Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý thuế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại chi cục thuế thành phố vĩnh yên, tỉnh vĩnh phúc​ (Trang 29 - 35)

6. Kết cấu của luận văn

1.1.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý thuế

1.1.6.1. Các yếu tố chủ quan

Nguồn lực của cơ quan quản lý thuế: bao gồm nhân lực (số lượng, trình độ chuyên môn, kỹ năng, kinh nghiệm, đạo đức nghề nghiệp, sự tận tụy của các cán bộ quản lý, cán bộ hỗ trợ, tư vấn thuế, thanh tra, kiểm tra thuế), nguồn lực tài chính (sự phân bổ ngân sách cho cơ quan thuế, tỷ lệ được hưởng khi thu vượt kế hoạch) và cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hệ thống thông tin, trang thiết bị.

- Nguồn nhân lực:

Nguồn nhân lực giữ vai trò đặc biệt quan trọng, là chủ thể quản lý tác động lên công cụ quản lý nhằm thực hiện, quản lý tốt nhiệm vụ ngân sách được giao. Không chỉ riêng lĩnh vực thuế mà tất cả các lĩnh vực kinh doanh khác đề hiểu rõ nguồn nhân lực là nguồn tài nguyên sống duy nhất có thể sử dụng, kiểm soát và khai thác hiệu quả các nguồn lực khác. Vì vậy, nếu khả năng và năng lực của người lao động được nâng cao hay phát triển thì doanh nghiệp, tổ chức cũng ngày càng phát triển, tiềm năng, lớn mạnh hơn, đáp ứng nhiệm vụ được giao.

Quản lý nguồn nhân lực là lĩnh vực khá rộng, từ việc chuẩn bị tuyển dụng làm việc cho đến khi nghỉ hưu. Như mọi người đã biết, điều vô cùng quan trọng đối với tất cả các nhân viên là thấu hiểu và biết được tầm nhìn và chính sách của lãnh đạo là gì, và họ đang đi đâu với những đội ngũ nhân sự của họ. Điều quan trọng trên hết là một tổ chức cần phải thực hiện là cố gắng khuyến khích người lao động thông qua việc cung cấp những cơ hội thích hợp để phát triển bản thân. Nếu được khuyến khích, họ chắc chắn sẽ trở thành người hỗ trợ hoặc hợp tác tốt. Bên cạnh đó, lãnh đạo doanh nghiệp, tổ chức nên cố gắng giao tiếp nhiều hơn với người lao động, hiểu và tin tưởng họ hơn, đồng thời cố gắng đối xử với họ một cách công bằng nhất có thể. Sự tin tưởng

lẫn nhau chính là cơ sở thực sự để cải tiến, nâng cao hiệu quả công việc và tăng trưởng bền vững đối với hầu hết tổ chức, doanh nghiệp.

Hiện nay, toàn bộ ngành Thuế Việt Nam có khoảng trên 44.000 cán bộ, công chức. Tuy nhiên nguồn nhân lực ngành thuế hiện nay còn hạn chế về số lượng cán bộ có trình độ đáp ứng yêu cầu thực hiện tốt nhiệm vụ được giao. Đặc biệt trong thời kỳ hiện nay, các ứng dụng công nghệ thông tin - truyền thông đang phát triển mạnh, ngày càng được triển khai và áp dụng rộng rãi thì nguồn nhân lực có khả năng sử dụng thành thạo các ứng dụng càng trở nên quan trọng và cần thiết hơn bao giờ hết. Không chỉ riêng ngành Thuế mà toàn bộ hệ thống quản lý nhà nước của Việt Nam cũng đang ngày càng phát triển theo hướng đi lên để hoàn thiện mình. Do vậy, cả nước nói chung và ngành thuế nói riêng đều cần có nguồn lực mạnh với chất lượng cao để tiếp tục sự nghiệp tương lai của toàn ngành: Tổ chức được tạo ra bởi con người, đó chính là bản chất đòi hỏi chúng ta phải đề cao ”nhân tố con người”. Đây chính là chìa khóa quan trọng trong công tác quản lý nguồn nhân lực.

- Cơ sở vật chất kỹ thuật cho quản lý thuế:

Cơ sở vật chất đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo tính hiệu quả trong quản lý thuế, đặc biệt là việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý thuế.

Việc ứng dụng công nghệ thông tin sẽ giúp hoạt động quản lý thuế đạt mục tiêu giảm thời gian, tiết kiệm chi phí, đảm bảo hiệu quả trong giao dịch. Hoạt động này cần được thực hiện với các nội dung sau:

- Xây dựng và cập nhật hệ thống số liệu lịch sử về NNT một cách đầy đủ, kịp thời.

- Xây dựng các ứng dụng phục vụ công tác thanh tra, kiểm tra thuế. Cùng với sự phát triển không ngừng của khoa học kỹ thuật, đã có rất nhều phần mềm hỗ trợ quản lý thuế ra đời như: Ứng dụng quản lý thuế, ứng dựng lập kế hoạch thanh tra, kiểm tra thuế theo rủi ro (TPR), hệ thống hỗ trợ

thanh tra, kiểm tra (TTR), ứng dụng công nghệ bằng mã vạch...Các ứng dụng công nghệ phục vụ thanh tra, kiểm tra thuế góp phần to lớn vào việc cải tạo năng suất lao động trong việc quản lý thuế và quản lý nguồn thu.

Kết nối với hệ thống thông tin trong nội bộ ngành và các ngành kinh tế có liên quan cũng như các doanh nghiệp đảm bảo thông suốt để cung cấp thông tin hỗ trợ lẫn nhau. Tổng cục cũng đã xây dựng một số ứng dụng trao đổi với cơ quan ngoài ngành thuế như: Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan, Kho bạc Nhà nước, Tổng cục Thống kê.

Tổ chức và các hoạt động của cơ quan quản lý thuế

Đội ngũ cán bộ thuế chưa có tính chuyên sâu, chuyên nghiệp và kỹ năng quản lý thuế hiện đại, khoa học. Một bộ phận cán bộ, công chức thuế chưa thực hiện tốt trách nhiệm pháp luật, chưa nêu cao ý thức phục vụ người nộp thuế, thái độ chưa công tâm, khách quan. Thậm chí một số cán bộ, công chức có hành vi nhũng nhiễu, gây phiền hà, gây bức xúc đối với người nộp thuế trong quá trình thực thi công vụ hoặc thông đồng với người nộp thuế làm thất thu NSNN, nhưng chưa kiểm tra phát hiện và xử lý kịp thời do một số nguyên nhân:

- Các chức năng, nhiệm vụ quản lý thuế còn chồng chéo, chưa có bộ phận chuyên trách để thực hiện.

- Cơ quan Thuế chưa có hệ thống tổ chức thanh tra nội bộ riêng, do đó công tác kiểm tra, giám sát việc chấp hành trách nhiệm pháp luật, trách nhiệm công vụ, bảo đảm tính liêm khiết của cán bộ, công chức thuế còn hạn chế. Chưa phát hiện và xử lý kịp thời các cán bộ thuế vi phạm pháp luật thuế, thiếu tinh thần trách nhiệm đối với người nộp thuế và đối với Nhà nước, đặc biệt là các hành vi nhũng nhiễu, gây phiền hà đối với người nộp thuế, hoặc thông đồng với các hành vi gian lận làm thất thoát nguồn thu của Ngân sách Nhà nước.

- Công tác tuyên truyền, hỗ trợ chưa thật tốt nên sự hiểu biết về thuế của cộng đồng xã hội, tính tuân thủ, tự giác của người nộp thuế còn nhiều hạn chế, nhiều người nộp thuế chưa có ý thức tự giác thực hiện đầy đủ trách nhiệm pháp luật trong việc kê khai và nộp đủ nghĩa vụ thuế cho nhà nước.

1.1.6.2. Các yếu tố khách quan

* Ý thức tự giác của người nộp thuế (NNT)

Doanh nghiệp được xem là yếu tố bên ngoài quan trọng mà cơ quan thuế phải quản lý. Ý thức tự giác, chấp hành pháp luật thuế của NNT tác động mạnh mẽ tới kết quả thu NSNN. Tuy nhiên ý thức tự giác của NNT phụ thuộc nhiều yếu tố như: Tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, năng lực tài chính,...đó là những yếu tố không thể điều khiển được, cơ quan thuế không thể tác động, xong có thể bằng các giải pháp quản lý, tác động tích cực để tác động vào ý thức của NNT trong việc thực hiện nghĩa vụ với NSNN. Ý thức tự giác, sự tuân thủ nghĩa vụ thuế của NNT được chia thành các cấp độ như sau:

- Cấp độ từ chối: Doanh nghiệp tách khỏi sự quản lý của cơ quan thuế, thể hiện sự kháng cự, thù địch với cơ quan thuế. Tuy nhiên, đối tượng này hiện nay rất ít và gần như không có.

- Cấp độ miễn cưỡng: Doanh nghiệp có sự tuân thủ tuy nhiên chỉ là miễn cưỡng, ép buộc, nếu tránh được sự quản lý của cơ quan thuế thì đối tượng này sẽ tìm mọi cách để tránh. Đối tượng này rất dễ có những hành vi trốn thuế, gian lận tiền thuế.

- Cấp độ chấp nhận: Doanh nghiệp chấp nhận và tuân thủ sự quản lý của cơ quan thuế, có tinh thần tự giác cao, hòa hợp với cơ quan thuế.

- Cam kết: Doanh nghiệp nằm trong cấp độ cam kết này rất có tinh thần, trách nhiệm và nghĩa vụ nộp thuế, tích cực hợp tác với cơ quan thuế, có thể là tấm gương chấp hành tốt nghĩa vụ thuế cho các đối tượng khác.

1.1.6.3. Các yếu tố khác

Cấp độ tuân thủ của NNT lại lệ thuộc vào nhiều yếu tố như: Tình hình sản xuất, kinh doanh của DN; khả năng tài chính của DN; trình độ hiểu biết về Thuế của DN; tâm lý của người đứng đầu DN; sự tác động của cơ quan thuế quản lý trực tiếp; các yếu tố khác.

Tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp NQD:

Tình hình sản xuất kinh doanh liên quan đến hiệu quả hoạt động của DN, quy mô DN. Nhóm DN có quy mô lớn, lượng lao động nhiều, kinh doanh hiệu quả cao, đây là nhóm đóng góp lớn vào NSNN, sự tuân thủ thuế cao.

Khả năng tài chính của DN:

Khả năng tài chính của DN ảnh hưởng trực tiếp tới sự tuân thủ thuế của DN. DN có năng lực về tài chính, nguồn tiền lớn thường chấp hành nghĩa vụ thuế đầy đủ và đúng hạn.

Trình độ hiểu biết về thuế của DN: Người có trình độ hiểu biết về thuế (chủ DN) sẽ có cái nhìn đúng đắn và tích cực về thuế và ngân sách nhà nước từ đó sẽ tác động đến hành vi tuân thủ thuế của DN mình quản lý.

Tâm lý của người đứng đầu DN: Yếu tố tâm lý tác động khá nhiều tới sự tuân thủ thuế của DN, nó thể hiện thái độ của người chủ DN đối với những rủi ro khi trốn thuế, tâm lý lo sợ hành vi trốn thuế bị cơ quan thuế kiểm tra, phát hiện; tâm lý tự tin, tự chủ trong hoạt động sản xuất kinh doanh và sự tự tôn của mình; hoặc đó là do tâm lý tin tưởng và cơ quan thuế theo hướng tích cực,....

Sự tác động của cơ quan thuế trực tiếp:

Đó là sự tác động của cán bộ quản lý DN, hộ kinh doanh, tích cực trong công tác đôn đốc thu nộp NSNN, đôn đốc nợ đọng tiền thuế dẫn đến thay đổi hành vi của NNT theo hướng tự nguyện hoặc ép buộc (đối với hình thức cưỡng chế nợ thuế).

Các yếu tố khác: Thường là các yếu tố về lợi ích kinh tế, so sánh giữa lãi suất ngân hàng và lãi suất tiền phạt chậm nộp, các yếu tố luật pháp....

Hiện nay, cơ chế quản lý thuế của Việt Nam còn nhiều bất cập, do vậy nhóm DN nằm trong cấp độ chấp nhận và cam kết cũng không nhiều, vẫn tồn tại nhiều DN vì lợi ích cá nhân, đơn vị mà làm hại đến lợi ích quốc gia: Trốn thuế, chây ỳ nộp thuế làm hàng năm thất thoát hàng tỷ đồng tiền thuế của Nhà nước. Vì vậy, nhiệm vụ đặt ra hàng đầu là cần cải cách ngành thuế, cải cách chính sách thuế và tích cực tuyên truyền Luật thuế để nâng cao ý thức, nhận thức của người nộp thuế. Đây là nhiệm vụ vô cùng khó khăn và cần có thời gian để cải thiện dần dần.

- Các ngân hàng, kho bạc, tổ chức tín dụng: Đây là tổ chức có tác dụng hỗ trợ và giảm tải gánh nặng cho cơ quan thuế trong việc thu thuế của NNT. Thay vì nộp thuế tại cơ quan thuế thì hiện nay NNT nộp trực tiếp tại KBNN, hay tại các tổ chức tín dụng để nộp vào NSNN.

- Các yếu tố vĩ mô bao gồm: Các yếu tố kinh tế, chính trị, luật pháp, văn hóa.

- Môi trường kinh tế bao gồm: Lãi suất, tỷ lệ lạm phát, tỷ giá đồng Việt Nam với đồng nước ngoài,...ảnh hưởng tới nguồn thu thuế và ảnh hưởng tới sự tuân thủ thuế của NNT.

Các luật thuế và các luật khác cũng có ảnh hưởng cả tích cực và tiêu cực đến hành vi của NNT như chính sách ưu đãi thuế, các chính sách gia hạn, miễn giảm,...ảnh hưởng tới nguồn thu NSNN.

Ví dụ: Năm 2012 Nghị quyết số 13/NQ - CP ngày 10/5/2012 của Chính phủ về Một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường; Nghị quyết số 29/2012/QH13 ngày 30/7/2012 của Quốc hội khóa XIII về Một số chính sách thuế nhằm tháo gỡ khó khăn cho tổ chức và cá nhân gồm: Giảm 30% số thuế TNDN phải nộp năm 2012 đối với DN nhỏ và vừa, DN sử dụng nhiều lao động,.... và nhiều chính sách ưu đãi khác.

Năm 2013: Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 07/01/2013 của Chính phủ về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường, giải quyết nợ xấu.

Doanh nghiệp nhỏ và vừa nêu trên là doanh nghiệp đáp ứng các tiêu chí về vốn hoặc lao động theo Quy định tại Khoản 1 Điều 3 Nghị định số 56/2009/NĐ-CP ngày 30/6/2009 của Chính phủ về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Do ảnh hưởng của các chính sách gia hạn, miễn giảm thuế nên thu ngân sách có nhiều biến động, nguồn thu trong năm thấp, song năm sau lại thường cao hơn năm trước nhiều do hết thời hạn gia hạn các đơn vị dồn dập nộp NSNN số thuế đến hạn. Mặt khác, do tác động của chính sách thuế, nhiều đơn vị được gia hạn tận dụng được nguồn lực tài chính để phát triển tổ chức, doanh nghiệp mình, góp phần không nhỏ vào tăng thu ngân sách các năm sau.

Môi trường văn hóa, xã hội: Đó là những giá trị, quan điểm về sự tuân thủ thuế đường truyền tải, chia sẻ trong cộng đồng nhân dân là yếu tố tác động không nhỏ đến quản lý nguồn thu. Bên cạnh đó, trình độ văn hóa, nhận thức của NNT, sự hỗ trợ của cơ quan truyền thông, truyền hình, các tổ chức là điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý nguồn thu ngân sách của cơ quan thuế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại chi cục thuế thành phố vĩnh yên, tỉnh vĩnh phúc​ (Trang 29 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)