Hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh tại bệnh viện nghiên cứu tại bệnh viện trường đại học y khoa đại học thái nguyên​ (Trang 112 - 115)

Y khoa qua phiếu điều tra

3.4.2. Hạn chế và nguyên nhân

* Hạn chế:

Thứ nhất: Hoạt động hướng tới người bệnh

Giường bệnh các khoa chưa đồng nhất; các buồng vệ sinh chưa đầy đủ bồn rửa tay, thiếu xà phòng, dung dịch rửa tay; chưa đủ tủ đầu giường cho từng bệnh nhân, chưa đủ ghế ngồi cho người chăm sóc bệnh; máy điều hòa nhiệt độ chưa đầy đủ ở tất cả các khoa.

Căng tin bệnh viện chưa đáp ứng được nhu cầu ăn uống, sinh hoạt thiết yếu đầy đủ và chất lượng. An ninh, trật tự của bệnh viện chỉ đáp ứng được phần nào, vẫn để tình trạng trộm cắp xảy ra, người bệnh chưa yên tâm khi nằm viện.

Người bệnh có ý kiến phàn nàn, thắc mắc hoặc khen ngợi được bệnh viện tiếp nhận, phản hồi, giải quyết kịp thời. Tuy nhiên khiếu nại chưa phân tích được các nhóm vấn đề, chưa phân tích được các nguyên nhân gây phiền hà, thắc mắc của người bệnh và chưa được giải quyết thỏa đáng; bộ công cụ đánh giá sự hài lòng của người bệnh chưa xây dựng đồng bộ toàn bệnh viện và tính khách quan, độ tin cậy chưa cao, chưa phân tích sự hài lòng của người bệnh theo các khoa.

Thứ hai: Hoạt động phát triển nguồn lực

Bệnh viện chưa đạt được mục tiêu, chỉ số theo kế hoạch, số lượng nguồn nhân lực chưa phù hợp, còn thiếu bác sĩ; chưa thực hiện làm việc theo ca, kíp ở các khoa cần thiết như Hồi sức Cấp cứu, khoa Sản, còn nhân viên thường trực 24/24.

Mức thu nhập tăng thêm chưa cao; điều kiện cơ sở vật chất, điều kiện làm việc, bảo hộ lao động chưa thật sự hoàn thiện; nên việc khuyến khích cán bộ viên chức tích cực hăng hái trong công việc đôi khi còn hạn chế.

Thứ ba: Hoạt động chuyên môn

Bệnh viện chưa có hệ thống camera an ninh tự động theo dõi toàn bệnh viện; tình trạng mất trộm thỉnh thoảng vẫn xảy ra đối với bệnh nhân nằm viện, chưa trang bị đầy đủ hệ thống cầu dao tự ngắt cho toàn bộ các máy móc thiết bị y tế.

Chưa thực hiện bệnh án điện tử, chưa cập nhật bệnh án qua mạng nội bộ; bệnh nhân chưa được mã hóa, các thông tin chưa được lưu trữ toàn bộ trên hệ thống máy tính. Chưa đồng bộ hóa toàn bộ dữ liệu của các khoa, phòng và máy móc, trang thiết bị y tế; chưa có phần mềm dịch vụ khám chữa bệnh từ xa.

Tổ kiểm soát nhiễm khuẩn chưa đầy đủ nhân lực; việc theo dõi, giám sát việc thực hiện các quy trình và hướng dẫn phòng ngừa nhiễm khuẩn trong bệnh viện chưa thường xuyên; chưa cung cấp đầy đủ dung dịch sát khuẩn; chưa xây dựng bộ công cụ đánh giá sự tuân thủ, khảo sát việc rửa tay của nhân viên y tế. Nhà lưu trữ rác chưa đạt chuẩn quy định. Chất thải lỏng sau khi xử lý chưa thể tái sử dụng.

Phác đồ điều trị chưa được cập nhật theo mô hình bệnh tật của bệnh viện. Chưa tiến hành giám sát tuân thủ toàn bộ các hướng dẫn điều trị của bệnh viện.

Thứ tư: Hoạt động cải tiến chất lượng

Bệnh viện đã thành lập Hội đồng quản lý chất lượng, xây dựng mạng lưới quản lý chất lượng nhưng hoạt động chưa tích cực, hiệu quả. Bởi các thành viên tham gia quản lý chất lượng chưa được đào tạo về quản lý chất lượng, công việc còn mang tính kiêm nhiệm; chưa lượng giá các kết quả đầu ra cụ thể.

Hoạt động quản lý sai sót sự cố chưa theo hệ thống riêng; chưa có trường hợp tự báo cáo sai sót. Chưa có báo cáo đánh giá về sai sót, sự cố và phân tích xu hướng, nguyên nhân và đề xuất giải pháp hạn chế sai sót, sự cố.

Bệnh viện tiến hành tự đánh giá chất lượng bệnh viện theo tiêu chí của Bộ Y tế, tuy nhiên kết quả tự đánh giá sai số số trên 5% so với ngoại kiểm.

* Nguyên nhân

Cơ sở hạ tầng, trang thiết bị của bệnh viện không đồng bộ, thiếu thốn, chưa được đầu tư tích cực, chưa đáp ứng yêu cầu nên gây ảnh hưởng rất lớn đến việc triển khai đầy đủ các tiêu chí theo Bộ tiêu chí đánh giá chất lượng bệnh viện (khoa, buồng bệnh, giường bệnh, thiết bị chăm sóc người bệnh, thiết bị phục vụ công tác chẩn đoán, điều trị…).

Nhân lực thiếu và chưa được đào tạo nhiều về quản lý chất lượng là yếu tố ảnh hưởng không nhỏ đến việc triển khai các quy định tổ chức quản lý chất lượng. Công tác quản lý chất lượng chưa được sự quan tâm chỉ đạo, kiểm tra, giám sát của lãnh đạo bệnh viện; chưa xem việc cải tiến chất lượng là trách nhiệm của toàn bệnh viện. Cán bộ chuyên trách, cán bộ mạng lưới quản lý chất lượng bệnh viện đều chưa được đào tạo về quản lý, cải tiến chất lượng bệnh viện.

Bệnh viện chưa xây dựng được đề án cải tiến chất lượng bệnh viện nên hoạt động quản lý chất lượng còn mang tính tự phát, không đồng bộ.

Chương 4

MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ KHÁM CHỮA BỆNH TẠI CÁC BỆNH VIỆN

Ở TỈNH THÁI NGUYÊN - BỆNH VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y KHOA

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh tại bệnh viện nghiên cứu tại bệnh viện trường đại học y khoa đại học thái nguyên​ (Trang 112 - 115)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)