịnh đang phát triển mạnh nhất trong lĩnh vực sản xuất TACN tiếp đó là kênh phân phối kinh doanh rộng rãi tại thị trường phía Bắc. Kết hợp giữa nghiên cứu thử nghiệm sản phẩm và xây dựng hoàn thiện hệ thống công ty, Hải Thinh đang phát triển và khai thác về mảng trang trại với 10.000 heo bố mẹ và 1.000 heo ông bà tại ở 2 trại Gia Bình – Bắc Ninh và Hiệp Hòa – Bắc Giang. Cung cấp giống cho người chăn nuôi. Xây dựng lò giết mổ tập trung để thu mua sản phẩm đầu ra cho người chăn nuôi. Các sản phẩm thu mua tiếp tục được đưa đến các khu sản xuất thực phẩm sạch và an toàn ( Chủ yếu là các sản phẩm thịt lợn như Xúc Xích và thịt lợn sạch an toàn) cung cấp cho các chợ tại 2 tỉnh có trang trại.

Nhằm tối ưu hóa nguồn nguyên liệu Hải Thịnh cũng đang có 1 cơ sở chế biến mỡ động vật cùng khu với cơ sở sản xuất thực phẩm sạch.

Ta có thể khái quát quy trình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty theo sơ đồ chuỗi giá trị như sau:

Hình 3.2. Sơ đồ chuỗi giá trị của CTCP DD Hải Thịnh 3.2.1 Lĩnh vực sản suất thức ăn chăn nuôi

3.2.1.1 Dây chuyền sản xuất

Với sự thay đổi và phát triển không ngừng của khoa học công nghệ trong chế tạo máy móc phục vụ nông nghiệp Hải Thịnh đã mạnh dạn đầu tư và nhập khẩu máy móc dây chuyền sản xuất TACN với quy trình cân trộn tự động hóa

Sản xuất TANC Tổng công ty vật tư, NPP cấp 1 Đại Lý Phân Phối TACN Đại lý, cửa hàng bán thức ăn chăn nuôi Hộ chăn nuôi, trang trại nhỏ

100% với công suất dây chuyền lên đến 200 ngìn tấn/ năm. Hiệu quả máy 6 tấn/h. Điều khiển tự động quá trình cân, trộn các thành phần phối liệu (cám, bột ngô, bột cá...) cùng với dầu béo và các chất vi lượng theo công thức (tỉ lệ phối trộn) và công nghệ đã định, mô phỏng trạng thái hoạt động của toàn dây chuyền sản xuất trên màn hình, đồng thời lưu trữ và thống kê số liệu trong từng thời gian làm việc cụ thể. Tích hợp cân đóng bao thành phẩm.

Một vài thông số kỹ thuật được phòng nghiên cứu cung cấp như: - Cho phép tạo, lưu và chọn công thức sản xuất.

- Đặt trước tham số cho mỗi lần làm việc (chọn công thức, khối lượng mẻ, số mẻ, các thời gian trộn, xả và bơm chất béo...).

- Điều khiển 2 cân định lượng cho 9 đến 16 thành phần (tuỳ theo cấu hình dây chuyền sản xuất), cân theo nguyên tắc cộng dồn từng thành phần. Năng suất dây chuyền 2-20T/h

- Có cơ chế tự bù sai số hệ thống. Độ chính xác cân tĩnh: 0.1%; cân động: 0.5%.

- Hoạt động phân cấp: Bộ LFPC điều khiển, máy tính mô phỏng, lưu trữ và quản lý. Bộ LFPC có chế độ làm việc độc lập và lưu trữ số liệu cho 500 mẻ.

- Cho phép làm việc ở chế độ tự động và bán tự động.

- Có chế độ chạy kiểm tra để kiểm tra toàn bộ hệ thống trong điều kiện không tải.

- Cho phép in số liệu từng mẻ kiểm tra độ chính xác, in phiếu xuất cho một ca làm việc và báo cáo thống kê ngày, tháng.

- Hỗ trợ vận hành: Hướng dẫn vận hành hệ thống trực tiếp trên màn hình, hướng dẫn liên quan đến các thông báo sự cố trong quá trình làm việc.

- Cân đóng bao cho phép đặt 5-50kg/bao; năng suất 2-10 tấn /h. Dưới đây là hình ảnh về dây chuyền sản xuất TACN của công ty.

Hình 3.3. Dây chuyền sản xuất TACN của công ty.

3.2.2.2 Đầu vào sản xuất

Với bất kỳ công ty sản xuất nào việc tìm đầu vào cho quá trình sản xuất là hết sức quan trọng. Các tiêu chí đầu tiên trong khâu đầu vào là nguyên vật liệu sản xuất phù hợp, có chất lượng tốt và giá cả hợp lý. Hiện nay công ty đang sử dụng nguyên liệu nhập 100% mà chưa tự chế biến và sản xuất nguyên liệu tinh từ nguyên liệu thô được. ở đây có 2 vấn đề được đặt ra. Việc nhập nguyên liệu đã qua chế biến làm cho công ty không thể chủ động nguồn nguyên liệu và giá cả sẽ cao dẫn đến khó giảm được chi phí sản xuất tạo lợi thế cạnh tranh về giá cho sản phẩm đầu ra. Dưới đây là bảng tổng hợp một số nguyên liệu nhập thường xuyên

của công ty và sản lượng theo tháng để ta có cái nhìn toàn diện hơn về nguồn nguyên liệu đầu vào cho quá trình sản xuất của CTCP DD Hải Thịnh.

Bảng 3.1. Lượng nhập nguyên liệu đầu vào năm 2015-2017

Mặt hàng Đơn vị cung cấp ĐVT lượng nhập Năm 2015 cấu (%) Năm 2016 cấu (%) Năm 2017 cấu (%)

Bột thịt xương bò CT CP TACN Thái Dương Tấn 4200 8,1 5400 8,6 3800 8,3

Gluten Ngô

Công Ty CP Thức Ăn Chăn Nuôi Thái Dương

Tấn 5.200 10,0 6.300 10,0 4.700 10,2

Bã ngô

Công Ty CP Thức Ăn Chăn Nuôi Thái Dương

Kg 14.600 28,1 16.900 26,8 12.300 26,7

Bột Gluten ngô, USA

Công Ty CP Thức Ăn Chăn Nuôi Thái

Dương Kg 6700 12,9 8200 13,0 5800 12,6 Phụ phẩm công nghệ chế

biến các loại ngũ cốc, DDGS (Distillers dried grains with solubles)

Công Ty TNHH Sản Xuất TM&ĐT Anh Dũng

Kg 600 1,2 950 1,5 700 1,5

Khô dầu đậu tương

Công Ty TNHH Sản Xuất TM&ĐT Anh Dũng)

Tấn 8500 16,3 9700 15,4 7450 16,2 Khô dầu đậu nành

Công Ty TNHH Sản Xuất TM&ĐT Anh Dũng

Tấn 8200 15,8 9300 14,8 8000 17,4 Dinh dưỡng hỗ trợ tiêu

hóa vật nuôi dùng trong thức ăn chăn nuôi lợn và gia cầm

Công Ty TNHH

Dairy Việt Nam) Kg 800 1,5 1050 1,7 600 1,3 Premix 9011E Công Ty TNHH Dairy Việt Nam Kg 700 1,3 940 1,5 650 1,4 Microvit (TM) AD3

Supra 1000-200

Công Ty TNHH

Dairy Việt Nam Kg 300 0,6 560 0,9 200 0,4 Một số nguyên liệu khác

theo công thức Nhiều đơn vị Tấn 2200 4,2 3700 5,9 1800 3,9

Tổng 52.000 100 63.000 100 46.000 100

Nguồn: Phòng tổng hợp

Qua bảng ta thấy nguyên liệu được nhập qua 3 năm lần lượt là 52.000 tấn năm 2015, 63.000 tấn năm 2016 và 46.000 tấn năm 2017. Trong đó:

- Lượng bã ngô nhập vào là nhiều nhất trong tất cả các thành phần, lượng nhập cụ thể qua các năm là 14.600 tấn năm 2015 chiếm 28,1% tổng lượng nhập, năm 2016 con số này là 16.900 chiếm 26,8% tổng lượng nhập và năm 2017 là 12.300 chiếm 26,7% tổng lượng nhập có sự giảm về lượng năm 2017 vì năm này chứng kiến sự đi xuống của thị trường TACN chủ yếu là thức ăn cho lợn.

- Tiếp đến là khô đậu tương với lượng nhập năm 2015 là 8500 tấn chiếm 16,3% trong tổng cơ cấu, sang năm 2016 con số này là 9.700 chiếm 15,4% trong tổng cơ cấu và năm 2017 là 7.450tấn chiếm 16,2%.

Ngoài ra các chế phẩm từ ngô, khô đậu nành, ngô glucogen và xương bò cũng được nhập nhiều vì đây chủ yếu là các thành phần chính trong sản xuất TACN. Các phụ phẩm khác cũng được nhập với công thức cụ thể được các chuyên viên và đội ngũ kỹ thuật của công ty tính toán kỹ càng trước khi đặt hàng và sản xuất. Ngoài ra những nguyên liệu khác cũng được nhập từ các đơn vị có tư cách pháp nhân và đăng ký kinh doanh đầy đủ. Các đơn vị này rất có tên tuổi trong ngành cung ứng nguyên liệu cho sản xuất thức ăn chăn nuôi trong nước và có nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực này.

3.2.2.3 Sản phẩm đầu ra

* Các dòng sản phẩm của CTCP DD Hải Thịnh

Với dây chuyền công nghệ máy móc hiện đại, nguồn nguyên liệu đầu vào chất lượng hàng năm CTCP DD Hải Thịnh cung ứng cho thị trường thức ăn chăn nuôi trong nước khoảng 50 ngìn tấn TACN các loại mang về lợi nhuận và cơ hội việc làm cho rất nhiều lao động.

Trên thị trường hiện tại công ty có 3 thương hiệu sản phẩm chính là - Grenhope

- ComplexFEED - Hai ThinhFEED

Với 3 thương hiệu này công ty có 19 mã sản phẩm phục vụ cho 3 loại đối tượng chăn nuôi chính là Gà, Vịt Ngan, và lợn. Dưới đây là bảng tổng hợp các sản phẩm mà Hải Thịnh đang cung ứng ra thị trường theo từng loại đối tượng

Bảng 3.2. Các mã sản phẩm công ty hiện có

STT Đối tượng Mã sản phẩm

Thức ăn cho heo

1 Thức ăn cho heo tập ăn GH999, 517-HT, 517S-HT,

2 Thức ăn cho heo con GH 828, 102S – HT, 519S – HT, 519S – HT 3 Thức ăn cho heo thịt GH 838, GH 817, 519 H - HT

4 Thức ăn cho heo nái mang thai 821

5 Thức ăn cho heo nái nuôi con 520 – CF, 822 S, 520S – HT, 821 L

Thức ăn cho gà

6 Thức ăn cho gà con G01 – HT, GH 843

7 Thức ăn cho gà thịt 515 – HT, 515 – CF, GH 844 8 Thức ăn cho gà vỗ béo G02 – HT

Thức ăn cho gà đẻ GH 848 S

Thức ăn cho vịt, ngan

9 Thức ăn cho vịt con 524 – CF, GH 853 10 Thức ăn cho vịt , ngan 525 – HT, GH 854

Thức ăn cho vịt , ngan vỗ béo GH 855, 525 - CF Thức ăn cho vịt hậu bị 530 - HT

Thức ăn cho vịt đẻ 526S - HT

* Thị trường tiêu thụ TACN

Bảng 3.3. thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty dai đoạn 2015 – 2017

Thị trường Sản lượng 2015 (Tấn) Sản lượng 2016 (Tấn) Sản lượng 2017 (Tấn) So sánh 2016/2015 (%) 2017/2106 (%) BQC Bắc Giang 10.000 12.100 9.000 121,0 74,4 97,7 Bắc Ninh 12.000 15.400 11.800 128,3 76,6 102,5 Thái NGuyên 6.300 8.200 5.600 130,2 68,3 99,2 Tuyên Quang 8.500 9.000 7.300 105,9 81,1 93,5 Hưng Yên 6.000 7.800 5.400 130,0 69,2 99,6 Phú Thọ 6.700 7.500 6000 111,9 80,0 96,0 Bắc Kạn 2.500 3.000 900 120,0 30,0 75,0 Tổng 52.000 63.000 46.000 121,2 73,0 97,1 Nguồn: Phòng tổng hợp

Với vị trí địa lý nằm ở tỉnh Bắc Ninh nên các sản phẩm sản xuất ra của công ty phân phối và tiêu thụ nhiều ở các tỉnh phía bắc. Mặc dù ra đời sau và vốn huy động nhỏ nhưng qua 12 năm phát triển công ty gặt hái được khá nhiều thành công trên thị trường. Sản phẩm của công ty hiện đang phân phối tại 6 tỉnh thành phía bắc như: Tuyên Quang, Phú Thọ, Thái Nguyên … với sản lượng sấp sỉ 50 ngìn tấn/ năm. Ta cùng xem qua bảng tổng sản lượng tiêu thụ trên địa bàn các tỉnh qua 3 năm từ 2015 – 2017 để thấy rõ hơn về thị trường tiêu thụ của công ty.

Qua bảng ta thấy thị trường tỉnh Bắc Ninh đang tiêu thụ sản phẩm cho công ty nhiều nhất từ năm 2015 là 12.000 tấn/năm năm 2015 dến 11.800 tấn / năm năm 2017 các loại TACN. tiếp theo là Bắc Giang với 10.000 tấn/năm năm 2015 đến 9.000 tấn / năm năm 2017. Thấp nhất là Bắc Kạn với sản lượng tiêu thụ lần lượt là 2.500 tấn/ năm năm 2015 và 900 tấn/ năm năm 2017.

Từ năm 2015 sang 2016 tất cả các địa bàn mà công ty đang phân phối sản phẩm đều tăng sản lượng tiêu thụ với tổng chung là tăng 121% toàn thị trường cụ thể:

-Bắc giang tăng sản lượng tiêu thụ từ 2015 là 10.000 tấn lên 121% năm 2016. - Tiếp đến là Bắc Ninh tăng 128% so với cùng kỳ năm 2015

- Thái Nguyên tăng 130,2% - Tuyên Quang là 105,9% - Hưng Yên là 130% - Phù Thọ là 111,9% - Bắc Kạn là 121%

Từ năm 2016 đến năm 2017 thị trường TACN cả nước hết sức ảm đạm từ các hộ chăn nuôi đến trang trại gây ảnh hưởng lớn đến khả năng tiêu thụ của hầu hết các cty, doanh nghiệp sản xuât TACN. Hải Thịnh tuy đã đưa ra các biện pháp hết sức chính xác và cụ thể như chuyển hướng sản xuất sang thức ăn phục vụ các vật nuôi khác, mở rộng và kiên trì bám trụ thị trường tuy nhiên tất cả các biện pháp đó vẫn không làm cho sản lượng tiêu thụ của công ty giữ vững. Từ

2016 tổng mức tiêu thụ trên toàn thị trường là 63.000 tấn sang năm 2017 toàn thị trường tiêu thụ của công ty chỉ còn 46.000 tấn giảm còn 73,6% so với cùng kỳ. Trong đó:

Bắc giang giảm sản lượng tiêu thụ từ 2016 là 12.100 tấn xuống 74% năm 2017. - Tiếp đến là Bắc Ninh giảm còn 76,6% so với cùng kỳ năm 2015

- Thái Nguyên giảm còn 68,3% - Tuyên Quang là 81,1%

- Hưng Yên còn 69,2% - Phù Thọ còn 80% - Bắc Kạn là 73%

3.2.2. Lĩnh vực chăn nuôi trang trại

Ngoài việc sản xuất TACN công ty, hiện còn sở hữu 2 trang trại chăn nuôi lợn tại tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang gồm trại Gia Bình – Bắc Ninh, Hiệp Hòa - Bắc Giang. Tại 2 trại có tổng lượng chăn nuôi là 10.000 lợn bố mẹ và 1.000 lợn ông bà. Hai trại này cung cấp rất nhiều giống cho các trang trại và hộ chăn nuôi trên 2 tỉnh có trang trại của công ty. Ngoài việc để cung cấp giống tại 2 trang trại này công ty cũng có khu vực để áp dụng thí điểm những quy trình chăn nuôi và thức ăn để hoàn thiện quy trình chăm sóc và chương trình tiêm vắc xin để từ đó tư vấn cho các trang trại và hộ chăn nuôi.

Việc mở rộng chăn nuôi lợn thịt cũng được công ty xây dựng kế hoạch tuy nhiên do nguồn vốn có hạn nên việc đầu tư cơ sở vật chất chưa cho phép cũng như việc chăn nuôi lợn thịt không nhằm mục đích chính là cung cấp con giống cho các trang trại mà chỉ nhằm mục đích tạo lợi nhuận và cung cấp nguyên liệu cho mảng sản xuất thực phẩm sạch nên công ty vẫn chưa phát triển ngay mà đang xây dựng kế hoạch cho lâu dài.

Ta sẽ xem qua bảng cơ cấu và lượng cung cấp ra thị trường của 2 trang trại để hiểu rõ hơn về mảng kinh doanh trang trại của công ty.

Bảng 3.4. Quy mô và khả năng cung ứng các trại chăn nuôi của công ty Chỉ tiêu Số lượng 2015 (con) Số lượng 2016 (con) Số lượng 2017 (con) So sánh 2016/2015 (%) 2017/2016 (%) BQC Cặp lợn F1 960 1.066 658 111 61,7 86,3838727 Cặp lợn F2 8256 10.030 7.250 121,5 72,3 96,8852768 Khả năng cung ứng 19.800 24.072 17.400 121,6 72,3 96,9294541 Tổng 29.016 35.168 25.308 121,2 72 96,5826219 Nguồn: Phòng tổng hợp

Qua bảng ta thấy quy mô và khả năng cung ứng của 2 trang trại có sự thay đổi. Năm 2015 cặp lợn ông bà của 2 trại có 960 con sang năm 2016 số lượng tăng lên 1066 con tương ứng tăng 111% so với cùng kỳ năm trước. con số này là 658 con năm 2017 tương ứng giảm còn 61,7% so với cùng kỳ

Năm 2015 cặp lợn bố mẹ tại 2 trại là 8256 con sang năm 2016 số lượng tăng lên đạt 10030 con tương đương 121,5% so với cùng kỳ năm trước. con số này là 7250 con tương đương đạt giảm còn 72,3% so với cùng kỳ năm 2016.

Năm 2015 khả năng cấp giống tại 2 trại là 19800 con sang năm 2016 số lượng tăng lên đạt 24027 con tương đương 121,6% so với cùng kỳ năm trước. con số này là 17400 con tương đương đạt giảm còn 72% so với cùng kỳ năm 2016.

3.2.3. Các lĩnh vực kinh doanh khác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tìm hiểu quy trình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần dinh dưỡng hải thịnh bắc ninh​ (Trang 41)