Một số bài học về quản lý rủi ro tín dụng cho Ngân hàng nông nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam, chi nhánh huyện đoan hùng, tỉnh phú thọ​ (Trang 49)

5. Kết cấu của đề tài

1.2.2. Một số bài học về quản lý rủi ro tín dụng cho Ngân hàng nông nghiệp

Qua nghiên cứu công tác quản lý rủi ro tín dụng một số ngân hàng trong nước và nước ngoài, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm cho Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh huyện Đoan Hùng tỉnh Phú Thọ sau:

Một là: Quản lý rủi ro tín dụng được xác định là trung tâm của hoạt động quản lý điều hành của mỗi ngân hàng thưong mại và phải là một quá trinh được thực hiện thường xuyên, liên tục trong suốt vòng đời của mỗi khoản vay.

Hai là: Thông tin về khách hàng là thông tin quan trọng nhất để ngân hàng có thể đánh giá về khách hàng vay, trong đó các ngân hàng phải đặc biệt quan tâm đến báo cáo lưu chuyển tiền tệ nhằm đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng. Ngân hàng thương mại cần áp dụng một số công cụ hiện đại để quản lý rủi ro tín dụng trong đó quan trọng nhất là xây dựng mô hình chấm điểm và hệ thống xếp hạng tín dụng cho các đối tượng vay vốn, phục vụ tốt cho công tác cho vay của ngân hàng.

Ba là: Ngân hàng phải chú ý đến việc xây dựng chính sách lín dụng hợp lý, nhằm đảm bảo hoạt động tín dụng được thực hiện trên cơ sở khách quan, thống nhất và minh bạch. Phải hoàn thiện quy trình cho vay theo hướng gọn nhẹ, đảm bảo tính an toàn, hiệu quả và tuân thủ theo quy đinh của pháp luật.

Bốn là: Tổ chức thực hiện quy trình tín dụng, quy trình quản lý rủi ro theo đúng kế hoạch, lộ trình, có thể tổ chức thực hiện thử nghiệm trước, sau đó đánh giá kết quả và rút kinh nghiệm..

Năm là: hoàn thiện văn bản pháp lý theo chuẩn mực quốc tế, coi trọng công tác kiểm tra, giám sát. Kiểm tra, giám sát sau khi cho vay là một quá trình không thể thiếu trong hoạt động quản lý rủi ro tín dụng nhằm kịp thời phát hiện và ngăn chặn những rủi ro có thể phát sinh, đồng thời qua đó hoàn thiện cơ chế giám sát nội bộ về quản lý rủi ro tín dụng.

Sáu là: Nhận thức của nhà lãnh đạo, nhân viên ngân hàng về rủi ro tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng phải rất đầy đủ, rõ ràng. Mọi ngưòi đều hiểu rằng rủi ro tín dụng ngoài mức cho phép, không kiểm soát được thì ngân hàng không thể hoạt động được, từ đó xây dựng văn hoá quản lý rủi ro tín dụng trong ngân hàng.

Bẩy là: Cần cung cấp dịch vụ tài chính cho đối tượng mà khả năng tiếp cận tín dụng kém (nông dân, phụ nữ không có thu nhập và ngưòi nghèo...) ở các mặt như

cách thức tiếp cận đối tượng vay; mở rộng đối tượng vay, tạo điều kiện cho tất cả các đối tượng trong xã hội, kể cả người nghèo, nông dân không có tài sản đảm bảo được tiếp cận với tín dụng; cách thức quản lý thu hồi khoản nợ vay, bảo toàn vốn một cách hiệu quả hạn chế rủi ro tới mức tối đa có thể.

Đây là những bài học kinh nghiệm vô cùng quý báu cho các ngân hàng thương mại Việt Nam nói chung và Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - chi nhánh huyện Đoan Hùng tỉnh Phú Thọ nói riêng trong việc xây dựng và hoàn thiện quy trình quản lý rủi ro tín dụng giúp hạn chế rủi ro tín dụng, góp phần làm lành mạnh hoạt động của hệ thống ngân hàng và ngày càng hướng tới thông lệ quốc tế.

Chương 2

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Câu hỏi nghiên cứu

- Cơ sở lý luận và thực tiễn về Tín dụng Ngân hàng và quản lý rủi ro tín dụng tại NHTM là gì?

- Thực trạng rủi ro tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Huyện Đoan Hùng Tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2012 - 2014 như thế nào? Những kết quả đạt được, tồn tại, hạn chế và nguyên nhân?

- Những giải pháp tăng cường quản lý, phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Huyện Đoan Hùng Tỉnh Phú Thọ?

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin

-Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp: Đây là phương pháp được sử dụng để thu thập các thông tin số liệu có liên quan đến đề tài đã được các tổ chức, cá nhân nghiên cứu công bố bao gồm: Các sách giáo khoa, giáo trình và tài liệu tham khảo có nội dung về rủi ro tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng ngân hàng, Kết quả các công trình nghiên cứu khoa học, các bài báo của các tác giả có liên quan đến rủi ro và quản lý rủi ro đăng trên các tạp chí chuyên ngành; các Báo cáo, số liệu liên quan đến tình hình thực hiện kế hoạch, kinh doanh của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - chi nhánh Huyện Đoan Hùng Tỉnh Phú Thọ qua 3 năm 2012 - 2014, các văn bản chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước và của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có liên quan…

- Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp: Để phục vụ các nội dung nghiên cứu phân tích đánh giá, ngoài thu thập các số liệu thông tin thứ cấp, đề tài sẽ tiến hành thu thập các thông tin sơ cấp thông qua các phương pháp:

+ Điều tra, phỏng vấn cán bộ ngân hàng và các đối tượng khách hàng thông qua phiếu điều tra khảo sát gửi tới đối tượng điều tra.

Việc điều tra được thu thập từ các nhóm khách hàng hiện đang có quan hệ giao dịch với Chi nhánh.

(Mẫu phiếu điều tra theo phụ lục đính kèm) Số mẫu điều tra n = 200

Tổng số phiếu được sử dụng trong điều tra là 200 phiếu được gửi ngẫu nhiên tới 200 khách hàng đang giao dịch với Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh huyện Đoan Hùng tỉnh Phú Thọ để xin ý kiến.

2.2.2. Phương pháp xử lý thông tin

Các thông tin thu thập được qua phương pháp điều tra được tập hợp, lựa chọn, phân tổ và dùng để tính các chỉ tiêu số tuyệt đối, tương đối, số bình quân,… bằng phần mềm Excel, từ đó lập các bảng số liệu, biểu đồ để phân tích…

2.2.3. Phương pháp phân tích thông tin

a. Phương pháp thống kê mô tả

Trong đề tài này tác giả thực hiện thu thập, phân tích và trình bày dữ liệu nghiên cứu bằng các bảng biểu, đồ thị, biểu đồ,…. Dể đánh giá tình hình tăng, giảm các chỉ tiêu có liên quan đến hoạt động kinh doanh ngân hàng, kết quả và thực trạng quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh huyện Đoan Hùng tỉnh Phú Thọ qua các năm, từ năm 2012 đến năm 2014. Dựa trên các số liệu được cung cấp từ phòng nghiệp vụ có liên quan, từ báo cáo tổng kết, đánh giá hàng năm về công tác tín dụng và quản lý rủi ro trong tín dụng. Qua đó, thấy được thực trạng quản lý rủi ro tín dụng của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh huyện Đoan Hùng tỉnh Phú Thọ.

b. Phương pháp so sánh

Trên cơ sở thông tin được thống kê, mô tả, phương pháp so sánh dùng để so sánh công tác quản lý rủi ro tín dụng của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh huyện Đoan Hùng tỉnh Phú Thọ biểu hiện qua số liệu kinh doanh thực tế qua các năm.

Nội dung của phương pháp so sánh bao gồm

- So sánh kỳ thực hiện này với kỳ thực hiện trước để đánh giá sự tăng giảm trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng và từ đó có nhận xét về xu hướng kinh

- So sánh số liệu thực tế với số liệu kế hoạch, số liệu của ngân hàng với số liệu trung bình của toàn hệ thống để thấy mức độ phấn đấu của ngân hàng được hay chưa được;

- So sánh theo chiều dọc để xem tỷ trọng của từng chỉ tiêu so với tổng thể. So sánh theo chiều ngang của nhiều kỳ để thấy được sự thay đổi về lượng và về tỷ lệ của các khoản mục theo thời gian.

c. Phương pháp đồ thị

Đồ thị là phương pháp chuyển hóa thông tin từ dạng số sang dạng đồ thị. Trong đề tài và luận văn này sử dụng đồ thị nhằm biểu thị một cách rõ nét một số chỉ tiêu nghiên cứu. Đồ thị sẽ giúp cho người đọc dễ dàng tiếp cận và phân tích thông tin.

Ngoài các phương pháp trên, trong những khía cạnh, nội dung cụ thể, tác giả sử dụng thêm các phương pháp khác như: phương pháp phân tích nhân tố tác động đến rủi ro, quản lý rủi ro và một số phương pháp phân tích định tính, định lượng khác.

2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

2.3.1. Chỉ tiêu về hoạt động tín dụng

2.3.1.1. Chỉ tiêu hoạt động huy động nguồn vốn

Chỉ tiêu này đánh giá khả năng tự huy động, tự chủ về vốn để cho vay của Ngân hàng. Nếu nguồn vốn huy động càng cao thì sự phụ thuộc vào nguồn vốn của Ngân hàng cấp trên càng thấp và ngược lại, và nó ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của ngân hàng.

2.3.1.2. Chỉ tiêu hoạt động tín dụng

- Chỉ tiêu tổng dư nợ đo lường quy mô hoạt động và khả năng sử dụng vốn của ngân hàng.

- Vòng quay vốn tín dụng

Vòng quay vốn tín dụng = Doanh số thu nợ Dư nợ bình quân

Chỉ tiêu này đo lường tốc độ luân chuyển vốn tín dụng của ngân hàng, phản ánh số vốn đầu tư được quay vòng nhanh hay chậm. Nếu số lần vòng quay vốn tín dụng càng cao thì đồng vốn của Ngân hàng quay càng nhanh, luân chuyển liên tục và đạt hiệu quả cao.

Dư nợ bình quân = Dư nợ đầu kỳ + Dư nợ cuối kỳ 2

- Hiệu suất sử dụng vốn

Hiệu suất sử dụng vốn (%) = Dư nợ cho vay

x 100 Nguồn vốn huy động

Chỉ số này xác định hiệu quả đầu tư của một đồng vốn huy động. Nó giúp cho nhà phân tích so sánh khả năng cho vay của Ngân hàng với nguồn vốn huy động

2.3.2. Chỉ tiêu đánh giá quản lý rủi ro tín dụng

Đánh giá kết quả quản lý rủi ro tín dụng thông qua các chỉ tiêu phản ánh rủi ro tín dụng là rất quan trọng. Việc so sánh sự thay đổi các chỉ tiêu này cho ta thấy kết quả của việc sử dụng các biện pháp quản lý rủi ro tín dụng của ngân hàng. Kết quả này cũng thể hiện tính hợp lý trong tổ chức bộ máy và sử dụng cán bộ quản lý rủi ro tín dụng, hệ thống thông tin tín dụng của ngân hàng….

Việc đánh giá kết quả quản lý rủi ro thông qua sự biến đổi chỉ tiêu phản ánh rủi ro tín dụng bao gồm

a) Tổng dư nợ

Tổng dư nợ = Nợ ngắn hạn + Nợ trung hạn + Nợ dài hạn + Nợ khác

Đây là một chỉ tiêu định lượng, xác định cơ cấu tín dụng trong trường hợp dư nợ được phân theo thời hạn cho vay (ngắn, trung, dài hạn). Chỉ tiêu này còn cho thấy biến động của tỷ trọng giữa các loại dư nợ tín dụng của một ngân hàng qua các thời kỳ khác nhau. Tỷ lệ này càng cao chứng tỏ mức độ phát triển của nghiệp vụ tín dụng càng lớn, mối quan hệ với khách hàng càng có uy tín.

b) Nợ quá hạn

Nợ quá hạn: Nợ quá hạn là khoản nợ mà khách hàng không trả được khi đã đến hạn thỏa thuận trên hợp đồng tín dụng. Nợ quá hạn được phân loại theo các tiêu thức sau:

+ Theo khả năng thu hồi: - Thu được cả gốc và lãi - Thu được một phần - Không thu hồi được

Đó là khách hàng thiếu ý thức trong vấn đề sử dụng vốn vay, hoặc thiếu ý thức trong vấn đề trả nợ, không lo lắng, không quan tâm đến nợ ngân hàng mặc dù khả năng tài chính của khách hàng có.

+ Theo nguyên nhân phát sinh:

- Lỗi ở người đi vay, đó là: người đi vay gặp phải những rủi ro trong hoạt động kinh doanh của mình như: thiên tai, hỏa hoạn, do sự biến động của giá… do vậy việc sử dụng vốn không hiệu quả.

- Lỗi ở người cho vay đó là: về phía ngân hàng khi quyết định cho vay thiếu căn cứ khoa học, không phân tích tình hình khả năng sử dụng vốn và hoàn trả nợ của khách hàng, do vậy đã đưa vốn vào khách hàng kém hiệu quả sẽ dẫn đến nợ quá hạn.

+ Theo thời hạn cho vay: cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn.

+ Theo thời gian quá hạn: Theo quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 của ngân hàng Nhà nước: các tổ chức tín dụng phải thực hiện việc phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng.

Tổ chức tín dụng thực hiện việc phân loại nợ và trích lập dự phòng theo quy định như sau:

Các khoản dư nợ cho vay của ngân hàng được phân loại thành 5 nhóm nợ như sau:

- Nhóm 1 (nợ đủ tiêu chuẩn) bao gồm:

• Các khoản nợ trong hạn mà Ngân hàng nơi cho vay đánh giá là có đủ khả năng thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi đúng thời hạn.

• Trường hợp khách hàng trả đầy đủ nợ gốc và lãi theo kỳ hạn đã được cơ cấu lại tối thiểu trong vòng một năm đối với các khoản nợ trung và dài hạn, ba tháng đối với các khoản nợ ngắn hạn và được Ngân hàng nơi cho vay đánh giá là có khả năng trả đầy đủ nợ gốc và lãi đúng thời hạn theo thời hạn đã được cơ cấu lại.

- Nhóm 2 (Nợ cần chú ý) bao gồm: • Các khoản nợ quá hạn dưới 90 ngày - Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm:

• Các khoản nợ quá hạn từ 90 ngày đến 180 ngày.

• Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn đã cơ cấu lại.

- Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) bao gồm:

• Các khoản nợ quá hạn từ 180 ngày đến 360 ngày.

• Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn từ 90 ngày đến 180 ngày theo thời hạn đã cơ cấu lại.

- Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) bao gồm: • Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày.

• Các khoản nợ khoanh chờ Chính phủ xử lý.

• Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn trên 180 ngày theo thời hạn đã cơ cấu lại.

c) Tỷ lệ nợ quá hạn

Tỷ lệ nợ quá hạn (%): Nợ quá hạn là khoản nợ mà một phần hoặc toàn bộ nợ gốc và lãi đã quá hạn. Một cách tiếp cận khác, nợ quá hạn là những khoản tín dụng không hoàn trả đúng hạn, không được phép và không đủ điều kiện để được gia hạn nợ.

Tỷ lệ nợ quá hạn (%) = Dư nợ quá hạn

x 100 Tổng dư nợ cho vay

Chỉ tiêu trên phản ánh chất lượng hoạt động tín dụng ngân hàng. Nếu tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ cho vay càng nhỏ thì chất lượng tín dụng tốt vì khả năng thu hồi nợ cao và ngược lại.

d) Nợ xấu

Nợ xấu là những khoản nợ quá hạn ở cấp độ nghiêm trọng. Nợ xấu có thể gây ảnh hưởng nặng nề đến kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng, do đó cần phải được theo dõi thật chặt chẽ.

Nợ xấu là những khoản nợ được phân loại vào nhóm 3 (nợ dưới tiêu chuẩn), nhóm 4 (nợ nghi ngờ), nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn).

đ) Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ

Tỷ lệ xấu được tính theo công thức sau:

Tỷ lệ nợ xấu (%) =

Số dư nợ xấu phát sinh

x 100 Tổng dư nợ cho vay

Bên cạnh chỉ tiêu tỷ lệ nợ quá hạn, người ta còn dùng chỉ tiêu tỷ lệ nợ xấu để phân tích thực chất tình hình chất lượng tín dụng tại ngân hàng. Tổng nợ xấu của ngân hàng bao gồm nợ quá hạn, nợ khoanh, nợ quá hạn chuyển về nợ trong hạn, chính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam, chi nhánh huyện đoan hùng, tỉnh phú thọ​ (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)