Phân tích kinh tế chuỗi giá trị lợn huyện Ba Chẽ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu chuỗi giá trị lợn thịt huyện ba chẽ, tỉnh quảng ninh (Trang 79 - 85)

Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.2. Thực trạng các tác nhân trong chuỗi giá trị Lợn thịt Ba Chẽ

3.2.3. Phân tích kinh tế chuỗi giá trị lợn huyện Ba Chẽ

3.2.3.1. Phân tích giá trị gia tăng và giá trị gia tăng thuần

Nghiên cứu chọn 4 kênh thị trường chính để phân tích kinh tế của chuỗi giá trị. Qua đó sẽ xác định được giá trị gia tăng (GTGT) của mỗi tác nhân tạo ra cho chuỗi và phần giá trị gia tăng thuần mà các tác nhân này nhận được cũng như hiệu quả sản xuất kinh doanh của các tác nhân trong chuỗi.

Bảng 3.21. Giá trị gia tăng, giá trị gia tăng thuần của các tác nhân ở kênh thị trường trong tỉnh Khoản mục Người nuôi lợn Thương lái trong tỉnh Lò giết mổ trong tỉnh Bán lẻ trong tỉnh Tổng

Kênh 2: Người nuôi lợn – Thương lái - Lò giết mổ - Người bán lẻ

Doanh thu (đ/kg) 100.320 123.500 135.125 140.210 CF đầu vào/CF trung

gian (đ/kg) 82.358 98.747 111.984 125.990

Giá trị gia tăng(đ/kg) 17.962 24.753 23.141 14.220 80.076

Chi phí tài chính

khác(đ/kg) 3.128 3.108 4.852 5.325

GTGT thuần (đ/kg) 14.834 21.645 18.289 8.895 63.663

Lợi nhuận/Chi phí (%) 17,35 21,25 15,65 6,77

Kênh 1: Người nuôi lợn – Lò giết mổ - Người bán lẻ

Doanh thu (đ/kg) 110.120 130.005 140.210 CF đầu vào/CF trung

gian (đ/kg) 82.358 110.590 119.230

Giá trị gia tăng(đ/kg) 27.762 19.415 20.980 68.157

Chi phí tài chính khác

(đ/kg) 3.128 4.852 6.005

GTGT thuần (đ/kg) 24.634 14.563 14.975 54.172

Lợi nhuận/Chi phí (%) 28,82 12,61 11,96

Bảng 3.22. Giá trị gia tăng, giá trị gia tăng thuần của các tác nhân ở kênh thị trường ngoài tỉnh Khoản mục Người nuôi lợn Thương lái trong tỉnh Thương lái ngoài tỉnh Lò giết mổ ngoài tỉnh Bán lẻ ngoài tỉnh Tổng

Kênh 3: Người nuôi lợn – Thương lái trong tỉnh - Thương lái ngoài tỉnh - Lò giết mổ ngoài tỉnh - Người bán lẻ

Doanh thu (đ/kg) 100.320 113.500 130.230 140.010 150.010 CF đầu vào/CF trung

gian (đ/kg) 82.358 98.747 105.310 111.984 135.110

Giá trị gia tăng(đ/kg) 17.962 14.753 24.920 28.026 14.900 100.561

Chi phí tài chính khác

(đ/kg) 3.128 3.197 4.852 4.155 3.923

GTGT thuần (đ/kg) 14.834 11.556 20.068 23.871 10.977 81.306

Lợi nhuận/Chi phí (%) 17,35 11,34 18,22 20,55 7,90

Kênh 4: Người nuôi lợn - Thương lái ngoài tỉnh - Lò giết mổ ngoài tỉnh - Người bán lẻ

Doanh thu (đ/kg) 100.320 120.830 130.210 150.010 CF đầu vào/CF trung

gian (đ/kg) 82.358 105.310 111.984 135.110

Giá trị gia tăng(đ/kg) 17.962 15.520 18.226 14.900 66.608

Chi phí tài chính khác

(đ/kg) 3.128 4.232 4.100 3.923

GTGT thuần (đ/kg) 14.834 3.869 6.855 19.166 44.724

Lợi nhuận/Chi phí (%) 5,65 3,53 5,91 13,79

(Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra hộ của tác giả)

Bảng 3.21 và bảng 3.22 cho thấy có sự khác nhau về giá bán của thịt lợn ở các kênh thị trường, tại kênh hàng có nhiều tác nhân tham gia thì mỗi tác nhân chỉ đảm nhiệm một chức năng nhất định. Ngược lại tại kênh hàng có ít tác nhân tham gia mỗi tác nhân phải đảm nhiệm nhiều chức năng hơn, hộ sản xuất ngoài chức năng chăn nuôi lợn còn đóng vai trò người thu gom, người giết mổ kiêm công việc của người bán lẻ (có hộ còn bán buôn). Vì vậy, mức chênh lệch giá trị gia tăng của

các kênh đều được quyết định bởi sự có mặt của ít hay nhiều tác nhân. Tại Kênh 2 là kênh tiêu thụ có nhiều tác nhân tham gia có giá bán cuối cùng bình quân là 140.210 đồng/kg thịt móc hàm, đã đạt được giá trị gịa gia tăng là 14.220 đồng/kg và lợi nhuận trong kênh 2 của tác nhân cuối cùng trong chuỗi là 8.895 đ/kg thịt lợn.

Tại kênh 1, giá bán sản phẩm thịt lợn cuối cùng không thay đổi so với kênh 2, nhưng do sự vắng mặt của tác nhân thương lái nên khoản chi phí trung gian kênh 1 chi ra thấp hơn đã làm tăng giá trị gia tăng của tác nhân cuối cùng lên thành 20.980 đồng/kg. Giá trị lợi nhuân/chi phí trong kênh hàng này tăng lên 11.96%.

Giá bán ở kênh thị trường ngoài tỉnh (kênh 3 và 4 - bảng 3.21 ở tác nhân cuối cùng của chuỗi khoảng 150.010 đồng/kg, gấp gần 1,1 lần giá bán thịt lợn ở tại huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh (kênh 1 và 2, bảng 3.20), đã dẫn đến sự khác nhau về giá trị gia tăng, giá trị gia tăng thuần của kênh thị trường trong và ngoài tỉnh.

Đánh giá kết quả hoạt động của các tác nhân trong chuỗi

Giá trị gia tăng:

Tổng giá trị gia tăng của kênh thị trường nội tỉnh (80.076 đồng/kg kênh 2) gấp 1,2 lần tổng giá trị gia tăng kênh 2 (68.157 đ/kg). Tại kênh 1, người chăn nuôi tạo nên giá trị gia tăng cao nhất của chuỗi, người bán lẻ là tác nhân tạo nên giá trị gia tăng đứng thứ 2 của chuỗi (đạt 20.980 đồng/kg), tăng 1,5 lần so với kênh 2. Hộ giết mổ cũng tạo ra được giá trị gia tăng lên đến 19.415 đ/kg. Do đây là kênh phân phối ngắn và các hộ giết mổ tại gia đình kiêm luôn cả thu gom và bán lẻ nên các khoản chi phí liên quan đến thu mua, giết mổ thấp hơn các lò giết mổ.

Giá trị gia tăng của kênh thị trường ngoại tỉnh (kênh 3) đạt 100.561 đ/kg tăng 1,5 lần so với giá trị gia tăng kênh 4 (đạt 66.608 đ/kg). Lò giết mổ là tác nhân tạo nên giá trị gia tăng cao nhất trong toàn chuỗi (kênh 3, kênh 4), giao động trong khoảng 18.226 đ/kg đến 28.026đ/kg. Thương lái trong tỉnh là tác nhân tạo nên giá trị gia tăng thấp nhất kênh 3 và người bán lẻ tạo nên giá trị gia tăng thấp nhất trong kênh 4.

Tổng giá trị gia tăng kênh thị trường ngoại tỉnh cao hơn 1,2 lần tổng giá trị gia tăng thị trường nội tỉnh. Như vậy có thể nói rằng tiềm năng lớn của ngành chăn

nuôi huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh khổng thể không tính đến thị trường tiêu thụ ngoại tỉnh. .

Giá trị gia tăng thuần (lợi nhuận):

Tổng giá trị gia tăng thuần của kênh thị trường ngoài tỉnh lên đến 116.030 đồng/kg. gấp 1.1 lần kênh thị trường trong tỉnh. Đối với kênh thị trường trong tỉnh Quảng Ninh.

Tỷ suất lợi nhuận/chi phí:

Tỷ suất lợi nhuận/chi phí của người nuôi lợn đạt cao nhất trong chuỗi (17,35%) cho thấy hiệu quả sản xuất kinh doanh của người nuôi lợn ba Chẽ có dấu hiệu khả quan và nếu thịt lợn được tiêu thụ trong tỉnh Quảng Ninh, kênh thị trường càng ngắn thì người chăn nuôi có cơ hội đạt được hiệu quả càng cao (tỷ suất lợi nhuận/chi phí đạt 28,82%). Hộ giết mổ đạt được tỷ suất lợi nhuận/chi phí khá cao 15,65% nhưng bị giảm bớt khu chuỗi bị rút ngắn vì một phần lợi ích tăng thêm được chia sẻ cho người nuôi lợn nên tỷ suất lợi nhuận/chi phí của người hộ giết mổ ở kênh thị trường 1 giảm xuống còn 12,61%.

Đối với kênh thị trường ngoài tỉnh tỷ suất lợi nhuân đạt cao nhất vẫn là người chăn nuôi (kênh 3) và người bán lẻ (kênh 4). Tỷ suất đạt thấp nhất là người bán lẻ (kênh 3) và thương lái ngoài tỉnh (kênh 4).

Nhìn chung kênh thị trường tiêu thụ ngoài tỉnh (kênh 3 và 4) có GTGT và GTGT thuần cao hơn kênh thị trường trong tỉnh (kênh 1 và 2), nhưng do sự phân phối lợi nhuân cho các tác nhân trong chuỗi nên kênh tiêu thụ kênh 1 và kênh 2 có khả năng mang lại lợi nhuận cho người nuôi lợn đạt ở mức cao hơn. Do đó. để tạo điều kiện nâng cao thu nhập hiệu quả sản xuất cho người nuôi lợn cần củng cố phát triển kênh thị trường trong tỉnh.

Như vậy so sánh 4 kênh hàng chúng tôi nhận thấy rằng kênh 1 mặc dù không phải là kênh hàng có nhiều tác nhân tham gia nhất nhưng lại cho giá trị gia tăng cao của các tác nhân trong tỉnh. Tại kênh hàng này các tác nhân đều đạt được kết quả và hiệu quả kinh tế cao nhất, người chăn nuôi bán được lợn với mức gía cao nhất, hộ giết mổ mua được hàng với giá hợp lý, bên cạnh đó họ chủ động được phương tiện vận chuyển, tiết kiệm chi phí lao động, chủ động thiết lập các mối quan

hệ đầu vào, đầu ra. Có thể nhận thấy rằng hộ giết mổ đóng vai trò quan trọng thúc đẩy kênh hàng này phát triển. Kênh 3 và kênh 4 mặc dù cho tổng giá trị gia tăng cao nhưng vai trò của tác nhân thương lái nội tỉnh còn mờ nhạt, chưa thể hiện tốt được chức năng kết nối giữa người sản xuất với người tiêu dùng cuối cùng trong chuỗi gía trị dẫn đến tỷ lệ lợi nhuận của người sản xuất và thương lái nội tỉnh còn thấp.

3.2.3.2. Phân phối giá trị gia tăng giữa các tác nhân

Giá trị gia tăng, và lợi nhuận ở các kênh thị trường là khác nhau, vì vậy cần phải phân tích tỷ lệ phân phối những giá trị này cho các tác nhân tham gia chuỗi để làm cơ sở đánh giá hiệu quả của kênh phân phối và xác định được kênh tiêu thụ nào mang lại lợi ích cao nhất cho chuỗi giá trị và đặc biệt là cho người nuôi lợn.

Bảng 3.23. Phân bổ giá trị gia tăng, giá trị gia tăng thuần của các tác nhân

Chỉ tiêu GTGT GTGTT SL trung

bình

Lợi nhuân của tác nhân

Tác nhân Số tiền

(đ/kg) lệ (%) Tỷ Số tiền (đ/kg) lệ (%) Tỷ (Kg/năm chủ thể) Đồng/năm Tỷ lệ (%)

Kênh 1: Người nuôi lợn – Hộ giết mổ trong tỉnh - Người bán lẻ

Người nuôi lợn 27.762 47,74 24.634 55,97 2.244 33.290 4,16 Lò giết mổ trong tỉnh 19.415 33,39 14.563 33,09 23.081 193.840 24,23 Bán lẻ trong tỉnh 10.971 18,87 4.816 10,94 11.760 572.900 71,61 Tổng 58.148 100 44.013 100 27.085 800.030 100

Kênh 2: Người nuôi lợn – Thương lái trong tỉnh - Lò giết mổ trong tỉnh - Người bán lẻ Người nuôi lợn 17.962 22,43 14.834 23,30 2.244 33.290 0,69 Thương lái trong tỉnh 24.753 30,91 21.645 34,00 16.774 363.070 7,47 Lò giết mổ trong tỉnh 23.141 28,90 18.289 28,73 238.200 4.356.440 89,69 Bán lẻ trong tỉnh 14.220 17,76 8.895 13,97 11.760 104.610 2,15

Chỉ tiêu GTGT GTGTT SL trung bình

Lợi nhuân của tác nhân

Tổng 80.076 100 63.663 100 268.980 4.857.410 100

Kênh 3: Người nuôi lợn – Thương lái trong tỉnh - Thương lái ngoài tỉnh - Lò giết mổ ngoài tỉnh - Người bán lẻ Người nuôi lợn 17.962 17,86 14.834 18,24 2.244 33.290 0,34 Thương lái trong tỉnh 14.753 14,67 11.556 14,21 16.774 193.840 2,00 Thương lái ngoài tỉnh 24.920 24,78 20.068 24,68 28.548 572.900 5,91 Lò giết mổ ngoài tỉnh 28.026 27,87 23.871 29,36 361.270 8.623.880 88,98 Bán lẻ ngoài tỉnh 14.900 14,82 10.977 13,5 24.400 267.840 2,76 Tổng 100.561 100 81.306 100 433.236 9.691.750 100

Kênh 4: Người nuôi lợn – Thương lái trong tỉnh - Thương lái ngoài tỉnh - Lò giết mổ ngoài tỉnh - Người bán lẻ Người nuôi lợn 17.962 26,967 4.834 13,92 2.244 10.850 0,35 Thương lái ngoài tỉnh 15.520 23,301 3.869 11,14 28.548 110.450 3,60 Lò giết mổ ngoài tỉnh 18.226 27,363 6.855 19,74 361.270 2.476.510 80,79 Bán lẻ ngoài tỉnh 14.900 22,37 19.166 55,2 24.400 467.650 15,26 Tổng 66.608 100 34.724 100 416.462 3.065.460 100

(Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra hộ của tác giả)

Phân phối tỷ lệ lợi nhuận giữa các tác nhân cho thấy người giết mổ chiếm phần tỷ lệ cao nhất trong toàn chuỗi 24,23% kênh 1; 89,69% kênh 2; 88,98% kênh 3 và 80,79% kênh 4. Tiếp đó là tác nhân bản lẻ, chiếm tỷ lệ cao nhất trong các tác nhân bán lẻ ở kênh 1 (71,61%)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu chuỗi giá trị lợn thịt huyện ba chẽ, tỉnh quảng ninh (Trang 79 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)