5. Kết cấu của đề tài
3.2.3. Phân tích rủi ro tín dụng theo nguyên nhân gây ra
3.2.3.1. Rủi ro tín dụng do tác động môi trường bên ngoài
Đây là rủi ro thường gặp tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh huyện Đoan Hùng tỉnh Phú Thọ, bao gồm những nguyên nhân sau:
- Do sự tác động của môi trường tự nhiên
- Do sự biến động của thị trường ảnh hưởng trực tiếp tới giá xăng, điện và giá vật liệu.
- Do những thay đổi luật và văn bản của Nhà nước.
Qua khảo sát lấy phiếu điều tra của 200 khách hàng đang quan hệ với Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh huyện Đoan Hùng tỉnh Phú Thọ về chất lượng rủi ro tín dụng:
Bảng 3.12. Rủi ro do tác động của môi trường bên ngoài
Đơn vị: Khách hàng
STT Các nguyên nhân gây RRTD từ môi
trường bên ngoài
Tổng số khách hàng điều tra Khách hàng doanh nghiệp Khách hàng cá nhân, hộ gia đình Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) 200 20 100 180 100 1 Ảnh hưởng từ bão lũ 12 1 5 12 6,7 2 Ảnh hưởng từ dịch bệnh 65 1 5 65 36,1 3 Ảnh hưởng do giá xăng tăng 21 3 15 18 10 4 Ảnh hưởng do giá vật liệu tăng 19 6 30 13 7,2
6 Ảnh hưởng do luật thay đổi không kịp
thích ứng 9 1 5 8 4,4 7 Các nguyên nhân khác 15 1 5 14 7,8
Nguồn: Phiếu điều tra khách hàng
Qua kết quả khảo sát điều tra nói trên cho thấy, khách hàng của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh huyện Đoan Hùng tỉnh Phú Thọ phần lớn là khách hàng cá nhân, hộ gia đình vay về lĩnh vực nông nghiệp nên bị ảnh hưởng của môi trường tự nhiên lớn (Số khách hàng cá nhân, hộ gia đình chịu ảnh hưởng từ dịch bệnh, thiên tai chiếm tỷ lệ cao nhất trong các nguyên nhân). Như vậy, đơn vị tuy dễ bị những rủi ro do thiên tai gây ra nhưng lại có được thị phần rộng lớn rất tốt cho phát triển tín dụng. Đây là cơ sở đánh giá quan trọng để giúp chi nhánh có căn cứ đưa ra các giải pháp tránh rủi ro tín dụng nhằm thỏa mãn tốt nhất tất cả các nhu cầu của khách hàng khi giao dịch tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh huyện Đoan Hùng tỉnh Phú Thọ.
Bên cạnh đa dạng hóa các loại sản phẩm cho vay ngân hàng cũng chưa thực sự được khách hàng hài lòng so với các tiêu chí khác, đây cũng chính là vấn đề mà ngân hàng cần chú trọng quan tâm hơn trong thời gian tới đây
3.2.3.2. Rủi ro tín dụng do nguyên nhân chủ quan từ phía khách hàng và đối tác của khách hàng
Đứng trên góc độ tư cách đạo đức của người đi vay (khách hàng) thì nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng từ phía khách hàng có thể chia làm hai trường hợp lớn. Khách hàng cố ý không trả nợ (khách hàng gian lận) hoặc khách hàng không trả được nợ.
Bảng 3.13. Rủi ro do nguyên nhân chủ quan từ phía khách hàng và đối tác của khách hàng
Đơn vị: Khách hàng
STT Các nguyên nhân gây RRTD
từ phía khách hàng Tổng số khách hàng điều tra Khách hàng doanh nghiệp Khách hàng cá nhân, hộ gia đình Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) 200 20 100 180 100 1 Cố ý không trả nợ 0 0 0 0 0 2 Do không trả được nợ 64 5 25 59 32,8
- Do kinh doanh thua lỗ 22 2 10 20 11,1 - Do năng lực quản lý yếu kém 10 1 5 9 5 3 Nguyên nhân khác hoặc không có ý kiến 132 15 75 121 67,2
Nguồn: Phiếu điều tra khách hàng
Qua tiến hành điều tra khảo sát, chi nhánh đã xác định các nguyên nhân cụ thể:
- Một là, do khách hàng sử dụng vốn sai mục đích chiếm số lượng lớn 32 khách hàng, trong đó: tỷ lệ khách hàng cá nhân, hộ gia đình sử dụng vốn sai mục đích (30 khách hàng, tỷ lệ 16,7%) nhiều hơn khách hàng doanh nghiệp (2 khách hàng, tỷ lệ 10%). Trường hợp này thường xảy ra trong các lĩnh vực hoặc các khách hàng/khoản vay có các đặc điểm như sau: Cho vay nhưng không kiểm soát được việc sử dụng vốn vay của khách hàng; Cùng lúc người vay thực hiện nhiều dự án, phương án; Số tiền vay quá lớn so với nhu cầu vốn lưu động thực sự của khách hàng; Cho vay đầu tư dự án với thời hạn không thích hợp với thời gian trích khấu hao; Khách hàng vay cùng lúc nhiều TCTD dẫn đến cạnh tranh quá mức và không kiểm soát được dòng tiền của đơn vị; Thời gian cho vay dài hơn mức cần thiết so với chu kỳ dòng tiền.
- Hai là, khách hàng kinh doanh thua lỗ, thường xảy ra ở các khoản vay có đặc điểm: Đầu tư công nghệ với thời gian dài hơn vòng đời thực tế; Đầu tư không đánh giá đúng khả năng cạnh tranh so với sản phẩm hiện có; Thẩm định cho vay nhưng không thực sự hiểu các nội dung cơ bản về mặt kỹ thuật, công nghệ của sản phẩm, đặc điểm kinh doanh của mặt hàng
- Ba là, do năng lực còn hạn chế: Tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh huyện Đoan Hùng tỉnh Phú Thọ, không chỉ khi khách hàng có ý không tốt mới gặp rủi ro mà ngay cả khách hàng đi vay có đủ tư cách, không có ý gian lận, chi nhánh vẫn gặp rủi ro tín dụng. Có những trường hợp khách hàng có trình độ kém, năng lực quản lý yếu, không có đầu óc kinh doanh nên không thể đưa phương án kinh doanh của mình đạt hiệu quả, không thể thắng trong cạnh tranh nên việc trả nợ ngân hàng rất khó khăn. Bên cạnh đó, nhiều nguyên nhân rủi ro khách quan như thiên tai, dịch bệnh, trộm cắp,… cũng đã gây thiệt hại cho khách hàng và có nguy cơ dẫn đến rủi ro tín dụng cho Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh huyện Đoan Hùng tỉnh Phú Thọ.
a. Rủi ro trong thẩm định hồ sơ của ngân hàng
Thẩm định tốt trước khi cho vay có thể tránh được rủi ro cho ngân hàng. Khó khăn lớn nhất trong quá trình thẩm định ở Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh huyện Đoan Hùng tỉnh Phú Thọ là thiếu thông tin, thông tin chưa cập nhật. Kết quả điều tra như sau:
Bảng 3.14. Rủi ro do nguyên nhân chủ quan từ phía ngân hàng trong thẩm định hồ sơ
Đơn vị: Khách hàng
STT Nguyễn nhân gây RRTD từ phía Ngân
hàng trong thẩm định hồ sơ vay vốn
Tổng số khách hàng điều tra Khách hàng doanh nghiệp Khách hàng cá nhân, hộ gia đình Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) 200 20 100 180 100
1 Thẩm định chi phí sản xuất chưa đúng 14 1 5 13 7,2 2 Chưa thẩm định được dòng tiền 37 4 20 33 18,3 3 Chưa thẩm định được nợ phải trả 71 7 35 64 35,5 4 Chưa thu hồi được tiền hàng 30 3 15 27 15 5 Thẩm định khả năng thanh toán thấp 8 1 5 7 3,9 6 Khả năng kiểm soát quản lý kém 4 1 5 3 1,7 7 Chưa đánh giá đúng năng lực điều hành 9 1 5 8 4,4 8 Nguyên nhân khác hoặc không có ý kiến gì 27 2 10 25 14
Nguồn: Phiếu điều tra khách hàng
Qua kết quả khảo sát có thể dễ dàng nhận thấy rủi ro trong thẩm định hồ sơ tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh huyện Đoan Hùng tỉnh Phú Thọ là rất lớn. Số lượng khách hàng thuộc nhóm chưa thẩm định được nợ phải trả đứng đầu với 71/200 khách hàng được điều tra; thứ hai là nhóm đối tượng khách hàng chưa thẩm định được dòng tiền là 37/200 khách hàng được điều tra và giảm dần lần lượt ở các nhóm khách hàng chưa thu hồi được tiền hàng là 30/200, thẩm định chi phí sản xuất chưa đúng là 14/200, chưa đánh giá đúng năng lực điều hành 9/200, thẩm định khả năng thanh toán thấp là 8/200 và khả năng kiểm soát, quản lý kém có số lượng ít nhất là 4/200
nhìn không toàn diện về bản than khách hàng cũng như tình hình tài chính của họ. Điều đó dẫn đến sự sai lệch trong việc đánh giá hiệu quả các khoản vay, cho vay quá khả năng chi trả của khách hàng.
b. Nguyên nhân rủi ro do cán bộ tín dụng của ngân hàng
Hiện nay nhiều cán bộ tín dụng ngân hàng thiếu năng lực xử lý các thông tin tín dụng để bảo vệ và giám sát khoản vay. Cán bộ tín dụng không có khả năng phân tích thẩm định dự án, kiến thức thị trường, kiến thức xã hội cũng bị hạn chế nên nhiều khi cho vay mà không đánh giá được liệu phương án hay dự án đó có khả thi hay không. Kết quả điều tra như sau:
Bảng 3.15. Rủi ro do nguyên nhân chủ quan của cán bộ tín dụng
Đơn vị: Khách hàng
STT Các nguyên nhân RRTD thuộc chủ quan của
cán bộ tín dụng Tổng số khách hàng điều tra Khách hàng doanh nghiệp Khách hàng cá nhân, hộ gia đình Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) 200 20 100 180 100
1 Do hệ thống kiểm tra kiểm soát còn yếu 16 2 10 14 7,8 2 Kiểm soát khoản vay chưa thường xuyên 36 3 15 33 18,3
3
Cán bộ làm sai:
- Gia hạn điều chỉnh vốn vay của khách hàng theo ý cá nhân
- Kéo dài thời gian thẩm định và đề xuất cho vay 15 1 5 14 7,8 - Cho vay một khách hàng với nhiều món 59 4 20 55 30,5
4
Do không thực hiện đúng quy trình, quy chế - Không chấm điểm tín dụng
- Sai quy trình tín dụng
- Cho vay trên cơ sở TSBĐ 33 3 15 30 16,7 5 Ý kiến khác hoặc không có ý kiến 41 7 35 34 18,9
Nguồn: Phiếu điều tra khách hàng
Như vậy, quả khảo sát phiếu điều tra mẫu từ 200 khách hàng đang quan hệ với Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh huyện Đoan Hùng
cán bộ tín dụng kiểm soát khoản vay chưa được thường xuyên , đôi khi biên bản kiểm tra sử dụng vốn vay còn thực hiện mang tính hình thức vì khi đi kiểm tra hoạt động kinh doanh của khách hàng còn sợ khách hàng hiểu nhầm gây phiền hà tới khách hàng, Thời gian thẩm định và đề xuất cho vay đôi khi vẫn còn chậm trễ vì một cán bộ tín dụng quản lý nhiều hồ sơ khách hàng. Tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh huyện Đoan Hùng tỉnh Phú Thọ chưa có trường hợp nào cho vay sai quy trình cấp tín dụng, nhưng có một số ít khách hàng quan hệ uy tín và linh hoạt cho vay dựa trên cơ sở bằng tài sản bảo đảm vì cán bộ thấy được nguồn thu nhập trả nợ tốt của khách hàng. Vậy chi nhánh cần phát huy và thu hút nhiều hơn nữa lượng khách hàng có nhu cầu giao dịch tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh huyện Đoan Hùng tỉnh Phú Thọ. Đây là một trong những yếu tố hết sức quan trọng đóng góp không nhỏ vào kết quả phát triển tín dụng.
Như vậy, có thể thấy rằng để quản lý rủi ro, việc nhận diện các rủi ro và nguyên nhân rủi ro tín dụng đã được Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh huyện Đoan Hùng tỉnh Phú Thọ chú trọng. Các loại hình và nguyên nhân đã được phân tích tương đối đầy đủ, toàn diện, từ đó làm cơ sở để có các biện pháp quả lý rủi ro phù hợp.
3.3. Đánh giá hoạt động quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh huyện Đoan Hùng tỉnh Phú Thọ
3.3.1. Kết quả đạt được
Trong quản lý rủi ro tín dụng, bất kỳ một ngân hàng nào cũng phải quan tâm thích đáng đến rủi ro tín dụng như là một nguyên nhân cơ bản gây ra phá sản ngân hàng. Ngân hàng NN & PTNT Đoan Hùng ý thức được như thế, đã và đang xây dựng “văn hoá tín dụng” lành mạnh với chương trình quản lý rủi ro tín dụng hướng theo chuẩn mực quốc tế. Quan điểm mở rộng tín dụng đi đôi với việc nâng cao chất lượng tín dụng của Ngân hàng luôn được quán triệt. Do đó có thể thấy trong những năm vừa qua, hoạt động quản lý rủi ro tín dụng của Ngân hàng đạt một số kết quả đáng kể sau:
Thúc đẩy tăng trưởng tín dụng và thu về tín dụng
Trong những năm gần đây, Ngân hàng luôn đặt ra nhiệm vụ phát triển tín dụng theo cả chiều rộng lẫn chiều sâu. Nhiều biện pháp và chiến lược phát triển được chỉ
đạo nghiêm ngặt. Ngân hàng tăng cường công tác chỉ đạo tín dụng thông qua việc ban hành các văn bản hướng dẫn đồng thời cố gắng kiểm soát chặt chẽ từng món vay của mình.
Việc xây dựng chỉ tiêu tín dụng và hạn mức tín dụng dựa trên tình hình thực tế của mỗi Phòng giao dịch và việc kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch thường xuyên của Ban giám đốc đã giúp cho các Phòng giao dịch có định hướng và mục tiêu phát triển trong hoạt động. Các chỉ tiêu về dư nợ, thu lãi tín dụng, thu về hoạt động tín dụng được kiểm tra giám sát thường xuyên đã tạo động lực thúc đẩy các Phòng giao dịch phấn đấu đạt được các mục tiêu đề ra.
Ngân hàng NN & PTNT Đoan Hùng thực hiện quy trình tín dụng áp dụng chung trong toàn hệ thống Agribank theo mô hình ngân hàng đa năng, bán chéo sản phẩm, hướng khách hàng tới việc sử dụng nhiều dịch vụ khác của ngân hàng. Điều này giúp công tác tín dụng và hành vi tín dụng theo chuẩn tắc nhất định, từ đó giảm thiểu được rủi ro tín dụng và phát triển một cách toàn diện, thu được lợi ích cao nhất từ một khách hàng.
Trong giai đoạn 2012- 2014, Ngân hàng NN & PTNT Đoan Hùng đã từng bước kiểm soát được quy mô, chất lượng và an toàn tín dụng. Thông qua các đợt kiểm tra, rà soát đánh giá công tác tín dụng và trình độ nghiệp vụ của nhân viên, công tác quản lý tín dụng đã được tăng cường và đang từng bước được xử lý theo chuẩn mực quốc tế. Chất lượng của những khoản tín dụng gần đây được nâng cao rất nhiều do việc nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, chất lượng thông tin và hệ thống công nghệ.
Tích cực xử lý nợ quá hạn, nợ xấu, nợ có dấu hiệu rủi ro
Việc xử lý nợ xấu, nợ quá hạn, nợ có dấu hiệu bất thường được Ban lãnh đạo ngân hàng rất quan tâm và có những phưong sách rất cưong quyết để giải quyết vấn đề này. Cụ thể như sau:
Ban giám đốc, Trưởng phòng Kế hoạch kinh doanh, nhân viên tín dụng, nhân viên phòng Kế toán ngân quỹ phối hợp nhịp nhàng để đưa ra kế hoạch cụ thể đối với từng khoản nợ quá hạn, nợ xấu.
Cán bộ tín dụng phối hợp chặt chẽ với các phòng chức năng khác để có biện pháp quản lý từng món nợ hiệu quả nhất theo đúng quy định của pháp luật.
những món nợ xấu, nợ quá hạn.
Ban giám đốc đưa ra kế hoạch làm việc cụ thể cho từng khoản vay đã quá hạn, món nợ xấu và những món nợ có dấu hiệu rủi ro.
Luôn xác đinh xử lý nợ tồn đọng là công tác trọng tâm, là việc làm thường xuyên nhằm cải thiện và nâng cao năng lực tài chính của Ngân hàng.
Nợ xấu qua các năm liên tục giảm, tỷ lệ nợ xấu thấp, đến năm 2014 chỉ là 0,9% thấp hơn so với mức trung bình của hệ thống
Chú trọng đến việc nâng cao trình độ quản lý, trình độ chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp đối với cán bộ, nhân viên
Giáo dục đạo đức nghề nghiệp được Ngân hàng đặc biệt quan tâm, đội ngũ