a. Quy trình quản trị rủi ro dự án kinh doanh
- Nhận dạng rủi ro
Nhận dạng rủi ro là quá trình tìm hiểu, phân tích, xác định lĩnh vực và các loại rủi ro tiềm năng ảnh hưởng đến dự án. Nhận dạng rủi ro không phải là công việc chỉ diễn ra một lần mà cần phải được thực hiện thường xuyên trong suốt vòng đời dự án.
Những căn cứ chính để nhận dạng rủi ro là:
- Xuất phát từ bản chất sản phẩm dự án là sản phẩm hiện có, sản phẩm cải tiến hay sản phẩm mới lần đầu tiên xuất hiện trên thị trường.
- Căn cứ vào đặc điểm từng giai đoạn của dự án
- Căn cứ vào lịch trình, tiến độ thời gian thực hiện dự án. - Căn cứ vào nguồn vốn, chi phí đầu tư cho dự án.
- Căn cứ vào trang thiết bị , công nghệ của dự án. - Căn cứ vào kinh nghiệm của các nhà quản trị dựán.
b. Phân tích các rủi ro đã nhận dạng và đánh giá khả năng thiệt hại
Có thể phân tích đánh giá mức độ thiệt hại của rủi ro dự án bằng phương pháp phân tích định tính và phân tích định lượng. Phân tích định tính là việc mô tả tác động và đánh giá mức độ thiệt hại của mỗi loại rủi ro đến từng bộ phận và đến tổng thể dự án theo từng cấp độ: cao, trung, bình, thấp.
Phân tích định lượng là việc sử dụng các phương pháp toán, thống kê và tin học để lượng hóa mức độ thiệt hại của rủi ro. Cần kết hợp các phương pháp định tính với phương pháp định lượng trong việc đánh giá chính xác mức độ thiệt hại của rủi ro dự án bởi vì việc sử dụng các công cụ, phương pháp định lượng phụ thuộc vào điều kiện cụ thể của từng dự án.
c. Xử lý hành chính các rủi ro
Các hoạt động cần thực hiện bao gồm:
- Chuyển rủi ro sang cho một chủ thể kinh tế khác (thông qua hợp đồng bảo hiểm)
- Tìm hiểu các nguồn tài trợ riêng để trang trải
- Chuẩn bị các phương án thay thế hoặc chuyển sang các phương án ít rủi ro hơn
- Đưa chuyên ra quản lý rủi ro tham gia vào quá trình xây dựng dự án hoặc toàn
bộ rủi ro, hoặc toàn bộ rủi ro, hoặc chuyển rủi ro cho người khác.
d. Kiểm tra giám sát công tác phòng ngừa rủi ro
Trong giai đoạn này cần quy định các thủ tục phát hiện rủi ro, phòng ngừa và tiến hành kiểm tra định kỳ các thủ tục, hợp đồng cũng như hoạt động của các chuyên gia, nhân sự quản lý rủi ro dự án.
Xây dựng và thực hiện kế hoạch phục hồi là tổng thể các biện pháp cần áp dụng sau khi rủi ro xảy ra nhằm hạn chế các hậu quả của nó, đặc biệt những rủi ro liên quan đến bạn hàng , khách hàng của doanh nghiệp.
- Các giai đoạn của kế hoạch phục hồi - Kế hoạch khẩn cấp
- Cần xác định các biện pháp cần áp dụng ngay tức khắc trong vòng không quá 24h sau khi rủi ro xảy ra, bao gồm:
- Các biện pháp báo động, gọi cấp cứu - Các biện pháp bảo đảm an toàn - Thông báo ra bên ngoài
- Phân công trách nhiệm đối với những bên liên quan, thông báo cho hãng bảo hiểm, các chuyên gia có trách nhiệm...
- Chương trình bảo toàn và phát triển khách hàng
Trong chương trình này cần xác định rõ danh mục các sản phẩm của doanh nghiệp đang bán trên thị trường cũng như các khách hàng. Vì vậy doanh nghiệp cần xây dựng kế hoạch cung cấp sản phẩm cho các khách hàng cần ưu tiên trong thời gian sớm nhất:
- Tăng khối lượng sản xuất ở các bộ phận khác còn khả năng: Lập kho dự trữ đủ
lớn. Thầu hoặc mua lại hàng hóa của các doanh nghiệp khác với điều kiện có thỏa thuận chính xác về khối lượng và thời gian giao hàng.
- Chương trình bắt đầu lại hoạt động sản xuất kinh doanh:
+ Để xây dựng được chương trình bắt đầu sản xuất lại cần phải chắc chắn về khả năng có được thiết bị thay thế trong một thời hạn nhất định.
+ Địa điểm lắp đặt các thiết bị mới
+ Chủng loại thiết bị cần đặt mua và các điều kiên kèm theo như thời hạn giao hàng, phụ tùng thay thế, dịch vụ sau bán.
- Quản lý kế hoạch phục hồi
Phải tiến hành thống kê định kỳ những rủi ro thiệt hại của chúng , khi cần thiết có thể huy động đội ngũ chuyên gia trong và ngoài doanh nghiệp . Cần kiểm tra thường xuyên sự tương thích giữa kế hoạch phục hồi và các hợp đồng bảo hiểm.
- Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch phục hồi: - Các vấn đề cần xem xét:
- Khi phân tích các thiệt hại và tác động của rủi ro, cần nghiên cứu đầy đủ, toàn diện các hoạt động của doanh nghiệp
- Cập nhật các tham số cơ bản về rủi ro và kế hoạch phục hồi.
- Kiểm tra tính khả thi và sự tương hợp của kế hoạch phục hồi ở những thời điểm
khác nhau.
e. Phương pháp đo lường rủi ro dự án kinh doanh
Phương pháp phương sai và hệ số biến thiên: Phương pháp này sử dụng hệ thống phương sai và hệ số biến thiên để đo lường và so sánh mức độ rủi ro của dự án khác nhau.
Phương pháp phân tích độ nhạy: Phân tích độ nhạy là kỹ thuật phân tích nhằm xác định mức độ thay đổi của nhân tố kết quả khi thay đổi một mức nhất định những biến đầu vào quan trọng, trong khi cố định những biến khác.
1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản trị dự án
1.3.1 Yếu tố vĩ mô
- Yếu tố chính trị pháp luật xã hội
Bất kỳ một doanh nghiệp nào kinh doanh trên thị trường đều sẽ bị ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp sự tác động của yếu tố chính trị, pháp luật. Khi doanh nghiệp thực hiện dự án thì cần phải quan tâm khu vực minh đang thực hiện dự án có tình hình chính trị có ổn định không, chính sách pháp luật tại khu vực đó có ảnh hưởng như thế nào đến quá trình quản trị dự án của doanh nghiệp.
- Y ếu tố văn hóa xã hội
Những quan niệm về đạo đức, thẩm mỹ, về lối sống, về nghề nghiệp, những phong tục, tập quán, truyền thống, trình độ nhận thức của người dân, học vấn chung của xã hội đó là những yếu tố thuộc văn hóa xã hội. Nó có ảnh hưởng đến nhu cầu, thị hiếu, thói quen tiêu dùng của khách hàng rồi từ đó sẽ ảnh hưởng đến viêc doanh nghiệp lựa chọn địa điểm thực hiện dự án, số vốn đầu tư cho dự án để phù hợp với từng khu vực kinh doanh,
- Yếu tố kinh tế
Nếu dự án được thực hiện trong một môi trường kinh tế phát triển cũng như có có sự ổn định về tỷ giá, mức độ lạm phát của nền kinh tế thấp thì tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình quản trị chi phí, quản trị rủi ro, quản trị thời gian và tiến độ của dự án.Những yếu tố kinh tế như tỷ lệ lạm phát , tỷ giá... sẽ ít tác động giá của nguồn NVL, rồi nguồn cung cấp NVL cho thực hiện. Chi phí để thực hiện dự án sẽ được xác định chính xác.Từ đó sẽ giảm thiểu rủi ro cho việc thực hiện dự án. Vì vậy yếu tố kinh tế cũng gây ảnh hưởng đến quá trình quản trị dự án của doanh nghiệp.
1.3.2 Yếu tố vi mô
- Nguồn nhân lực
Nguồn nhân lực là một yếu tố không thể thiếu trong quá trình lập dự án và quá trình quản trị dự án. Chất lượng nguồn nhân lực ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình quản trị dự án. Trong quá trình thực hiện dự án nếu số lượng nhân lực để thực hiện dự án không đủ sẽ dẫn đến thiếu nhân lực trong quá trình quản lý kiểm soát quá trình thực hiện.Hơn nữa nếu nhà quản lý dự án mà không đủ năng lực lãnh đạo, kiến thực chuyên môn và kinh nghiệm phán đoán, xử lý tình huống bất ngờ khi triển khai dự án thì sẽ gây ảnh hưởng nặng đến chất lượng quản trị của một dự án.
- Tài chính
Để thực hiện được một dự án thì doanh nghiệp cần phải cung cấp vốn đầu tư cho dự án để hoàn thành theo kế hoạch đã đề ra. Vậy nguồn vốn để cung cấp sẽ được lấy từ đâu để cung cấp cho dự án, đó chính là khả năng tài chính của doanh nghiệp là yếu tố quan trọng đảm bảo được khả năng thực hiện và hoàn thành được một dự án như đã hoạch định trước. Khả năng tài chính của doanh nghiệp có đủ mạnh
để đáp ứng được nhu cầu về vốn của dự án hay không, có cung cấp đúng số lượng và
từng thời điểm của các giai đoạn triển khai dự án.Nếu trong quá trình thực hiện yếu tố
tài chính không được - Nhà cung cấp
Nhà cung cấp sẽ là người cung cấp cho doanh nghiệp nguồn nguyên liệu đầu vào để thực hiện dự án, Mà nguồn nguyên liệu để thực hiện dự án không được cung cấp đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng thì sẽ gây tác động đến chất lượng của dự án như không đảm bảo tiến độ và thời gian hoàn thành dự án, gây rủi ro trong quá trìn thực hiện. Vì vậy yếu tố NCC có ảnh hưởng trực tiếp đến công tác quản trị
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TRIỂN KHAI DỰ ÁN SHOWROOM LÊ VĂN LƯƠNG TẠI CÔNG TY CỔ
PHẦN THIẾT KẾ LỤC GIÁC 2.1 Giới thiệu khái quát về CTCP Thiết Ke Lục Giác
2.1.1 Thông tin về doanh nghiệp
- Tên doanh nghiệp: Công ty Cổ phần Thiết kế Lục Giác (HEXAGON.,JSC) - Địa chỉ: Tầng 21, 23 tòa nhà C'land, 156 Xã Đàn II, Phường Nam Đồng,
Quận
Đống đa, Hà Nội
- Mã số thuế: 0101657828
- Người ĐDPL: Nguyễn Tuấn Việt - Ngày hoạt động: 30/05/2005
- Giấy phép kinh doanh: 0101657828
Hexagon Experience with your six senses
(Nguồn: Website công ty)
Hình 2.1 Logo của Công ty Cổ phần Thiết kế Lục Giác
Hexagon là một công ty sở hữu đồng bộ các dịch vụ thiết kế công nghiệp - thương mại, truyền thông và Marketing với hơn 13 năm kinh nghiệm.
Là một trong những đơn vị hàng đầu về thiết kế và thi công các công trình công nghiệp, thương mại. Tư duy thiết kế sắc sảo, tinh tế và lợi thế cơ sở hạ tầng, nhà xưởng hỗ trợ sản xuất mạnh, chúng em đã đồng hành cùng hàng trăm thương hiệu lớn trong quá trình phát triển. Với hơn 350+ nhân sự với tư duy tích cực, sáng
tạo và giàu kinh nghiệm từ Hà Nội - Đà Nang và tp. Hồ Chí Minh, Hexagon luôn sẵn sàng tư vấn, triển khai và hỗ trợ khách hàng trong và ngoài nước.
Hexagon luôn tâm niệm sản phẩm cuối cùng trao gửi tới khách hàng không chỉ là một không gian trưng bày thương mại mà còn mang lại cảm xúc và khơi gợi đam mê cho bất cứ ai đặt chân đến.
2.1.2 Chức năng và nhiệm vụ của doanh nghiệp
- Chức năng của doanh nghiệp:
CTCP Thiết Kế Lục Giác với chức năng chính là: “cung cấp các sản phẩm đồ nội thất và đồ trang trí trong gia đình, tư vấn hỗ trợ thi công lắp đặt thiết kế cho khách hàng. Thông qua đó làm phát triển DN, tạo công ăn việc làm cho người lao độg và tăng mức đóng góp cho cơ quan nhà nước”
- Nhiệm vụ của DN:
“Cung cấp các sản phẩm đồ nội thất và trang trí nhằm đáp ứng nhu cầu khách hàng. Thực hiện đầy đủ các cam kết đối với khách hàng về chất lượng sản phẩm, thời gian giao hàng, giải quyết thỏa đáng các mối quan hệ lợi ích với các chủ thể kinh doanh theo nguyên tắc bình đẳng, cùng có lợi. Bảo toàn tăng trưởng vốn mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh. Chấp hành pháp luật, thực hiện chế độ hạch toán thống kê thống nhất và thực hiện các nghĩa vụ đối với nhà nước”
(Nguồn: Profile CTCP Thiết kế Lục Giác)
2.1.3 Cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp
CTCP Thiết Kế Lục Giác được tổ chức theo cơ cấu trực tuyến chức năng, giám đốc trực tiếp điều hành mọi hoạt động của công ty. Để phù hợp với đặc thù ngành nghề kinh doanh và đặc biệt để quản lý tốt hoạt động bán hàng. Công ty sử dụng hình
thức quản lý kết hợp(trực tuyến và chức năng). Hình thức quản lý này đã tận dụng được ưu điểm và khắc phục được những hạn chế của cả hai phương thức trực tuyến và chức năng.Do đó bộ máy quản lý cũng được tổ chức theo một cơ cấu ổn định khoa
(Nguồn: Phòng HC - NS)
Sơ đồ 2.1 Cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp
* Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban
Phòng nhân sự: Đảm nhiệm công tác nhân sự trong công ty bao gồm phụ trách công tác tuyển mộ, lựa chọn NNL cho công ty. Sắp xếp vị trí làm việc cho các nhân viên tại phòng ban thích hợp.
Phòng kế toán: Thực hiện các công tác hạch toán kế toán như kế toán bán hàng, tiền lương, các khoản chi phí, tình hình hàng hóa nhập xuất và các nghiệp vụ khác có liên quan.
Phòng marketing: Tổng hợp các thông tin mà phòng bán hàng đã thu thập từ đó đề ra các kế hoạch kinh doanh rồi trình lên BGĐ. Xây dựng các chương trình marketing mix, xác định ngân sách đồng thời phối hợp nguồn lực của các phòng ban để thực hiện thành công các kế hoạch đã đề ra.
Phòng kinh doanh: Nghiên cứu thăm dò nhu cầu thị trường, thị hiếu và xu thế sử dụng các dòng sản phẩm mới.Tiến hành thiết kế trình lên BGĐ đề lên kế hoạch sản xuất hoặc đặt hàng và chuyển cho phòng mua hàng.
Các cửa hàng: Tổ chức bán hàng, phỏng vấn khách hàng thu thập các thông tin phản hồi từ khách hàng. Thăm dò đo lường mức độ hài lòng của khách hàng đối với
2018 2019 2020 Chênh lệch 2019/2018 Chênh lệch 2020/2019 +/- % +/- % 1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 279,424 289,331 205,365 9,907 3.5 - 83,967 -29.0 2. Các khoản giảm trừ doanh thu 116 18 83 -98 -84.2 64 350.6
chất lượng sản phẩm, nắm bắt phản hồi của khách hàng đối với các dịch vụ của công ty. Để qua đó có căn cứ cho việc hoạch định chiến lược bán hàng. Giải đáp các thắc mắc của khách hàng về những sản phẩm dịch vụ của công ty.
Kho: Tiếp nhận và thực hiện giao hàng và vận chuyển hàng theo thông tin từ các cửa hàng. Thực hiện bảo hành, sửa chữa các sản phẩm lỗi cho khách hàng. Lưu trữ và bảo quản hàng hóa khi nhập hàng và phân loại đóng gói gửi cho các cửa hàng
2.1.4 Ngành nghề kinh doanh của công ty
CTCP Lục Giác kinh doanh 3 dịch vụ, có khả năng phát triển độc lập đồng thời hỗ trợ linh hoạt, đảm bảo đem lại kết quả thành công tương xứng với yêu cầu và giá trị đầu tư
THIET KÊ & SÀN XUẤT TÔ CHỨC sự KIỆN Tư VẤN MARKETING
Giải pháp không gian hoàn háo Sự kiện tích hợp hiệu quà Chieh lược Hnh hoạt toàn diện
(Nguồn: Website công ty)
Hình 2.2 Ngành nghề kinh doanh của CTCP Thiết kế Lục Giác
Thiết kế và sản xuất, Công ty CP thiết kế Lục Giác tập trung vào một số lĩnh vực thiết kế sản xuất
(Nguồn: Website công ty)
Hình 2.3 Các hình thức thiết kế sản xuất của CTCP Thiết kế Lục Giác
Theo đó, trong lĩnh vực thiết kế và sản xuất, Công ty CP thiết kế Lục Giác cung cấp các dịch vụ bao gồm: “Hoạt động thiết kế, sản xuất nội
ngoại thất siêu thị
(chủ yếu là siêu thị điện máy), các showroom của các thương hiệu điện tử, điện lạnh; cácgian hàng triển lãm; ngoài ra còn có các dịch vụ thiết kế văn phòng của các hãng điện tử, điện lạnh.
Ve nội thất văn phòng và gian hàng triển lãm, Công ty CP thiết kế Lục Giác vẫn cung cấp các dịch vụ tư vấn, thiết kế và thi công, hơn nữa, nhờ những kiến thức sâu sắc về thương hiệu và nhận diện thương hiệu, lợi ích của công ty đem lại cho khách hàng không chỉ dừng ở công năng sử dụng hay phô diễn sản phẩm, mà đó là sự thể hiện tinh tế của văn hóa và hình ảnh DN, là nghệ thuật tiếp cận và thuyết