Sức căng bề mặt là đại lượng đánh giá độ đàn hồi hay độ bền của mặt liên diện giữa hai pha. Sức căng bề mặt và sức căng liên diện của dung dịch chất tạo bọt chữa
cháy tạo màng nước được đo bằng máy đo sức căng bề mặt tự động hoàn toàn KSV CAM101 trong điều kiện nhiệt độ phòng. Độ nhớt động của các dung dịch bọt được đo bằng máy BROOKFIELD DV-II+Pro.
Hệ số lan truyền là số đo khả năng của một chất lỏng tự lan truyền qua bề mặt chất lỏng khác. Hệ số lây lan được xác định qua công thức:
S = σF - (σA + σI ) (1) Trong đó S là hệ số lan truyền, σF là sức căng bề mặt của chất lỏng dưới, σA là sức căng bề mặt của chất lỏng trên và δI là sức căng bề mặt liên diện giữa hai chất lỏng. Đối với chất tạo bọt tạo màng nước, chất lỏng trên là dung dịch chất tạo bọt tạo màng nước và chất lỏng dưới là cyclohexan (theo nhiều tiêu chuẩn để đánh giá hệ số lan truyền của chất tạo bọt tạo màng nước). Khi S lớn hơn 0, dung dịch chất tạo bọt tạo màng nước sẽ lan truyền ngay lập tức trên bề mặt của cyclohexan, điều đó có nghĩa là dung dịch chất tạo bọt tạo màng nước cũng có thể lan trên bề mặt của nhiên liệu lỏng thông thường, như dầu diesel, dầu hỏa hàng không… Điều này là do cyclohexan thường cho thấy sức căng bề mặt thấp hơn so với nhiên liệu lỏng thông thường.
Phương pháp xác định:
+ Đo tỉ trọng của từng chất lỏng tương ứng khi đo SCBM + Chuẩn bị dung dịch chất HĐBM cần đo
+ Lắp thiết bị mao quản kim tiêm, bơm một lượng xyclohexan đủ lớn để có thể đo SCBM được nhiều lần.
+ Xoay nút vặn theo chiều kim đồng hồ, đếm số giọt xyclohexan nổi lên, đọc số vạch trên núm xoay thiết bị đo.
+ Tiến hành đo vài lần để hạn chế sai số. + Tính giá trị SCBM cho một giọt.