3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
3.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến chuỗi giá trị thịt lợn
3.3.1. Ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên
Yếu tố ngoại cảnh có tác động trực tiếp đến đàn lợn nuôi, các yếu tố như nhiệt độ, độ ẩm của tiểu khí hậu chuồng nuôi tác động đến khả năng ăn vào, tiêu hóa, hấp thu và sức khỏe đàn lợn.
Nhiệt độ và ẩm độ thích hợp thì lợn ăn tốt, tỷ lệ tiêu hóa cao, tích lũy cao, sinh trưởng phát triển nhanh và cho năng suất cao. Nếu chuồng nuôi nóng quá lợn sẽ ăn ít, khả năng tiêu hóa kém, giảm tăng trọng. Còn khi nhiệt độ môi trường xuống thấp, vào mùa đông trời rét cơ thể lợn phải tiêu hao nhiều năng lượng, chi phí cao. Nhiệt độ tiểu khí hậu chuồng nuôi từ 22-270C, ẩm độ 65-70% là thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của lợn thịt.
3.3.2. Nhóm yếu tố đầu vào
3.3.2.1 Giống
Giống được xem là tiền đề trong chăn nuôi lợn, các giống khác nhau thì có năng suất và chất lượng thịt khác nhau. Về năng suất, các giống lợn ngoại có tốc độ sinh trưởng phát triển nhanh hơn các giống lợn nội. Hầu hết các giống lợn nội có tỷ lệ mỡ cao, tỷ lệ nạc thấp chỉ từ: 35-40%, trong khi các giống lợn ngoại nhập cho tỷ lệ nạc rất cao đạt từ 50-60%. Tuy nhiên, các giống lợn nội thường có vị thơm ngon, thớ cơ nhỏ, mịn hơn.
Vì thế, đối với điều kiện chăn nuôi ở nước ta cần phải phối hợp nhiều giống để con lai có năng suất cao và phẩm chất thịt tốt, đồng thời có khả năng sử dụng nguồn thức ăn sẳn có của địa phương và khả năng chống đỡ bệnh tật cao.
3.3.2.2. Sức khỏe và khối lượng ban đầu
Sức khỏe và trọng lượng cai sữa lợn con ảnh hưởng chủ yếu đến năng suất chăn nuôi. Nếu sức khỏe lợn con theo mẹ trong giai đoạn bú sữa kém như thiếu máu, tiêu chảy, viêm đường hô hấp, còi cọc... thì đến giai đoạn nuôi thịt lợn sẽ tăng trọng kém.
3.3.2.3. Giới tính
Đối với lợn đực nuôi không thiến thì khả năng sinh trưởng và phát triển nhanh hơn, tỷ lệ thân thịt cao hơn và chuyển đổi thức ăn hiệu quả hơn lợn cái. Tuy nhiên, mùi trong thịt xuất hiện khi lợn đực trưởng thành. Ngày nay lợn sinh trưởng nhanh hơn và được giết thịt sớm hơn, bởi vậy vấn đề mùi hôi cũng được giảm đáng kể.
Trong quá trình nuôi cả lợn đực và lợn cái khi đến tuổi trưởng thành đều giảm khả năng tăng trọng và dẫn tiêu tốn thức ăn cao. Đây là yếu tố ảnh hưởng đến chi phí thức ăn trong chăn nuôi vì thế người chăn nuôi cần linh hoạt để chủ động quyết định thời gian nuôi vỗ béo và thời điểm xuất chuồng cũng như phương pháp cho ăn để tiết kiệm được chi phí về thức ăn và nâng cao chất lượng thịt xẻ trong chăn nuôi lợn.
3.3.2.4. Thời gian và chế độ nuôi
Khi thời gian nuôi dài, lợn có trọng lượng cao hơn nhưng tiêu tốn nhiều thức ăn, tốn nhiều công chăm sóc, chi phí chuồng trại và các chi phí khác cao, quay vòng vốn dài và khả năng tích mỡ trong thân thịt cao.
Nếu lợn được ăn nguồn thức ăn dinh dưỡng tốt, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, phương pháp chế biến phù hợp, không sử dụng các chất cấm trong chăn nuôi, tăng cường sử dụng các chế phẩm vi sinh có lợi, có nguồn gốc tự nhiên phù hợp với các giai đoạn sinh trưởng phát triển của chúng thì làm cho năng suất và chất lượng thịt sẽ cao đáp ứng được yêu cầu về an toàn thực phẩm trong chăn nuôi lợn hiện nay.
3.3.2.5.Dịch bệnh và phòng trừ dịch bệnh
Dịch bệnh là một vấn đề lớn ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình chăn nuôi. Nó ảnh hưởng đến chất lượng, hiệu quả kinh tế của các hộ chăn nuôi lợn thịt. Đặc biệt là những thiệt hại về kinh tế – xã hội do dịch bệnh gây ra đối với các hộ chăn nuôi lợn thịt, sẽ là rất khó khăn trong việc tiêu thụ sản phẩm và công tác phục hồi chăn nuôi khi hết dịch. Nếu dịch bệnh xảy ra thì mức tiêu thụ sẽ giảm xuống mạnh. Số con lợn bị bệnh sẽ phải đi tiêu hủy, tổng đàn lợn sẽ bị giảm, người chăn nuôi sẽ bị thua lỗ. Dịch bệnh sẽ ảnh hưởng đến tâm lý của người tiêu dùng, có khi sẽ dẫn đến tẩy chay thịt lợn mà chuyển hẳn sang dùng các loại thực phẩm khác.
Trong quá trình chăn nuôi đã có các biện pháp tiêm phòng các bệnh thường gặp như tụ huyết trùng, dịch tả, thương hàn và tai xanh, nhìn chung công tác tiêm phòng đầy đủ. Đội ngũ cán bộ thú y ở các địa phương trên địa bàn huyện đều có trình độ từ trung cấp trở lên. Nhưng khả năng kiểm soát dịch bệnh vẫn gặp khó khăn vì các hộ chăn nuôi 100% đều tập trung trong khu dân cư, để hạn chế tối đa sự bùng phát dịch cần nâng cao trình độ, sự hiểu biết và trách nhiệm cho người chăn nuôi bằng các công tác tuyên truyền và tập huấn.
3.3.2.6. Quản lý
Quản lý đàn, trang trại và cơ sở chăn nuôi là một yếu tố hết sức quan trọng góp phần vào thành công cho chăn nuôi lợn. Tuy nhiên, việc này tại các nông hộ nhỏ lẻ vẫn còn có tâm lý chủ quan, chưa được quan tâm và thực hiện tốt dẫn đến khó kiểm soát khu vực chăn nuôi, phương tiện và yếu tố con người ra vào. Từ đó làm cho môi trường chăn nuôi tiềm ẩn nhiều mối nguy về dịch bệnh và ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến năng suất và hiệu quả kinh tế. Nếu làm tốt được vấn đề này thì tạo môi trường sống tốt, ít dịch bệnh, vật nuôi phát triển tốt, ít dịch bệnh từ đó giảm nguy cơ lạm dụng kháng sinh trong điều trị bệnh góp phần giảm chi phí thuốc thú y, tăng cơ hội tạo ra sản phẩm thịt lợn an toàn.
3.3.3. Nhóm yếu tố thị trường
3.3.3.1. Nhu cầu thị trường
Ngày nay chất lượng cuộc sống con người ngày càng được cải thiện. Do vậy họ ngày càng chú ý tới chất lượng của bữa ăn nên thịt lợn ngày càng được sử dụng rộng rãi và phổ biến hơn. Do vậy nhu cầu thịt lợn ngày càng cao. Việt Nam là một nước có mức tiêu thụ thịt dưới mức bình quân thế giới.
Nếu nhu cầu thì trường về thịt lợn cao thì mức tiêu thụ thịt lợn sẽ lớn. Theo số liệu điều tra người chăn nuôi lợn trung bình mỗi hộ gia đình mua thịt ít nhất 2 lần/tuần, mỗi lần 0,3 -0,5 kg (bình quân cả hộ nghèo), chứng tỏ nhu cầu thịt lợn hiện nay đang ở mức rất cao, nó là loại thực phẩm phổ biến và thông dụng trong các bữa ăn hằng này của các hộ gia đình.
3.3.3.2 Sự biến động giá cả thịt lợn
Khi giá thịt lợn biến động thì nhu cầu người tiêu dùng sẽ bị thay đổi, hay khi giá thịt lợn tăng cao thì nhu cầu mua thịt sẽ giảm và ngược lại khi giá thịt lợn thấp thì nhu cầu mua thịt lợn sẽ tăng lên. Mặt khác khi giá thịt lợn tăng cao người tiêu dùng sẽ giảm chi tiêu thịt lợn và thay vào đó là sẽ thay thế thịt lợn bằng các loại thực phẩm thay thế như cá, thịt gia cầm
Hiện nay, việc tăng giá thịt lợn là do ảnh hưởng của dịch tả lợn châu Phi lây nhiễm vào Việt Nam từ đầu năm 2019 và đến cuối tháng 6 đã lan rộng, bùng phát trên phạm vi toàn quốc, số lượng lợn mắc bệnh và tiêu hủy lớn cùng với việc không
thể tái đàn ở các vùng dịch trong những tháng tiếp theo do dịch tả lợn châu Phi tại Việt Nam chưa được khống chế, chưa có vaccine chống dịch đã tác động lớn đến nguồn cung thịt lợn cho thị trường trong nước. Nguồn cung thịt lợn toàn trong năm nay không chỉ tiếp tục giảm bởi dịch tả lợn châu Phi mà còn từ dịch Covid-19, điều này đã ảnh hưởng lớn đến nhu cầu tiêu dùng của người dân trong huyện Ba Chẽ cũng như người tiêu dùng cả nước.
3.4. Phân tích SWOT chuỗi giá trị ngành chăn nuôi lợn tại huyện Ba Chẽ
Trong những năm gần đây, trên địa bàn huyện Ba Chẽ nói riêng và tỉnh Quảng Ninh nói chung ngành chăn nuôi lợn khá phát triển, mang lại hiệu quả kinh tế cho người dân, góp phần thúc đẩy kinh tế hộ phát triển, đồng thời tạo thêm nhiều việc làm cho người dân nông thôn, đồng thời phát triển được mô hình kinh tế hợp tác “4 nhà” trong nông nghiệp, nông thôn. Để thấy được những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của các tác nhân khi tham gia chỗi giá trị, từ đó đưa ra những giải pháp cho hợp lý, chúng tiến hành tổng hợp và phân tích SWOT như sau:
Điểm mạnh (S) Điểm yếu (W)
-Tận dụng được lao động nhàn rỗi - Giá thuê lao động thấp
- Dễ mua, bán
- Có kinh nghiệm nuôi
- Dễ tiếp cận nguồn thông tin đầu vào (giống, TACN, thú y..)
- Mang lại lợi nhuận cho các tác nhân
- Quy mô chăn nuôi ngày càng lớn nên đòi hỏi đầu tư vốn ban đầu lớn hơn, trang thiết bị hiện đại, có địa điểm rộng để sản xuất. - Do điều kiện thời tiết khắc nghiệt nên hay có dịch bệnh xảy ra làm giảm hiệu quả sản xuất. Tần xuất các hộ gặp phải dịch bệnh đang có xu hướng tăng lên hàng năm
- Giá lợn rất thấp nên hiệu quả kinh tế thu được so với vốn đầu tư ban đầu của các hộ là rất thấp.
- Vấn đề xử lý môi trường tại các hộ, trang trại chăn nuôi vẫn chưa được đảm bảo gây ảnh hưởng rất lớn tới môi trường xung quanh. - Chủ hộ, trang trại thiếu kinh nghiệm quản lý nên hao hụt/lứa còn cao nên lợi nhuận thu được thấp.
Cơ hội (O) Thách thức (T)
- Tạo cơ hội phát triển kinh tế cho người dân nông thôn trên chính quê hương của họ.
- Tạo cơ hội việc làm cho lao động nông thôn
- Có nhiều chính sách ưu tiên nên có cơ hội được vay vốn ưu đãi để phát triển mô hình kinh tế trang trại trong chăn nuôi.
- Mạng lưới các kênh phân phối phát triển tạo điều kiện phát triển hệ thống tiêu thụ sản phẩm.
- Với sự đảm bảo ổn định đầu vào và đầu ra của quá trình sản xuất, hạn chế được tối đa rủi ro do mô hình khép kín sẽ thu hút được nhiều hộ tham gia chăn nuôi lợn trong thời gian tới.
- Nhu cầu của thị trường trong nước cũng như trên thế giới ngày càng cao về các sản phẩm chế biến, cũng như các sản phẩm tươi sống ngày càng lớn.
- Do điều kiện khí hậu, nên dịch bệnh xảy ra thường xuyên gây khó khăn cho công tác kiểm dịch và phòng bệnh.
- Chịu sự cạnh tranh, đặc biệt cạnh tranh về giá so với các sản phẩm nội địa nuôi theo hình thức tự do.
- Các quy định về đảm bảo vệ sinh môi trường ngày càng chặt chẽ.
- Thời hạn vay vốn ngắn nên gây khó khăn cho việc xây dựng định hướng phát triển lâu dài.
- Nhiều chủ trang trại có tư tưởng phá hợp đồng khi giá cả thị trường gia tăng, và lãi suất thu được không cao.
- Các sản phẩm chế biến chịu sự quản lý chặt chẽ của những quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm.
Qua việc xây dựng ma trận SWOT, chúng tôi kết hợp từng đôi một như sau: S và O; W và T; S và T; W và O. Cách phân tích này sẽ giúp cho việc đưa ra những định hướng giải pháp thích hợp để phát triển mô hình chăn nuôi lợn thời gian tới. Cụ thể ma trận SWOT được phân tích như sau:
- Về điểm mạnh và cơ hội: Ngành chăn nuôi lợn trên địa bàn huyện Ba Chẽ đã ứng dụng được công nghệ mới vào sản xuất, áp dụng việc đưa các giống có năng suất cao vào phát triển chăn nuôi, nguồn thức ăn được chủ động cũng như các yếu tố đầu vào được chủ động, có thị trường tiêu thụ rộng và ổn định, đồng thời Nhà nước cũng như địa phương có những chủ trương, chính sách phát triển chăn nuôi, đồng thời cùng với sự phát triển các kênh phân phối tạo cơ hội cho ngành chăn nuôi
lợn phát triển, góp phần phát triển kinh tế hộ nói riêng và kinh tế nông thôn trên địa bàn huyện Ba Chẽ nói chung.
- Về điểm yếu và thách thức: Nhìn chung quy mô chăn nuôi của các hộ tương có xu hướng tăng, đòi hỏi vốn đầu tư ban đầu nhiều hơn. Hơn nữa do điều kiện khí hậu khắc nghiệt nên dịch bệnh rất dễ phát sinh gây khó khăn trong công tác phòng bênh và kiểm dịch, điều này làm cho tỷ lệ hao hụt trên lứa lớn dẫn đến những tổn thất làm giảm năng suất, điều này làm cho hiệu quả đầu tư vốn của các hộ chưa cao. Mặt khác, công tác vệ sinh môi trường đòi hỏi yêu cầu tương đối chặt chẽ trong khi vấn đề đầu tư xây dựng các công trình xử lý chất thải của các hộ, trang trại trong huyệnchưa được quan tâm đúng mức làm ảnh hưởng trực tiếp đến những người dân sống xung quanh khu vực chăn nuôi. Ngoài ra các sản phẩm của chăn nuôi lợn chịu sự cạnh tranh rất lớn về giá cũng như chất lượng trên thị trường, nhiều chủ hộ, trang trại chưa có kinh nghiệm trong quản lý kinh tế trang trại nên hiệu quả kinh doanh chưa cao.
- Về điểm mạnh và thách thức: Chăn nuôi lợn là mô hình giúp người dân làm giàu trên chính quê hương của họ, song để đảm bảo điều này Nhà nước và chính quyền địa phương cần có chính sách hỗ trợ 1 phần vốn đầu tư ban đầu cho các hộ để tránh hiện trạng vốn của các hộ phụ thuộc chính vào nguồn vốn vay, trong khi hiệu quả sản xuất không cao, nên các hộ mất thời gian rất lâu để hoàn vốn, khiến cho nhiều chủ hộ, trang trại có tư tưởng phá hợp đồng. Hơn nữa cần làm tốt công tác phòng dịch, cũng như đảm bảo vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm để tăng sức cạnh tranh của các sản phẩm trên thị trường, đồng thời có kế hoạch xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm chế biến, tham gia vào chương trình Ocop để nâng sức cạnh tranh cho các sản phẩm.
- Về điểm yếu và cơ hội: Trên cơ sở khắc phục những điểm yếu, nắm bắt những cơ hội. Cần mở các lớp huấn luyện về kỹ thuật chăn nuôi cũng như quản lý cho các chủ trang trại để góp phần nâng cao năng suất và quản lý trang trại có hiệu quả, từ đó góp phần nâng cao thu nhập cho các hộ chăn nuôi. Tăng cường sự liên kết chặt chẽ giữa các tác nhân trong chuỗi để giảm chi phí trung gian, giải quyết tốt vấn đề ô nhiễm môi trường và vệ sinh an toàn thực phẩm. Cần có chính sách ưu tiên
vay vốn xây dựng ban đầu cho các hộ chăn nuôi để tạo điều kiện cho mô hình chăn nuôi phát triển bền vững, mang lại hiệu quả và sự an toàn cho người dân.
3.5. Một số giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy chuỗi giá trị chăn nuôi lợn
3.5.1. Nhóm các giải pháp về kinh tế - xã hội
3.5.1.1. Quy hoạch chăn nuôi
Mục đích: hình thành khu chăn nuôi tập trung theo hướng chuyên môn hóa, áp dụng công nghệ mới. Việc đồng loạt thực hiện các mô hình chăn nuôi tập trung xa khu dân cư bước đầu có nhiều cản trở nhưng rất cần đẩy nhanh tiến độ thực hiện các mô hình thí điểm, sau đó triển khai trên diện rộng. Để thực hiện giải pháp này cần có các biện pháp cụ thể sau:
- Tuyên truyền, vận động hộ chăn nuôi di chuyển chuồng trại xa khu dân cư. - Quy hoạch lại sử dụng đất nông nghiệp, dành tỷ lệ đất nông nghiệp hợp lý cho xây dựng chuồng trại chăn nuôi.
- Đánh giá tổng kết và triển khai các mô hình ở các xã khác nhau.
3.5.1.2 Tăng cường liên kết các tác nhân
Mục đích: xây dựng các nhóm hợp tác trong cung ứng đầu vào, chăn nuôi và