đề xuất
Kết quả khảo sát, điều tra đƣợc thể hiện trong bảng sau đây:
Bảng 3.1.Bảng kết quả khảo nghiệm mức độ cấp thiết và tính khả thi của các biệ p áp đề xuất Biện pháp Tính cấp thiết Tính khả thi D2 (mi-ni)2 SL % Thứ bậc (mi) SL % Thứ bậc (ni) BP1 43/60 71,7 2 45/60 75 1 1 BP2 46/60 76,6 1 44/60 74,1 2 1 BP3 39/60 65 3 41/60 68,3 3 0 BP4 33/60 55,0 5 35/60 58,3 4 1 BP5 37/60 61,7 4 32/60 53,3 5 1
(Nguồn: Tổng hợp kết quả khảo sát, điều tra của tác giả)
Công thức Spearman cho ta xem xét tƣơng quan (tƣơng quan hạng) giữa tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp. Công thức đó nhƣ sau:
2 2 6 1 ( 1) D R n n
Trong công thức trên, n = 5 (ứng dụng với 5 biện pháp). Sau khi thay số vào tính, nếu:
R > 0: Tính cấp thiết và tính khả thi có tƣơng quan thuận. Nghĩa là các biện pháp vừa cấp thiết lại vừa khả thi.
1), thì tƣơng quan giữa chúng càng chặt chẽ (nghĩa là các biện pháp không những cấp thiết, mà khả năng khả thi rất cao).
R < 0: Tính cấp thiết và tính khả thi có tƣơng quan nghịch. Nghĩa là các biện pháp có thể nhƣng không khả thi hoặc ngƣợc lại.
Với số liệu điều tra, tính đƣợc:
2 6(1 1 0 1 1) 1 5(5 1) R R = 0,8
Dựa vào kết quả trên (R = 0,8), có thể kết luận: Giữa tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp có tƣơng quan thuận và rất chặt chẽ. Nghĩa là các biện pháp vừa cấp thiết vừa có mức độ khả thi rất cao. Kết quả khảo nghiệm cho thấy quá trình lựa chọn và đề xuất 5 biện pháp đảm bảo tính khoa học, khách quan, xuất phát để giải quyết các vấn đề của thực tiễn với mức độ cấp thiết và tính khảo thí rất cao.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3
Trong chƣơng 3, tác giả đã xây dựng các nguyên tắc để đề xuất các biện pháp nhằm nâng chất lƣợng và hiệu quả quản lý hoạt động dạy học môn Toán theo định hƣớng phân hóa, đó là: Tuân thủ các nguyên tắc của dạy học phân hóa; Phù hợp với đặc điểm hoạt động dạy học ở bậc học trung học cơ sở; Tính đến vai trò, vị trí và các đặc điểm của môn Toán trong chƣơng trình giáo dục trung học cơ sở; Phù hợp với các đặc điểm về kinh tế, chính trị, xã hội, giáo dục… của huyện Thƣờng Tín, thành phố Hà Nội. nếu các biện pháp đề xuất tuân thủ những nguyên tắc nêu trên sẽ phát huy hiệu quả tích cực trong thực tiễn dạy học môn Toán theo định hƣớng phân hóa; không gây xáo trộn trong thực tiễn dạy học; các biện pháp sẽ trở nên khả thi, hiệu quả và có khả năng giải quyết các vấn đề của thực tiễn.
Các kết quả khảo sát thực trạng của chƣơng 2 là căn cứ thực tiễn hết sức quan trọng để tác giả đề xuất 5 biện pháp nâng cao chất lƣợng và hiệu quả quản lý hoạt động dạy học môn Toán theo định hƣớng phân hóa, đó là: Giáo dục nhận thức về hoạt động dạy học môn Toán theo định hƣớng phân hóa; Tích cực hóa hoạt động học tập môn Toán theo định hƣớng phân hóa; Bồi dƣỡng chuyên môn, nghiệp vụ về dạy học môn Toán theo định hƣớng phân hóa cho đội ngũ giáo viên Toán; Đổi mới phƣơng pháp dạy học môn Toán theo định hƣớng phân hóa; Chỉ đạo đổi mới kiểm tra, đánh giá theo định hƣớng phân hóa.
Kết quả khảo nghiệm các biện pháp nêu trên cho thấy: Giữa tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp có tƣơng quan thuận và rất chặt chẽ. Nghĩa là các biện pháp vừa cấp thiết vừa có mức độ khả thi rất cao.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. KẾT LUẬN
Vấn đề quản lý dạy học môn Toán trong các trƣờng trung học cơ sở không phải là vấn đề mới các nghiên cứu về khoa học quản lý giáo dục, song, quản lý dạy học môn Toán theo định hƣớng phân hóa trong các trƣờng trung học cơ sở chƣa đƣợc nhiều tác giả tập trung nghiên cứu; hơn thế nữa, chƣa có tác giả nào xây dung đƣợc khung lý luận về vấn đề này, cũng chƣa có tác giả nào tiến hành khảo sát, đánh giá thực trạng về vấn đề này.
Do đó, chƣa có tác giả nào đề xuất đƣợc những giải pháp hiệu quả và khả thi nhằm nâng cao chất lƣợng quản lý dạy học môn Toán theo định hƣớng phân hóa trong các trƣờng trung học cơ sở. Đây chính là khoảng trống nghiên cứu dành cho đề tài luận văn này.
Trong phạm vi luận văn, tác giả đã thống kê, nghiên cứu và xác định những nội dung có thể kế thừa từ các tác giả đi trƣớc để hoàn thiện khung lý luận gồm những vấn đề cốt lõi, đó là: Mục tiêu, nội dung, phƣơng pháp quản lý dạy học môn Toán theo định hƣớng phân hóa trong các trƣờng trung học cơ sở. Tác giả cũng đã triển khai khảo sát, điều tra thực trạng quản lý dạy học môn Toán theo định hƣớng phân hóa trong các trƣờng trung học cơ sở trên địa bàn huyện Thƣờng Tín.
Kết quả khảo sát cho thấy: Việc quản lý dạy học môn Toán theo định hƣớng phân hóa trong các trƣờng trung học cơ sở đƣợc đánh giá ở mức độ trung bình - khá với nhiều tồn tại, hạn chế, đó là: Chƣa chú trọng công tác bồi dƣỡng tập huấn cho giáo viên môn Toán những nội dung trọng yếu về dạy học phân hóa; chƣa phát huy đƣợc tính chủ động, tích cực và sáng tạo của học sinh; việc đổi mới phƣơng pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh còn chậm, chƣa theo kịp với dạy học phân hóa.
và chất lƣợng quản lý dạy học môn Toán theo định hƣớng phân hóa trong các trƣờng trung học cơ sở chƣa đáp ứng đƣợc đòi, hỏi, yêu cầu của các chủ thể quản lý.
Từ đó, tác giả đề xuất 5 giải pháp với tính cần thiết và tính khả thi cao, có thể giải quyết những vấn đề của thực tiễn dạy học phân hóa của bậc trung học cơ sở, đó là:
Giáo dục nhận thức về hoạt động dạy học môn Toán theo định hƣớng phân hóa;
Tích cực hóa hoạt động học tập môn Toán theo định hƣớng phân hóa; Bồi dƣỡng chuyên môn, nghiệp vụ về dạy học môn Toán theo định hƣớng phân hóa cho đội ngũ giáo viên Toán;
Đổi mới phƣơng pháp dạy học môn Toán theo định hƣớng phân hóa; Chỉ đạo đổi mới kiểm tra, đánh giá theo định hƣớng phân hóa.
2. KHUYẾN NGHỊ
2.1. Đối với các Phòng Giáo dục và Đào tạo
Triển khai nghiên cứu và có hƣớng dẫn cụ thể cho các trƣờng trung học cơ sở trong phạm vi quản lý về chuyên môn, nghiệp vụ đối với vấn đề dạy học môn Toán theo định hƣớng phân hóa ở các trƣờng trung học cơ sở;
Tổ chức tập huấn thƣờng xuyên và định kỳ cho đội ngũ giáo viên nói chung, giáo viên môn Toán nói riêng theo định hƣớng phân hóa; giúp họ có đủ các điều kiện để thực hiện thành công dạy học phân hóa.
2.2. Đối với các trƣờng trung học cơ sở
Đối với Hiệu trƣởng: Nghiên cứu, áp dụng vào thực tiễn các biện pháp do tác giả đề xuất nhằm nâng cao chất lƣợng và hiệu quả quản lý dạy học môn Toán theo định hƣớng phân hóa trong các trƣờng trung học cơ sở;
Đối với Tổ trƣởng chuyên môn Toán: Xây dựng, phát triển, bồi dƣỡng đội ngũ giáo viên môn Toán theo định hƣớng phân hóa, đủ năng lực chuyên môn và nghiệp vụ thực hiện các nhiệm vụ dạy học theo định hƣớng này;
Đối với giáo viên môn Toán: Trong phạm vi hoạt động dạy học của mình, chủ động thực hiện đổi mới hoạt động dạy học nói chung, đổi mới nội dung, phƣơng pháp dạy học, cách thức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh theo định hƣớng phân hóa.
Căn cứ nhiệm vụ đƣợc phân công, các giáo viên chủ nhiệm và các lực lƣợng giáo dục liên quan khác cần ủng hộ, chủ động và tích cực tham gia hỗ trợ giáo viên môn Toán.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đặng Quốc Bảo (1997), Một số khái niệm QLGD, Trƣờng CBQL - ĐTTW 1, Hà Nội.
2. Đặng Quốc Bảo (2007), Quản lý nhà nước về giáo dục, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
3. Bộ GD&ĐT (2006), Quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 05 tháng 05 năm 2006 Chương trình Giáo dục phổ thông cấp trung học cơ sở, Hà Nội. 4. Bộ GD&ĐT (2014), Quyết định số 2653/QĐ-BGDĐT ngày 25 tháng 7
năm 2014 về việc ban hành Kế hoạch hành động của ngành giáo dục triển khai Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế, Hà Nội.
5. Bộ GD&ĐT (2018), Chương trình giáo dục phổ thông – Chương trình tổng thể, Ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT, Hà Nội.
6. Bộ GD&ĐT (2011), Thông tư số 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28/3/2011 ban hành Điều lệ trường THCS, trường THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học, Hà Nội.
7. Nguyễn Hữu Châu (2006), Những vấn đề cơ bản về chương trình và quá trình dạy học, Nxb Giáo dục.
8. Nguyễn Hữu Châu (2008), “Chƣơng trình dựa trên triết lí: Giáo dục vì sự phát triển toàn diện của mỗi con ngƣời”, Tạp chí Khoa học Giáo dục. 9. Nguyễn Quốc Chí (2004), Những cơ sở lý luận của QLGD, Nxb Đại học
Quốc gia Hà Nội.
10. Chính phủ (2012), Quyết định số 711/QĐ-TTg ngày 13/6/2012 về ban hành Chiến lược phát triển giáo dục 2011 – 2020, Hà Nội.
11. Chính phủ (2011), Quyết định số 579/QĐ-TTg ngày 19/4/2011 về ban hành Chiến lược phát triển nhân lực Việt Nam thời kỳ 2011 – 2020, Hà Nội.
12. Chính phủ (2014), Nghị quyết 44/NQ/CP ngày 09/6/2014 ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 29- NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế, Hà Nội.
13. Chính phủ (2015), Quyết định số 404/QĐ-TTg, ngày 27 tháng 03 năm 2015 về việc Quyết định phê duyệt Đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông, Hà Nội.
14. Đảng cộng sản Việt Nam (2013), Nghị quyết Hội nghị lần thứ VIII Ban Chấp hành Trung ương khóa XI (Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế), Hà Nội. 15. Lê Sỹ Hải (2007), Một số biện pháp quản lý hoạt động dạy học của hiệu
trưởng nhằm phát huy vai trò tích cực, chủ động trong học tập của học sinh trung học phổ thông huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa, Luận văn thạc sĩ.
16. Phạm Thị Hồng Hạnh (2019), “Thiết kế và tổ chức dạy học phân hóa chủ đề “Hàm số” (Giải tích 12)”, Tạp chí Giáo dục, (đặc biệt).
17. Nguyễn Thanh Hoàn (2007), “Dạy học phân hóa - một vài vấn đề lý luận”, Kỷ yếu hội thảo khoa học phân hóa giáo dục phổ thông, trường ĐHSP Hà Nội.
18. Phan Thị Thanh Hội (2019), “Vận dụng dạy học phân hóa để thiết kế và tổ chức các hoạt động học tập chƣơng Cảm ứng-sinh học 11”, Tạp chí Giáo dục, (462).
19. Phạm Quang Huân (2007), “Những căn cứ khoa học và các phƣơng thức thực hiện phân hóa giáo dục”, Kỷ yếu hội thảo khoa học phân hoá giáo dục phổ thông, Trường ĐHSP Hà Nội.
20. Đặng Thành Hƣng (2008), “Cơ sở sƣ phạm của dạy học phân hóa”, Tạp chí Khoa học giáo dục, (38).
21. Lê Thị Thu Hƣơng (2016), “Phát triển năng lực dạy học phân hóa – nội dung quan trọng trong đào tạo giáo viên đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục”, Tạp chí Giáo dục, (377).
22. Nguyễn Đăng Khoa (2007), Biện pháp quản lý hoạt động dạy học của hiệu trưởng các trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ, Luận văn thạc sĩ.
23. Trần Kiểm (2006), Tiếp cận hiện đại trong quản lý giáo dục, Nxb Đại học sƣ phạm.
24. Trần Kiểm - Bùi Minh Hiền (2006), Giáo trình quản lý và lãnh đạo nhà trường, Nxb Đại học Sƣ phạm Hà Nội.
25. Đặng Bá Lãm, Nguyễn Ngọc Hùng (2006), “Các giải pháp cải tiến quản lý dạy học thực hành cho sinh viên sƣ phạm kĩ thuật theo tiếp cận năng lực thực hiện”, Tạp chí Khoa học giáo dục, (4).
26. Nguyễn Tú Lệ (2017), Quản lý hoạt động dạy học môn Toán ở các trường trung học phổ thông huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội, Luận văn thạc sĩ.
27. Phan Thanh Long (2006), Lý luận giáo dục, Nxb Đại học sƣ phạm Hà Nội. 28. Nguyễn Đức Lợi (2007), Biện pháp quản lý hoạt động dạy học của hiệu
trưởng các trường trung học phổ thông huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên, Luận văn thạc sĩ.
29. Đỗ Thị Hồng Minh (2019), “Dạy học phân hóa nội dung viết phƣơng trình tiếp tuyến của đồ thị hàm số (Giải tích 11)”, Tạp chí Giáo dục, (457).
30. Quốc hội Nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2014), Nghị quyết số 88/2014/QH13 ngày 28/11/2014 về Đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông, Hà Nội.
31. Sách giáo khoa Toán 6, 7, 8, 9, Nxb Giáo dục Việt Nam. 32. Sách giáo viên Toán 6, 7, 8, 9, Nxb Giáo dục Việt Nam.
33. Đỗ Ngọc Thống, “Tích hợp và phân hóa trong chƣơng trình giáo dục phổ thông mới”, Tham luận tại Hội thảo Giáo dục 2017- UB văn hóa giáo dục thanh thiếu niên và nhi đồng- Quốc Hội XIV.
34. Trịnh Ngọc Tùng (2017), Quản lý hoạt động dạy học môn chuyên ở các trường trung học phổ thông chuyên theo hướng đảm bảo chất lượng, Luận án tiến sĩ.
PHỤ LỤC
PHIẾU TRƢNG CẦU Ý KIẾN
DÀNH CHO GIÁO VIÊN, CÁN BỘ QUẢNLÝ
1. Thực trạng hoạt động giảng dạy môn Toán theo định hƣớng phân hóa ở các trƣờng THCS huyện Thƣờng Tín, thành phố Hà Nội
Nhằm khảo sát Thực trạng hoạt động giảng dạy môn Toán theo định hƣớng phân hóa của các trƣờng trung học cơ sở huyện Thƣờng Tín, thành phố Hà Nội, kính đề nghị ông (bà) điền dấu + vào ô thích hợp.
Trân trọng cảm ơn.
TT
Các nội dung giảng dạy môn Toán theo định
hƣớng phân hóa Mức độ đánh giá Điểm trung bình Rất cầ t iết Cầ t iết Bình t ườ g Ít cầ thiết Không cầ t iết 1
Thiết kế bài giảng phù hợp với từng nhóm học sinh trong lớp
2
Tổ chức giảng dạy cho học sinh trên cơ sở phân nhóm và cá thể hóa
3
Việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh đƣợc tiến hành theo nhóm và cá thể hóa
2. Thực trạng hoạt động học tập môn Toán theo định hƣớng phân hóa ở các trƣờng THCS huyện Thƣờng Tín, thành phố Hà Nội
Nhằm khảo sát Thực trạng hoạt động học tập môn Toán theo định hƣớng phân hóa của các trƣờng trung học cơ sở huyện Thƣờng Tín, thành phố Hà Nội, kính đề nghị ông (bà) điền dấu + vào ô thích hợp.
TT
Các nội dung học tập môn Toán theo định hƣớng phân hóa Mức độ đánh giá Điểm trung bình Rất hiệu quả Hiệu quả Bình t ường Ít hiệu quả Không hiệu quả 1
Học sinh đƣợc lĩnh hội kiến thức mới theo từng nhóm và cá thể hóa
2
Học sinh đƣợc hình thành kĩ năng, kĩ xảo Toán học theo từng nhóm và cá thể hóa
3
Học sinh đƣợc tham gia các