Tổ chức bộ máy của công ty

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tìm hiểu quy trình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần dinh dưỡng hải thịnh bắc ninh​ (Trang 38 - 40)

Bộ máy cơ cấu tổ chức của Công ty khá gọn nhẹ, bao gồm một số phòng ban chức năng & một số phân xưởng sản xuất. Bộ máy quản trị của công ty theo kiểu trực tuyến – chức năng. Có sự phân định rõ ràng quyền hạn & trách nhiệm của từng cán bộ, nhân viên, từng bộ phận dưới sự chỉ đạo cao nhất của Giám đốc Công ty. Sơ đồ tổ chức của công ty như mô hình dưới đây:

Hình 3.1: Sơ đồ bộ máy tổ chức quản lý của Công ty

(Nguồn: Phòng Hành chính - Nhân sự)

+ Giám đốc Giám đốc là người đứng đầu Công ty, người chịu trách nhiệm chung về quá trình sản xuất Công ty. Giám đốc là người chịu trách nhiệm quản lý sử dụng số tài sản để thực hiện các mục tiêu phương hướng đã đề ra. Giám đốc là người giám sát theo dõi toàn bộ hoạt động của Công ty. Những quyết định của Giám đốc trên cơ sở báo cáo từ các phòng ban, đứng đầu là các trưởng phòng và các tổ sản xuất đứng đầu là các tổ trưởng. Trưởng các phòng ban có nhiệm vụ tổng hợp báo cáo, thực hiện cụ thể theo yêu cầu nhiệm vụ của phòng ban mình để phân công công việc, điều hành nhân viên cấp dưới và chụi trách nhiệm trước Giám đốc.

+ Phòng hành chính nhân sự

Giúp Giám đốc thực hiện chức năng quản lý về công tác tổ chức cán bộ, công nhân viên, người lao động, chế độ lao động tiền lương, khen thưởng, kỷ luật và cả công tác đào tạo bồi dưỡng người lao động.

Nghiên cứu vận dụng và đề xuất thực hiện các chế độ nhân sự như: tuyển dụng lao động, phân công điều động công việc, bổ nhiệm cán bộ, nâng bậc, nâng lương, kỷ luật các bộ công nhân viên trong Công ty, thuyên chuyển công tác cán bộ và công nhân viên và các chế độ với người lao động trong toàn bộ Công ty như: Chế độ nghỉ hưu, chế độ BHXH, BHYT và các chế độ khác với cán bộ và công nhân viên và người lao động trong Công ty.

+ Phòng kế toán tài chính

Giúp Giám đốc quản lý, theo dõi giám sát hoạt động tài chính của Công ty thông qua thực hiện chế độ tài chính theo đúng quy định của Nhà nước. Thực hiện các nghiệp vụ tài chính phát sinh trong Công ty. Đánh giá và đề xuất các nhiệm vụ và giải pháp nhằm tăng hiệu quả sử dụng đồng vốn trong Công ty.

+ Phòng thị trường

Theo dõi thị trường, điều tra tìm hiểu nhu cầu thị trường về sản phẩm công ty. Thực hiện các hoạt động nghiệp vụ phát sinh trong kinh doanh như: giao dịch, xây dựng ký kết hợp đồng, giao nhận, lập chứng từ, thanh lý, nhượng bán hợp đồng.

Nghiên cứu thị trường xem xét tìm nguồn nguyên liệu đầu vào chi phí thập nhất, tìm thị trường đầu ra cho sản phẩm, tổ chức hoạt động tiêu thu sản phẩm như hệ thống đại lý, mở rộng kênh phân phối tiêu thụ sản phẩm.

Nắm bắt thị trường theo dõi biến động giá cả thị trường, quan hệ tốt với bạn hàng, khai thác mối quan hệ kinh tế trong kinh doanh, mở rộng quan hệ bạn hàng, giữ gìn chữ tín trong kinh doanh, tiếp thị sản phẩm, tham mưu cho Giám đốc để ký kết được hợp đồng kinh tế có hiệu quả kinh tế cao.

+ Phòng tiêu thụ

Quản lý hợp đồng mua bán, và các hoạt động dịch vụ khác. Cải tiến đổi mới hoạt động bán hàng chăm sóc khách hàng, chế độ hoa hồng với các đại lý

trực thuộc. Tìm kiếm và phát hiện các thị trường mới cả thị trường đầu vào lẫn thị trường đầu ra sản phẩm và dịch vụ trong Công ty.

Xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh, dịch vụ trên cơ sở định hướng sản xuất kinh doanh của Công ty hàng quý, năm. Theo dõi nắm bắt thị trường để đề xuất các phương án kinh doanh phù hợp.

Xây dựng kế hoạch nguyên liệu đầu vào và kế hoạch tiêu thụ sản phẩm và tham gia giám sát thực hiện kế hoạch đề ra.

+ Phòng kỹ thuật

Theo dõi quản lý quy trình công nghệ sản xuất trong Công ty. Nghiên cứu đưa ra tỷ lệ phối hợp các nguyên liệu đầu vào để sản phẩm đứng kỹ thuật, tiêu chuẩn chất lượng dinh dưỡng phù hợp nhu cầu tiêu chuẩn đề ra trên cơ sở nghiên cứu định mức kinh tế kỹ thuật, thành phần dinh dưỡng cho phát triển của từng loại vật nuôi để lên xây dựng tỷ lệ thành phần dinh dưỡng phù hợp. Hướng dấn sử dụng bảo quản sản phẩm, kiểm tra sản phẩm Công ty quá hạn sử dụng để tiến hành tái chế lại. Chịu trách nhiệm trước Giám đốc về vấn đề liên quan tới kỹ thuật trong Công ty.

+ Các văn phòng đại diện

Có nhiệm vụ tổ chức bao tiêu sản phẩm của Công ty, đảm bảo cung cấp sản phẩm đến nơi tiêu thụ, thực hiện hạch toán kinh doanh có hiệu quả, tổ chức và quản lý mở rộng thị trường, thu thập thông tin và tổ chức quảng cáo giới thiệu sản phẩm.

+ Xưởng sản xuất

Dưới các phòng ban là xưởng sản xuất, nhóm sản xuất đặt dưới sự điều hành của Giám đốc và các phòng ban.

Ngoài các phòng ban còn có tổ bảo vệ, nhân viên vệ sinh…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tìm hiểu quy trình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần dinh dưỡng hải thịnh bắc ninh​ (Trang 38 - 40)