Chỉ tiêu đánh giá quản lý rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam, chi nhánh huyện đoan hùng, tỉnh phú thọ​ (Trang 55 - 59)

5. Kết cấu của đề tài

2.3.2. Chỉ tiêu đánh giá quản lý rủi ro tín dụng

Đánh giá kết quả quản lý rủi ro tín dụng thông qua các chỉ tiêu phản ánh rủi ro tín dụng là rất quan trọng. Việc so sánh sự thay đổi các chỉ tiêu này cho ta thấy kết quả của việc sử dụng các biện pháp quản lý rủi ro tín dụng của ngân hàng. Kết quả này cũng thể hiện tính hợp lý trong tổ chức bộ máy và sử dụng cán bộ quản lý rủi ro tín dụng, hệ thống thông tin tín dụng của ngân hàng….

Việc đánh giá kết quả quản lý rủi ro thông qua sự biến đổi chỉ tiêu phản ánh rủi ro tín dụng bao gồm

a) Tổng dư nợ

Tổng dư nợ = Nợ ngắn hạn + Nợ trung hạn + Nợ dài hạn + Nợ khác

Đây là một chỉ tiêu định lượng, xác định cơ cấu tín dụng trong trường hợp dư nợ được phân theo thời hạn cho vay (ngắn, trung, dài hạn). Chỉ tiêu này còn cho thấy biến động của tỷ trọng giữa các loại dư nợ tín dụng của một ngân hàng qua các thời kỳ khác nhau. Tỷ lệ này càng cao chứng tỏ mức độ phát triển của nghiệp vụ tín dụng càng lớn, mối quan hệ với khách hàng càng có uy tín.

b) Nợ quá hạn

Nợ quá hạn: Nợ quá hạn là khoản nợ mà khách hàng không trả được khi đã đến hạn thỏa thuận trên hợp đồng tín dụng. Nợ quá hạn được phân loại theo các tiêu thức sau:

+ Theo khả năng thu hồi: - Thu được cả gốc và lãi - Thu được một phần - Không thu hồi được

Đó là khách hàng thiếu ý thức trong vấn đề sử dụng vốn vay, hoặc thiếu ý thức trong vấn đề trả nợ, không lo lắng, không quan tâm đến nợ ngân hàng mặc dù khả năng tài chính của khách hàng có.

+ Theo nguyên nhân phát sinh:

- Lỗi ở người đi vay, đó là: người đi vay gặp phải những rủi ro trong hoạt động kinh doanh của mình như: thiên tai, hỏa hoạn, do sự biến động của giá… do vậy việc sử dụng vốn không hiệu quả.

- Lỗi ở người cho vay đó là: về phía ngân hàng khi quyết định cho vay thiếu căn cứ khoa học, không phân tích tình hình khả năng sử dụng vốn và hoàn trả nợ của khách hàng, do vậy đã đưa vốn vào khách hàng kém hiệu quả sẽ dẫn đến nợ quá hạn.

+ Theo thời hạn cho vay: cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn.

+ Theo thời gian quá hạn: Theo quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 của ngân hàng Nhà nước: các tổ chức tín dụng phải thực hiện việc phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng.

Tổ chức tín dụng thực hiện việc phân loại nợ và trích lập dự phòng theo quy định như sau:

Các khoản dư nợ cho vay của ngân hàng được phân loại thành 5 nhóm nợ như sau:

- Nhóm 1 (nợ đủ tiêu chuẩn) bao gồm:

• Các khoản nợ trong hạn mà Ngân hàng nơi cho vay đánh giá là có đủ khả năng thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi đúng thời hạn.

• Trường hợp khách hàng trả đầy đủ nợ gốc và lãi theo kỳ hạn đã được cơ cấu lại tối thiểu trong vòng một năm đối với các khoản nợ trung và dài hạn, ba tháng đối với các khoản nợ ngắn hạn và được Ngân hàng nơi cho vay đánh giá là có khả năng trả đầy đủ nợ gốc và lãi đúng thời hạn theo thời hạn đã được cơ cấu lại.

- Nhóm 2 (Nợ cần chú ý) bao gồm: • Các khoản nợ quá hạn dưới 90 ngày - Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm:

• Các khoản nợ quá hạn từ 90 ngày đến 180 ngày.

• Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn đã cơ cấu lại.

- Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) bao gồm:

• Các khoản nợ quá hạn từ 180 ngày đến 360 ngày.

• Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn từ 90 ngày đến 180 ngày theo thời hạn đã cơ cấu lại.

- Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) bao gồm: • Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày.

• Các khoản nợ khoanh chờ Chính phủ xử lý.

• Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn trên 180 ngày theo thời hạn đã cơ cấu lại.

c) Tỷ lệ nợ quá hạn

Tỷ lệ nợ quá hạn (%): Nợ quá hạn là khoản nợ mà một phần hoặc toàn bộ nợ gốc và lãi đã quá hạn. Một cách tiếp cận khác, nợ quá hạn là những khoản tín dụng không hoàn trả đúng hạn, không được phép và không đủ điều kiện để được gia hạn nợ.

Tỷ lệ nợ quá hạn (%) = Dư nợ quá hạn

x 100 Tổng dư nợ cho vay

Chỉ tiêu trên phản ánh chất lượng hoạt động tín dụng ngân hàng. Nếu tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ cho vay càng nhỏ thì chất lượng tín dụng tốt vì khả năng thu hồi nợ cao và ngược lại.

d) Nợ xấu

Nợ xấu là những khoản nợ quá hạn ở cấp độ nghiêm trọng. Nợ xấu có thể gây ảnh hưởng nặng nề đến kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng, do đó cần phải được theo dõi thật chặt chẽ.

Nợ xấu là những khoản nợ được phân loại vào nhóm 3 (nợ dưới tiêu chuẩn), nhóm 4 (nợ nghi ngờ), nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn).

đ) Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ

Tỷ lệ xấu được tính theo công thức sau:

Tỷ lệ nợ xấu (%) =

Số dư nợ xấu phát sinh

x 100 Tổng dư nợ cho vay

Bên cạnh chỉ tiêu tỷ lệ nợ quá hạn, người ta còn dùng chỉ tiêu tỷ lệ nợ xấu để phân tích thực chất tình hình chất lượng tín dụng tại ngân hàng. Tổng nợ xấu của ngân hàng bao gồm nợ quá hạn, nợ khoanh, nợ quá hạn chuyển về nợ trong hạn, chính vì vậy chỉ tiêu này cho thấy thực chất tình hình chất lượng tín dụng tại ngân hàng, đồng thời phản ánh khả năng quản lý tín dụng của ngân hàng trong khâu cho vay, đôn đốc thu hồi nợ của ngân hàng đối với các khoản vay.

Tỷ lệ nợ xấu càng cao càng thể hiện chất lượng tín dụng của ngân hàng càng kém và ngược lại.

e) Hệ số thu nợ

Hệ số thu nợ (%) = Doanh số thu nợ x 100 Doanh số cho vay

Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả thu nợ của ngân hàng hay khả năng trả nợ vay của khách hàng, cho biết số tiền mà ngân hàng thu được trong một thời kỳ kinh doanh nhất định từ một đồng doanh số cho vay. Hệ số thu nợ càng lớn thì càng được đánh giá tốt, cho thấy công tác thu hồi vốn của ngân hàng càng hiệu quả và ngược lại.

f) Khả năng thu hồi nợ quá hạn

Để đánh giá chính xác hơn mức độ rủi ro (chất lượng) tín dụng, người ta còn phân loại nợ theo hai tiêu chí sau:

Tỷ lệ Nợ quá hạn có khả năng thu hồi (%) =

Nợ quá hạn có khả năng thu hồi

x 100 Nợ quá hạn

Tỷ lệ Nợ quá hạn không có khả năng thu hồi (%) =

Nợ quá hạn khôngcó khả năng thu hồi

x 100 Nợ quá hạn g) Tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro tín dụng Tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro tín dụng (%) = DPRR trích lập x 100 Dự phòng bình quân

Tùy theo cấp độ rủi ro mà tổ chức tín dụng phải trích lập DPRR từ 0% đến 100% giá trị của từng khoản vay (sau khi trừ giá trị tài sản bảo đảm đã được định giá lại). Như vậy, nếu một ngân hàng có danh mục cho vay càng rủi ro thì tỷ lệ trích lập dự phòng cũng sẽ càng cao.

Chương 3

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM -

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam, chi nhánh huyện đoan hùng, tỉnh phú thọ​ (Trang 55 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)