Đây là nhóm nhân tố ảnh hưởng mạnh mẽ trực tiếp nhất đến hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung trong đó có công tác tiêu thụ sản phẩm. Nhóm nhân tố này gồm:
*Công tác nghiên cứu thị trường của doanh nghiệp:
Sẽ không có một doanh nghiệp nào có thể với tới tất cả các khách hàng. Mặt khác doanh nghiệp không chỉ có một mình trên thị trường mà mỗi doanh nghiệp thường chỉ có một thế mạnh xét trên phương diện nào đó trong việc thoả mãn nhu cầu thị trường. Nghiên cứu để phân loại thị trường lựa chọn thị trường mục tiêu thực chất là vấn đề biết tập trung nỗ lực của doanh nghiệp đúng thị
trường xây dựng cho mình một phong cách riêng một hình ảnh riêng nghiên cứu thị trường một cách hiệu quả giúp doanh nghiệp nắm bắt được chính xác và ngày càng thoả mãn tốt hơn nhu cầu của khách hàng giảm được chi phí tiêu thụ, giảm rủi ro trong kinh doanh. Điều này không chỉ thể hiện ở việc doanh nghiệp bán được nhiều hàng hoá hơn mà qua đó còn tác động đến người tiêu dùng làm thay đổi cơ cấu tiêu dùng của họ.
*Các chính sách Marketing mix của doanh nghiệp:
- Xây dựng chính sách sản phẩm: Trong nền kinh tế thị trường sản phẩm được hiểu là mọi thứ có thể chào bán trên thị trường để chú ý, mua, sử dụng, hay tiêu dùng, có thể thoả mãn được mong muốn hay nhu cầu của người tiêu dùng. Hầu hết các doanh nghiệp đều áp dụng chiến lược kinh doanh, chuyên môn hoá kết hợp với đa dạng hoá sản phẩm. Vì vậy việc lựa chọn cho doanh nghiệp một chính sách sản phẩm sao cho phù hợp và có hiệu quả nhất trong sản xuất kinh doanh là hết sức quan trọng. Chính sách sản phẩm là nền tảng, là sự cần thiết trong chiến lược sản xuất kinh doanh chỉ khi có được một chính sách hợp lý thì doanh nghiệp mới có thể có phương hướng đầu tư nghiên cứu, thiết kế sản xuất hàng loạt. Chính sách sản phẩm đúng đắn thì sẽ thu được hiệu quả cao trong sản xuất kinh doanh. Ngược lại chính sách sản phẩm không đảm bảo một sự tiêu thụ chắc chắn thì những hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp sẽ rất mạo hiểm và có thể dẫn tới những thất bại. Ở chính sách này doanh nghiệp cần phải giải quyết những vấn đề chủ yếu:
+ Xác định nhu cầu của thị trường về sản phẩm mà doanh nghiệp có thể cung cấp và đâu là thị trường mục tiêu.
+ So sánh sản phẩm của doanh nghiệp với sản phẩm cùng loại của đối thủ cạnh tranh.
+ Xây dựng các chính sách cho phù hợp. Trong chiến lược sản phẩm doanh nghiệp cần nghiên cứu và thực hiện:
+ Xác định chủng loại kiểu dáng tính năng tác dụng của sản phẩm. + Chỉ tiêu chất lượng, màu sắc, nhãn hiệu, bao bì.
+ Chu kỳ sống của sản phẩm, nghiên cứu thiết kế sản phẩm mới.
- Xây dựng chính sách giá: Giá của sản phẩm hàng hoá có vị trí quan trọng và ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp nó đem đến lợi nhuận cũng như sự tồn tại và phát triển hay thất bại của doanh nghiệp. Trong nền kinh tế thị trường giá cả xác định bởi hai quy luật chủ yếu là quy luật cung cầu và quy luật giá trị, tức là tồn tại ngoài ý muốn chủ quan của doanh nghiệp. Do vậy trong quá trình sản xuất kinh doanh doanh nghiệp không thể định giá một cách tuỳ tiện theo cách chủ quan của mình. Mức giá của sản phẩm không thể quy định một cách cứng nhắc từ khi sản phẩm mới được đưa ra trên thị trường, mà phải được xem xét một cách định kỳ trong suốt chu kỳ sống của sản phẩm tuỳ theo những thay đổi về mục tiêu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, sự vận động của thị trường, chi phí sản xuất của doanh nghiệp cũng như mức giá của đối thủ cạnh tranh. Trong khi hoạch định kế hoạch tiêu thụ doanh nghiệp cũng phải xác định được chính sách của mình sao cho khai thác được tối đa những lợi thế về giá trị tiêu thụ được sản phẩm nhiều nhất, nhanh nhất nhằm đạt được mục tiêu của mình.
- Chiến lược cạnh tranh về giá: Là chiến lược mà doanh nghiệp nhắm đến một phân khúc thị trường rất cụ thể và cung cấp cho thị trường mức giá thấp nhất có thể. Chiến lược cạnh tranh này giúp cho doanh nghiệp có được lợi nhuận cao từ việc có được chi phí thấp, giảm sự gia nhập từ các sản phẩm thay thế. Để đạt được điều này, doanh nghiệp cần có chi phí sản xuất thấp, bán được lượng hàng lớn, thị phần cao. Ví dụ, một công ty bán đồ uống cung cấp năng lượng có thể nhắm mục tiêu đến một thành phố có nhiều người tập luyện các môn thể thao và bán những đồ uống đó với giá thấp hơn nhiều so với các đối thủ cạnh tranh. Việc phân khúc thị trường này có nhiều khả năng mua nước tăng lực là yếu tố chính khiến công ty quyết định giảm giá sẽ là lợi thế. Tuy nhiên, sự thay đổi về mặt công nghệ nhanh chóng ngày nay có thể khiến việc cắt giảm chi phí không thể vững bền trong một thời gian dài, lạm dụng giá cả có thể khiến doanh nghiệp bị thua lỗ và thất bại vậy nên doanh nghiệp cần cân nhắc kỹ trước khi lựa chọn
chiến lược cạnh tranh này.
- Xây dựng chính sách phân phối: Phân phối là cách thức mà doanh nghiệp đưa các sản phẩm của mình đến tay người tiêu dùng. Việc thiết lập được các kênh phân phối phù hợp và hợp lý sẽ đảm bảo các sản phẩm đến tay người tiêu dùng một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất. Những căn cứ để doanh nghiệp tổ chức được các kênh phân phối cho phù hợp với thị trường là:
+ Khối lượng nhu cầu thị trường và cơ cấu của nhu cầu. + Trạng thái của thị trường.
+ Tiềm năng và khả năng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. + Đặc điểm ngành hàng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
+ Điều kiện cơ sở hạ tầng. Việc hoạch định các kênh phân phối có nội dung chủ yếu là nghiên cứu phân tích, lựa chọn tìm ra những kênh phân phối phù hợp nhất với tình hình và vị thế của doanh nghiệp trên thị trường. Một chính sách phân phối hợp lý sẽ làm thúc đẩy tăng cường khả năng liên kết nâng cao hiệu quả quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Để chính sách phân phối của doanh nghiệp đạt được hiệu quả cao phụ thuộc rất lớn vào chính sách sản phẩm và chính sách giá của doanh nghiệp.
-Xây dựng chính sách hỗ trợ và xúc tiến bán hàng: Trong nền kinh tế thị trường sản phẩm của doanh nghiệp muốn tiêu thụ được thì phải đáp ứng được yêu cầu của người tiêu dùng về giá cả, chất lượng cũng như thị hiếu. Một loại sản phẩm có chất lượng tốt, giá cả chấp nhận được nhưng nếu không được khách hàng biết đến nhiều thì cũng khó tiêu thụ được một cách nhanh chóng. Do vậy, nhiệm vụ của doanh nghiệp ngoài việc sản xuất ra những sản phẩm có chất lượng, giá cả phù hợp còn phải làm nhiều cách để người tiêu dùng biết đến sản phẩm của mình càng nhiều càng tốt hay nói cách khác là doanh nghiệp cần phải quảng bá sản phẩm của mình cho người tiêu dùng biết bằng các biện pháp tuyên truyền quảng cáo.
định hướng trước về sản phẩm, dịch vụ hay doanh nghiệp... đến khách hàng. + Triển lãm và hội chợ thương mại. Đây là hình thức kinh doanh giới thiệu với khách hàng và doanh nghiệp khác những thông tin về sản phẩm cũng như thông tin về doanh nghiệp. Đó là nơi trưng bày giới thiệu sản phẩm của nhiều doanh nghiệp và là nơi gặp gỡ của người bán hàng và người mua. Mục đích của triển lãm và hội chợ là trưng bày và giới thiệu sản phẩm, ký kết hợp đồng mua bán, tìm kiếm các thông tin, các mặt hàng mới, thị trường mới và quảng cáo quảng bá sản phẩm.
+ Hỗ trợ về vốn bằng cách cho các trang trại, hộ nuôi lớn ký hợp đồng chăn nuôi gia công.
+ Các doanh nghiệp, công ty chuyên về sản xuất TACN thường có các gói và chính sách hỗ trợ bao tiêu đầu ra cho sản phẩm,
+ Hỗ trợ trong quá trình chăn nuôi về các mô hình và tư vấn hỗ trợ kỹ thuật chăn nuôi, quy trình tiêm thuốc thú y …
2.2.3 Các văn bản pháp lý liên quan đến hoạt động doanh nghiệp nói chung ra doanh nghiệp Hải Thịnh nói riêng
Bao gồm các chính sách thuế, chính sách bảo trợ của nhà nước đối với sản xuất kinh doanh là một trong những nguyên nhân tác động mạnh mẽ đến mức sản xuất kinh doanh, mức tiêu thụ. Nhà nước sử dụng các công cụ chính sách tài chính như thuế, lãi suất để khuyến khích hay hạn chế việc sản xuất kinh doanh tiêu dùng sản phẩm hàng hoá. Chỉ trong môi trường ổn định thì mới có định hướng chiến lược phát triển kinh doanh dài hạn từ đó mới có kế hoạch cụ thể trong việc tạo lập nguồn lực lâu dài, vững chắc cho doanh nghiệp như nhân sự, tài chính, công nghệ, phát huy được mọi nguồn nhân tài, vật lực cho phát triển sản xuất kinh doanh. Đây cũng là một yếu tố để các nhà đầu tư trong và ngoài nước quyết định thực hiện các dự án kinh tế của mình. Một cách gián tiếp, nó thúc đẩy cả cung lẫn cầu, do đó doanh nghiệp có điều kiện phát triển thị trường tiêu thụ. Hệ thống pháp luật đồng bộ, chặt chẽ, sẽ tạo ra một hành lang
pháp lý, một "sân chơi bình đẳng" cho các loại doanh nghiệp, tạo tâm lý an tâm cho các nhà đầu tư, doanh nghiệp, khuyến khích họ tập trung được các nguồn lực phát triển sản xuất kinh doanh, mở rộng thị trường tiêu thụ.
1- Nghị định 08/2010NĐ-CP ngày 05/02/2010 của Chính phủ về quản lý thức ăn chăn nuôi;
2- Thông tư 61/2011/TT-BNNPTNT ngày 12/09/2011 ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia lĩnh vực thức ăn chăn nuôi do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành;
3- Thông tư 66/2011/TT-BNNPTNT ngày 10/10/2011 của Bộ NNPTNT hướng dẫn Nghị định 08/2010/NĐ-CP về quản lý thức ăn chăn nuôi do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành;
4- Thông tư 55/2012/TT-BNNPTNT ngày 31/10/2012 hướng dẫn thủ tục chỉ định tổ chức chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Thông tư này quy định thủ tục chỉ định tổ chức chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy đối với sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn);
5- Thông tư 50/2014/TT-BNNPTNT ngày 24/12/2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 66/2011/TT-BNNPTNT ngày 10 tháng 10 năm 2011 quy định chi tiết một số điều Nghị định số 08/2010/NĐ-CP ngày 05 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ về quản lý thức ăn chăn nuôi;
6- Thông tư 04/2015/TT-BNNPTNT ngày 12/02/2015 của Bộ NN&PTNT hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định 187/2013/NĐ-CP ngày 20/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hoá quốc tế và hoạt động đại lý, mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hoá với nước ngoài trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản;
7- Thông tư 29/2015/TT-BNNPTNT ngày 04/09/2015 của Bộ NN&PTNT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 66/2011/TT-BNNPTNT ngày
10/10/2011 quy định chi tiết một số điều Nghị định số 08/2010/NĐ-CP ngày 05/02/2010 của Chính phủ về quản lý thức ăn chăn nuôi;
8- Chỉ thị 7285/CT-BNN-CN ngày 07/09/2015 của Bộ NN&PTNT về tăng cường quản lý chất cấm trong chăn nuôi;
9- Công điện số 678/CĐ/BNN-CN ngày 22/01/2016 của Bộ trưởng Bộ NN&PTNT về tăng cường quản lý chất cấm trong chăn nuôi;
10- Thông tư số 01/2016/TT-BNNPTNT ngày 15/02/2016 Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 57/2012/TT-BNNPTNT ngày 07/11/2012 của Bộ NN&PTNT Quy định việc kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm các chất cấm thuộc nhóm Beta-agosnist trong chăn nuôi;
11 - Thông tư số 06/2016/TT-BNNPTNT ngày 31/05/2016 về Danh mục, hàm lượng kháng sinh được phép sử dụng trong thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm với mục đích kích thích sinh trưởng;
PHẦN III
KẾT QUẢ THỰC TẬP