5. Kết cấu của đề tài
3.2.1. Thực trạng hoạt động tín dụng và quản lý rủi ro
3.2.1.1. Chính sách tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng
Để đảm bảo đưa hoạt động tín dụng của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - chi nhánh huyện Đoan Hùng tỉnh Phú Thọ phát triển theo đúng định hướng, đạt được mục tiêu an toàn, hiệu quả, tăng trưởng bền vững và kiểm soát được rủi ro cũng như tiến dần đến thông lệ quốc tế. Ngân hàng nông nghiệp Việt Nam đã xây dựng và ban hành chính sách quản lý rủi ro tín dụng với những nội dung cơ bản sau đây:
+ Xây dựng hệ thống văn bản chế độ, quy chế, quy trình, thủ tục cấp tín dụng: Xây dựng một hệ thống văn bản quy chế, quy trình đồng bộ, chặt chẽ, đúng quy định của pháp luật tạo hành lang cho hoạt động tín dụng. Ban hành hướng dẫn đầy đủ, kịp thời các văn bản chế độ có liên quan đến họat động tín dụng để áp dụng thống nhất trong toàn hệ thống. Hệ thống văn bản, chế độ, quy chế, quy định liên quan đến họat động tín dụng được tổ chức nghiên cứu, tập huấn và quán triệt để đảm bảo mọi cán bộ liên quan đến công tác tín dụng đều phải nắm vững văn bản chế độ và thực thi tác nghiệp đầy đủ, chính xác. Thường xuyên bổ sung, hoàn thiện quy trình, quy định cho vay, bảo lãnh và các hướng dẫn khác theo đúng yêu cầu của một hệ thống chuẩn mực. Thường xuyên rà soát các văn bản đã ban hành liên quan đến công tác tín dụng để
85 82 85 70 63 62 15 19 23 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 2012 2013 2014 Tổng thu nhập Tổng chi phí Lợi nhuận
đảm bảo tính tuân thủ trong ban hành văn bản, tính hiệu lực cũng như sự phù hợp so với thực tế và sự phù hợp về nội dung giữa các văn bản đang còn hiệu lực.
+ Xây dựng chính sách tín dụng phù hợp:
- Xây dụng cơ chế phân cấp, ủy quyền trong phê duyệt tín dụng được thực hiện theo nguyên tắc: Tuân thủ các quy định của pháp luật về họat động tín dụng, đảm bảo an toàn, chất lượng và hiệu quả; Xác định quyền chủ động, tự chịu trách nhiệm của các cấp điều hành trong họat động tín dụng, tuân thủ quy trình xét duyệt tín dụng từ khâu xét duyệt tín dụng đến khâu kiểm soát; Phù hợp với đặc điểm tổ chức, quy mô, điều kiện, khả năng và đặc điểm hoạt động của từng đơn vị; Phù hợp mức độ phức tạp của đối tượng cho vay, loại rủi ro tín dụng, thời hạn cấp tín dụng, mức độ cạnh tranh giữa các tổ chức tín dụng trên cùng một địa bàn.
- Xác định thị trường và các lĩnh vực cho vay của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - chi nhánh huyện Đoan Hùng tỉnh Phú Thọ: Ngân hàng xem xét, quyết định lựa chọn các đối tượng tín dụng trong từng giai đoạn để tập trung mở rộng tín dụng theo các tiêu chí: theo ngành hoặc sản phẩm mũi nhọn; theo vùng; theo đối tượng khách hàng; theo loại tín dụng, sản phẩm tín dụng.
- Xây dựng các giới hạn an toàn trong hoạt động tín dụng: Căn cứ vào các quy định của pháp luật và định hướng của Ngân hàng Nhà nước, tùy thuộc vào chiến lược kinh doanh của Ngân hàng xem xét và quyết định các giới hạn an toàn như: Giới hạn tín dụng cho toàn hệ thống; Giới hạn tín dụng cho các ngành, sản phẩm; Giới hạn tín dụng đối với khách hàng; Giới hạn tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung dài hạn.
- Xây dựng chính sách khách hàng trong hoạt động tín dụng: Căn cứ trên cơ sở phân loại khách hàng theo các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính mà ngân hàng có những chính sách cụ thể áp dụng đối với từng nhóm khách hàng và khách hàng.
- Tài sản bảo đảm tiền vay: các quy định về bảo đảm tiền vay của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - chi nhánh huyện Đoan Hùng tỉnh Phú Thọ được thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành và phù hợp với chiến lược kinh doanh của ngân hàng.
+ Xây dựng hệ thống các công cụ đo lường và định dạng rủi ro tín dụng: Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - chi nhánh huyện Đoan Hùng tỉnh Phú Thọ tiến hành phân loại khách hàng và phân loại khoản vay từ đó xây dựng các công cụ và mô hình đo lường rủi ro của hoạt động tín dụng phù hợp với hoạt động của Ngân hàng.
+ Quản lý, giám sát danh mục cho vay: định hướng các hoạt động tín dụng của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - chi nhánh huyện Đoan Hùng tỉnh Phú Thọ là xây dựng được một danh mục cho vay an toàn, hiệu quả, vốn cho vay được phân bổ hợp lý. Căn cứ vào tình hình kinh tế và kế hoạch phát triển tín dụng hàng năm ngân hàng đề ra và thường xuyên theo dõi giám sát giới hạn dư nợ của từng khoản mục trong danh mục cho vay.
+ Trích lập quỹ dự phòng rủi ro: việc phân loại nợ, trích lập và sử dụng quỹ dự phòng rủi ro được ngân hàng thực hiện theo đúng quy định của NHNN trong thời kỳ.
+ Xây dựng hệ thống thông tin quản lý rủi ro tín dụng: ngân hàng nghiên cứu áp dụng phần mềm hỗ trợ quản lý cảnh báo rủi ro làm cơ sở dữ liệu về hoạt động tín dụng một cách đầy đủ, rõ ràng, chính xác và thường xuyên cập nhật, nhằm giúp các cấp lãnh đạo quản lý có hiệu quả hoạt động tín dụng, hạn chế tổn thất do tình trạng thiếu thông tin.
3.2.1.2. Tổ chức bộ máy và nhân sự
Tham gia trực tiếp vào hoạt động cấp tín dụng có phòng Kế hoạch và Kinh doanh và các Phòng Giao dịch. Trong đó, Chủ tịch Hội đồng thành viên ủy quyền cấp tín dụng thường xuyên cho Giám đốc chi nhánh với hạn mức và nội dung ủy quyền phù hợp với quy định ủy quyền tại quyết định số 509/QĐ-HĐTV ngày 19/06/2014.
Nhìn chung, đội ngũ cán bộ làm công tác tín dụng của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - chi nhánh huyện Đoan Hùng tỉnh Phú Thọ có trình độ chuyên môn, được đào tạo bài bản, tốt nghiệp các chuyên ngành kinh tế - tài chính - ngân hàng. Tổng số cán bộ nhân viên của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Huyện Đoan Hùng Tỉnh Phú Thọ có 41 người, trong đó có 1 thạc sỹ, 37 cử nhân, còn lại là trình độ cao đẳng. Tuy nhiên, đa số cán
bộ còn trẻ, kinh nghiệm thực tiễn chưa nhiều. Nguyên nhân của tình trạng này là do hoạt động tín dụng tăng cao mà chưa có sự chuẩn bị đầy đủ về nguồn nhân lực, mặt khác do cơ chế đãi ngộ chưa thỏa đáng dẫn đến hiện tượng một số cán bộ có năng lực và kinh nghiệm chuyển qua TCTD khác.
3.2.1.3. Quy trình nghiệp vụ cho vay và công tác thẩm định cho vay vốn Quy trình cho vay cụ thể.
Bước 1: Tiếp thị khách hàng vay vốn.
- Nhân viên quan hệ khách hàng (NVQHKH) chủ động tiếp thị khách hàng, tìm hiểu nhu cầu tín dụng của khách hàng, xem xét có phù hợp với chính sách tín dụng của ngân hàng hay khồng để chào bán sản phẩm tín dụng thích hợp.
- Lập báo cáo tiếp thị.
Bước 2: Tiếp nhận nhu cầu vay vốn và hướng dẫn khách hàng thủ tục vay vốn. - Khi khách hàng có nhu cầu đề nghị ngân hàng cung cấp các sản phẩm tín dụng, NVQHKH trao đổi, xác định nội dung: tìm hiểu hoạt động kinh doanh của khách hàng , phương thức hoạt động, mục đích vay vốn…
- Đề xuất việc cấp tín dụng cho khách hàng có phù hợp hay không ? Nếu phù hợp hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ.
- Trình cấp trưởng phòng.
Bước 3: Thẩm định hồ sơ tín dụng
- Nội dung thẩm định: Năng lực tài chính, khả năng tài chính, tình hình sản xuất và bán hàng.
- Phân tích về tài chính khách hàng.
- Phân tích thẩm định dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh.
- Đánh giá khách hàng với ngân hàng và các TCTD khác.
- Đánh giá lợi ích của ngân hàng nếu khoản vay được phê duyệt: ước tính số tiền lãi, phí có thể thu
- Phân tích, thẩm định biện pháp bảo đảm tiền vay.
Bước 4: Quyết định tín dụng
Sau khi nhận được tờ trình thẩm định cùng toàn bộ hồ sơ vay vốn do cấp trưởng phòng trình, cấp có thẩm quyền kiểm tra lại các thông tin tại tờ trình, đánh giá tính khả thi, hiệu quả của khoản vay, ra quyết định.
- Thông báo khách hàng hoàn tất, bổ sung các hồ sơ. - Lập hợp đồng tín dụng.
- Lập hợp đồng bảo đảm tiền vay.
- Công chứng hợp đồng bảo đảm tiền vay. - Đăng ký giao dịch đảm bảo.
- Nhận hồ sơ tài sản đảm bảo (TSĐB), nhập kho TSĐB. - Nhập tài khoản ngoại bảng.
Bước 6: Lập và chuyển hồ sơ giải ngân.
- Nhân viên quản lý tín dụng (NVQLTD) có trách nhiệm: Lập giấy nhận nợ, kiểm tra sự phù hợp giữa các chứng từ rút vốn vay và các điều kiện cho vay.
- Sau khi lập hồ sơ giải ngân ,NVQLTD chuyển hồ sơ giải ngân cho phòng giao dịch để thực hiện giải ngân và hạch toán.
Bước 7: Theo dõi và kiểm tra sau khi giải ngân.
- Theo dõi tiền vay.
- Kiểm tra sau cho vay: trong vòng 30 ngày sau khi cho vay, cán bộ quản lý khoản vay phải tiến hành kiểm tra sử dụng vốn vay.
Bước 8: Thu nợ gốc, lãi và phí khoản vay.
NVQLTD có trách nhiệm theo dõi và thống kê các khoản nợ gốc và lãi đến hạn , phí phải trả của các khoản nợ vay, bảo lãnh vay vốn , chuẩn bị và thông báo trả nợ tới khách hàng vay trước ngày đến han phải trả ít nhất 5 ngày.
Bước 9: Cơ cấu lại thời hạn trả nợ.
Trường hợp khách hàng không trả được nợ đúng hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng, NVQLTD lập tờ trình báo cáo cấp trưởng phòng.
Bước 10: Xử lý TSĐB để thu nợ
Trường hợp khách hàng không trả được nợ vay đúng thời hạn và không được ngân hàng cơ cấu lại thời hạn trả nợ , NVQLTD phải:
- Xem xét lại hồ sơ tín dụng, hồ sơ đảm bảo tiền vay để bổ sung những điểm còn thiếu về mặt pháp lý.
- Chuẩn bị hồ sơ để xử lý tài sản thế chấp hoặc khởi kiện.
Khi bên vay trả xong gốc và lãi thì hợp đồng tín dụng đương nhiên hết hiệu lực và các bên không cần lập biên bản thanh lý hợp đồng.
3.2.1.4. Bảo đảm tiền vay
Phương án kinh doanh khả thi, hiệu quả là tiêu chí quyết định trong việc xem xét cho vay. Tuy nhiên, những rủi ro tín dụng rất đa dạng và có những rủi ro nằm ngoài tầm kiểm soát của con người mà thẩm định tín dụng không thể lường trước hết được. Đồng thời, việc áp dụng các biện pháp bảo đảm tiền vay sẽ nâng cao tính chịu trách nhiệm và chia sẻ rủi ro của khách hàng với ngân hàng. Do đó, Agribank Đoan Hùng cũng rất chú trọng tăng cường áp dụng các biện pháp bảo đảm tiền vay , đa dạng về hình thức: Thế chấp, cầm cố tài sản , bảo đảm tài sản hình thành từ vốn vay… Do đó, tỷ lệ cho vay có bảo đảm bằng tài sản có xu hướng gia tăng, góp phần vào giảm thiểu tốn thất khi rủi ro xảy ra.
Tuy tỷ lệ tài sản đươc nâng cao nhưng tính thanh khoản của các tài sản còn hạn chế nên khả năng thu hồi nợ sẽ thấp hơn. Một số tài sản không có giấy tờ về quyền sở hữu, một số tài sản khác là quyền đòi nợ mà khả năng kiểm soát nguồn thu rất khó khăn. Do đó, khi xử lý tài sản bảo đảm trên thực tế là rất phức tạp, cả về mặt pháp lý cũng như khả năng chuyển nhượng tài sản, mất rất nhiều thời gian và công sức.
3.2.1.5. Công tác phòng ngừa, phát hiện và hạn chế rủi ro tín dụng
Kiểm tra và phát hiện các dấu hiệu rủi ro là công việc không chỉ của các cán bộ tham gia vào quy trình cấp tín dụng mà còn được quán triệt đến từng cán bộ Agribank Đoan Hùng. Tuy nhiên, chủ yếu do phòng khách hàng thực hiện, bởi đây là bộ phận trực tiếp làm việc với khách hàng , thu thập các thông tin , kiểm tra sử dụng vốn vay… nên có khả năng phát hiện kịp thời những biến động bất thường . Thực tế những năm qua cho thấy, công tác phát hiện rủi ro tín dụng chỉ mang tính thụ động, chủ yếu là xử lý khi những dấu hiệu rủi ro đã xuất hiện (không trả được nợ đúng hạn, kinh doanh thua lỗ, kết quả phân loại nợ không tốt …) , còn khả năng dự báo , phòng ngừa từ xa chưa tốt, Nguyên nhân của tình trạng này là do sự hạn chế về trình độ, kinh nghiệm của CBTD; hệ thống thông tin thị trường và xử lý thông tin qua phân tích , dự báo chưa tốt; công tác kiểm tra sử dụng vốn còn hời hợt, chủ yếu dựa vào báo cáo do khách hàng cung cấp, đặc biệt là các khách hàng ở xa.
Định hướng chung của Agribank Đoan Hùng trong xử lý nợ xấu là thực hiện các giải pháp hợp lý trên cơ sở phân tích tình hình của từng khách hàng cụ thể như sau:
- Đối với các khoản nợ xấu, ngân hàng thực hiện việc phân loại nợ, đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng trên cơ sở hàng tháng để phục vụ cho công tác quản lý chất lượng và rủi ro tín dụng.
- Đối với các khoản vay bằng vốn tài trợ, ủy thác của bên thứ ba mà bên thứ ba cam kết chịu toàn bộ trách nhiệm xử lý rủi ro khi xảy ra các khoản vay bằng nguồn vốn góp đồng thời tài trợ của tổ chức tín dụng (TCTD) khác mà ngân hàng không chịu bất cứ rủi ro nào thì ngân hàng không phải trích lập dự phòng rủi do nhưng phải phân loại nợ nhằm đánh giá đúng tình hình tài chính, khả năng trả nợ của khách hàng phục vụ cho công tác quản lý rủi ro tín dụng.
- Đối với các khoản bảo lãnh, cam kết cho vay và chấp nhận thanh toán, ngân hàng phải phân loại vào nhóm nợ 1 để quản lý, giám sát tình hình tài chính, khả năng thực hiện nghĩa vụ của khách hàng và trích lập dự phòng chung.
Tuy nhiên, chủ trương của Agribank Đoan Hùng là thực hiện thương lượng, phối hợp với khách hàng trong xử lý nợ xấu để quá trình triển khai được nhanh chóng và ít tốn thời gian. Đối với các khách hàng có thái độ thiếu hợp tác , thoái thác trách nhiệm trả nợ , thì kiên quyết thực hiện các biện pháp xử lý, khởi kiện ra tòa để tăng cường khả năng thu hồn vốn.