Các nhân tố khách quan ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp đặc biệt đến tình hình tiêu thụ của doanh nghiệp đó là môi trường vĩ mô và môi trường tác nghiệp. Môi trường vĩ mô gồm các yếu tố nằm bên ngoài doanh nghiệp định hình và có ảnh hưởng đến các ngành kinh doanh, nhưng không nhất thiết theo một cách nhất định. Môi trường tác nghiệp cũng bao gồm các yếu tố nằm bên ngoài doanh nghiệp được xác định đối với ngành kinh doanh cụ thể với tất cả các doanh nghiệp trong ngành chịu ảnh hưởng của môi trường tác nghiệp ngành đó. Một số nhân tố ảnh hưởng chính của môi trường bên ngoài tác động đến hoạt động và tiêu thụ của doanh nghiệp:
*Môi trường kinh tế:
nhập bình quân đầu người, chính sách tiền tệ... có ảnh hưởng trực tiếp đến số lượng, chủng loại cơ cấu nhu cầu thị trường, các yếu tố này có thể là cơ hội và cũng có thể là trở ngại đối với công tác tiêu thụ của doanh nghiệp. Để xác định một cách chính xác ảnh hưởng của nhân tố này, các nhà quản trị phải dựa trên các đặc thù của lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp mình để tìm ra nguyên nhân trực tiếp ảnh hưởng đến công tác tiêu thụ sản phẩm.
*Môi trường công nghệ:
Ngày nay các doanh nghiệp luôn phải cảnh giác với công nghệ mới, vì nó có thể làm cho sản phẩm hiện tại của doanh nghiệp bị lạc hậu một cách trực tiếp hoặc gián tiếp. Chính vì vậy, cần lưu ý rằng nhân tố này có ảnh hưởng đến chiến lược sản xuất kinh doanh và chiến lược tiêu thụ sản phẩm. Do vậy doanh nghiệp nên theo dõi xu hướng phát triển của công nghệ từ đó xác định xu hướng tiêu dùng trong tương lai, xây dựng chiến lược tiêu dùng cho phù hợp.
*Nhân tố về văn hoá xã hội:
Bao gồm các yếu tố như dân số, điều kiện sinh hoạt, lối sống trình độ dân trí, trình độ tôn giáo tín ngưỡng... các yếu tố này ảnh hưởng rất lớn đến công tác tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. Cơ cấu dân số và tốc độ tăng dân số có ảnh hưởng đến số lượng cầu trên thị trường và xu hướng cầu trong tương lai. Từ đó ảnh hưởng đến chiến lược tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. Điều kiện sinh hoạt, lối sống cũng ảnh hưởng đến hoạt động tiêu thụ hàng hoá của doanh nghiệp, khi điều kiện sống được đảm bảo tốt nhu cầu dành cho sinh hoạt cao, sức mua của người dân tăng lên do đó doanh nghiệp sẽ tiêu thụ được nhiều sản phẩm. Trình độ dân trí, tôn giáo, tín ngưỡng có ảnh hưởng đến thị hiếu, nhận thức về sản phẩm của doanh nghiệp.
*Đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp:
Là các tổ chức sản xuất kinh doanh các sản phẩm cùng loại hoặc sản phẩm thay thế do vậy đối thủ cạnh tranh là người chiếm giữ một phần thị trường sản phẩm mà doanh nghiệp đang kinh doanh. Một khi thị phần của đối thủ cạnh tranh tăng thì có nghĩa là thị phần của doanh nghiệp đã bị giảm đi trong điều
kiện thị trường không đổi. Các yếu tố thuộc về đối thủ cạnh tranh có ảnh hưởng đến công tác tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp là chính sách sản phẩm, chính sách giá, hệ thống phân phối, chính sách hỗ trợ, khả năng tài chính, công nghệ sản xuất
*Nhà cung cấp nguyên liệu, nhiên liệu
Để có thể nâng cao khả năng cạnh tranh, tạo tiền đề thuận lợi, tránh gián đoạn, giảm thiểu chi phí cho hoạt động sản xuất kinh doanh thì có được nguồn nguyên vật liệu đầu vào ổn định, chất lượng tốt, giá rẻ là một trong những ưu thế rất lớn đối với doanh nghiệp. Các nhà cung ứng các yếu tố đầu vào cho quá trình sản xuất có thể chia sẻ lợi nhuận của một doanh nghiệp trong trường hợp doanh nghiệp đó có khả năng trang trải các chi phí tăng thêm cho đầu vào được cung cấp. Trong nhiều trường hợp, các nhà cung cấp có thể tạo sức ép, buộc các doanh nghiệp mua nguyên vật liệu với giá cao, khi đó chi phí sản xuất tăng lên, giá thành đơn vị sản phẩm tăng, khối lượng tiêu thụ bị giảm làm doanh nghiệp bị mất dần thị trường, lợi nhuận giảm. Để giảm bớt các ảnh hưởng xấu của các nhà cung ứng tới doanh nghiệp, các doanh nghiệp cần tăng cường mối quan hệ tốt với nhà cung ứng, tìm và lựa chọn nguồn cung ứng chính có uy tín đồng thời nghiên cứu để tìm ra nguồn nguyên vật liệu thay thế.[5]