6. Kết cấu của luận văn
3.3.1. Các yếu tố chủ quan
3.3.1.1Nguồn nhân lực của cơ quan quản lý thuế.
Thực tế còn một bộ phận không nhỏ đội ngũ công chức thuế chưa đáp ứng được yêu cầu công việc được giao, làm hạn chế một phần hiệu quả các giải pháp tăng cường chấp hành nghĩa vụ thuế của Chi cục Thuế, cụ thể:
Một là: Nguồn nhân lực của ngành còn thiếu và phân bổ chưa hợp lý. Đến hết năm 2015, toàn Chi cục Thuế có 79 người. Trong đó, công chức làm nhiệm vụ ở các bộ phận chức năng quản lý còn kiêm nhiệm, thiếu về số lượng. Trong khi đó, công chức làm ở một số Đội chức năng còn chưa được tổ chức riêng mà vẫn lồng ghép vào nhiệm vụ của các bộ phận khác nên chưa độc lập, công tâm và khách quan.
Hai là: Một bộ phận cán bộ thuế chưa có ý thức trách nhiệm pháp luật cao, chưa làm tròn trách nhiệm, bổn phận của mình, chưa coi DN là khách hàng để phục vụ, là bạn đồng hành của cơ quan thuế trong việc thực thi pháp luật thuế; chưa nhận thức đầy đủ về vai trò cũng như trách nhiệm đối với công tác tuyên truyền thuế; tác phong làm việc chưa khoa học, chậm chạp, lề mề, đi muộn, về sớm, thái độ giao tiếp, ứng xử với doanh nghiệp chưa văn minh, lịch sự, công tâm và khách quan.
Ba là: Công tác đào tạo, bồi dưỡng chưa đáp ứng yêu cầu quản lý, mới thiên về đào tạo kiến thức cơ bản, kinh tế tài chính, chưa coi trọng bồi dưỡng chuyên sâu về kỹ năng thanh, kiểm tra thuế, kế toán thuế; nghiệp vụ quản lý thuế hiện đại, kỹ năng giao tiếp ứng xử; chưa có hệ thống giáo trình, bài giảng theo chuẩn mực quản lý thuế hiện đại; chưa có đội ngũ giảng viên chuyên nghiệp kết hợp với giảng viên kiêm chức ổn định.
3.3.1.2. Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho quản lý thuế
- Công nghệ quản lý, việc xây dựng cơ sở dữ liệu về doanh nghiệp để thực hiện theo yêu cầu của các Luật thuế thì cơ quan thuế cần phải có thông tin đầy đủ và liên tục về doanh nghiệp trong một khoảng thời gian nhất định ít nhất là 5 năm. Trên cơ sở các thông tin đó cơ quan thuế phân tích, phân loại các doanh nghiệp để xác định biện pháp quản lý cho phù hợp với từng đối tượng, loại hình. Các chương trình ứng dụng của ngành hỗ trợ cho các chức năng quản lý, có chức năng quản lý ứng dụng mỗi cấp được xây dựng bởi một phần mềm riêng biệt. Theo kết quả điều tra, có tới 75,3% cán bộ, công chức quản lý thuế tại Chi cục Thuế TP.Vĩnh Yên đánh giá việc xây dựng cơ sở dữ liệu hiện nay còn chưa hoàn thiện do vậy chưa có các biện pháp quản lý hiệu quả.
Hiện nay, tại Chi cục Thuế TP.Vĩnh Yên, theo kết quả điều tra về khả năng sử dụng và ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý có tới 64,5% số cán bộ, công chức ngành thuế tự đánh giá trung bình và yếu ở tất cả các chức năng; khả năng phân tích, đánh giá lựa chọn doanh nghiệp để áp dụng các
biện pháp phù hợp còn hạn chế. Các lĩnh vực như Tuyên truyền - hỗ trợ; đôn đốc, cưỡng chế nợ hầu như chưa khai thác hết các ứng dụng, thậm chí nhiều trường hợp vẫn mang tính thủ công.
Được sự quan tâm của các cấp, các ngành, cơ sở vật chất kỹ thuật và trang thiết bị làm việc của Chi cục Thuế luôn được tăng cường, cơ bản đáp ứng tốt được yêu cầu quản lý thuế hiện nay. Đến nay, hệ thống công sở từ Cục Thuế đến các Chi cục Thuế trong toàn tỉnh cơ bản được mở rộng và xây dựng khang trang tương đối hiện đại. Từ năm 2014, Chi cục đã cải tạo, xây dựng trụ sở mới, nơi tiếp đón người nộp thuế lịch sự, hiện đại, thuận lợi cho Người nộp thuế đến giao dịch (bộ phận “một cửa”). Các phương tiện kỹ thuật được trang bị đầy đủ, nhất là hệ thống tin học đã được nối mạng thông suốt từ Tổng cục Thuế đến Cục thuế, Chi cục Thuế và các ngành như: Thuế - hải quan - tài chính - Kho bạc, đáp ứng được yêu cầu quản lý, cung cấp, trao đổi thông tin, điều hành theo hướng khoa học, hiện đại, cải cách theo từng giai đoạn của ngành thuế.