Sản phẩm chất tạo bọt chữa cháy nói chung về thành phần cơ bản là hỗn hợp của các chất hoạt động bề mặt (HĐBM), các dung môi và các chất phụ gia. Những sản phẩm này được trộn lẫn với nước với tỉ lệ nhất định về nồng độ. Dung dịch bọt chữa cháy tạo thành được tạo bọt bởi phương pháp cơ học và bọt được bảo vệ trên bề mặt của chất lỏng dễ cháy.
Chất tạo bọt chữa cháy có độ nở thấp gồm các thành phần với tỉ lệ như sau: các chất HĐBM hydrocacbon chiếm tỉ lệ từ 5 – 30 %; các chất HĐBM flo hóa chiếm tỉ lệ từ 5 – 20 %; chất trợ HĐBM từ 1 – 10 % và các chất phụ gia chiếm tỷ lệ từ 1 – 10 %.
Các chất HĐBM là thành phần chủ yếu và quan trọng nhất của một sản phẩm chất tạo bọt tạo màng nước có độ nở thấp, chúng có nhiệm vụ là ngăn cách oxy khỏi nguyên liệu cháy và tiết nước để giảm nhiệt đám cháy. Việc lựa chọn những chất HĐBM dùng trong một sản phẩm chất tạo bọt chữa cháy tuỳ thuộc vào:
+ Nhiệt độ môi trường + Loại đám cháy + Mức độ tạo bọt
+ Hình thức của sản phẩm lỏng (1 %, 3 % hay 6 %) và các yếu tố khác
Hai yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự tạo bọt của chất tạo bọt chữa cháy là sự hoà tan của các chất HĐBM và nồng độ mixen tới hạn.
Sản phẩm chất tạo bọt chữa cháy cần có sự kết hợp của nhiều loại chất HĐBM khác nhau, như chất HĐBM flo hoá và chất HĐBM hydrocacbon. Sự lựa chọn này được thực hiện tuỳ theo đám cháy dung môi phân cực hay không phân cực ... Các chất HĐBM không phân ly là tốt nhất đối với nguyên liệu cháy là dung môi không phân cực hơn là các chất HĐBM anion và ngược lại.
Việc lựa chọn các chất HĐBM hợp phần nhất thiết phải dựa trên các tiêu chí về kinh tế và kỹ thuật. Tiêu chí về kinh tế chủ yếu là giá thành của các chất HĐBM, phụ thuộc vào loại chất HĐBM (chất HĐBM cation thường đắt, loại anion thì có giá thành rẻ hơn ...), ngược lại, tiêu chí kỹ thuật lại rất phức tạp, phụ thuộc từng loại đám cháy.
1.2.3.1. Chất hoạt động bề mặt
- Chất HĐBM flo hóa:
Là chất hoạt động bề mặt flo hóa được sử dụng trong chất tạo bọt tạo màng nước có khả năng tạo thành lớp màng nước trên bề mặt của các hydrocacbon. Thường tồn tại ở dạng dung dịch màu vàng, có khả năng tan trong nước và butyl diglycol.
- Chất HĐBM hydrocacbon:
+ Chất hoạt động bề mặt không ion:
Alkyl polyglucosides (APGs)
Là chất hoạt động bề mặt không ion được sử dụng rộng rãi trong nhiều ứng dụng công nghiệp. Chúng có nguồn gốc từ đường do vậy có khả năng tan tốt trong nước. APGs thường được sử dụng để tăng cường sự hình thành bọt trong các sản phẩm tẩy rửa, bọt chữa cháy, có tính ổn định cao.Thường tồn tại ở trạng thái dung dịch nhớt.
Nonyl phenol ethoxylate (NPE)
Là chất hoạt động bề mặt không ion, tồn tại dạng chất lỏng trong suốt, không màu, có độ sánh, có khả năng hòa tan trong nước và các dung môi phân cực. Có thể tương hợp với các chất hoạt động bề mặt, dung môi hữu cơ, bền trong môi trường acid loãng, kiềm và muối.
+ Chất hoạt động bề mặt lưỡng tính:
Lauryl hydroxy sulfobetaine (LHSB)
Là chất hoạt động bề mặt lưỡng tính, tồn tại ở dạng dung dịch màu vàng nhạt.
1.2.3.2. Chất trợ HĐBM
Là chất lỏng màu trắng, có khả năng tan trong nước và hòa tan được nhiều chất HĐBM.
Ngoài ra có thể nghiên cứu sử dụng các chất trợ HĐBM sau: - Alkoxide
- Secondary alcohol ethoxylate
- Polyoxyethylene sorbitan monooleate - Polyoxylene rapeseedamide
1.2.3.3. Các chất phụ gia
Các chất phụ gia trong thành phần chất tạo bọt chữa cháy là những chất chống đông, chống lắng; chất tăng độ nhớt, độ linh động; chất tạo màng tăng cường, tăng độ bền bọt; chống chống oxy hóa, chống ăn mòn...
- Chất tăng độ bền bọt: Hydroxyethyl cellulose (HEC) - Chất chống đông: Glycerin
- Chất điều chỉnh độ nhớt: Ure