chuyên môn Toán, giáo viên môn Toán.
Khách thể, đối tƣợng quản lý hoạt động dạy học môn Toán theo định hƣớng phân hóa bao gồm: Giáo viên môn Toán, học sinh học tập môn Toán.
Tóm lại, quản lý hoạt động dạy học môn Toán theo định hƣớng phân hóa là một loại hình quản lý có tính chất đặc thù, đƣợc thực hiện trong những điều kiện tiêu chuẩn, đó là sự phân hóa học sinh là căn cứ, cơ sở để triển khai tất cả các hoạt động dạy học môn Toán.
1.3. Hoạt động dạy học môn Toán theo định hƣớng phân hóa ở trƣờng trung học cơ sở trung học cơ sở
1.3.1. Vị trí, vai trò của môn Toán ở trường trung học cơ sở
Có thể khẳng định: Môn Toán ở trƣờng trung học cơ sở có một vị trí đặc biệt quan trọng và vai trò chủ đạo, định hƣớng cho các môn học còn lại, đặc biệt là các môn học về khoa học tự nhiên. Điều này thể hiện thông qua những nội dung cụ thể sau đây:
Môn Toán ở trƣờng trung học cơ sở có số tiết học lớn nhất (560 tiết) trong số các môn học ở bậc học trung học cơ sở. Điều này sẽ dẫn đến khối
lƣợng tri thức, kỹ năng, kĩ xảo mà học sinh cần trang bị và chiếm lĩnh rất lớn so với các môn học khác. Cụ thể:
Lớp 9
Cả năm: 140 tiết Đại số: 70 tiết Hình học: 70 tiết Học kì I: 19 tuần (72 tiết) 40 tiết 32 tiết Học kì II: 18 tuần (68 tiết) 30 tiết 38 tiết
Lớp 8
Cả năm: 140 tiết Đại số: 70 tiết Hình học: 70 tiết Học kì I: 19 tuần (72 tiết) 40 tiết 32 tiết Học kì II:18 tuần (68 tiết) 30 tiết 38 tiết
Lớp 7
Cả năm: 140 tiết Đại số: 70 tiết Hình học: 70 tiết Học kì I: 19 tuần (72 tiết) 40 tiết 32 tiết Học kì II: 18 tuần (68 tiết) 30 tiết 38 tiết
Lớp 6
Cả năm: 140 tiết Số học: 111 tiết Hình học: 29 tiết Học kì I: 19 tuần (72 tiết) 58 tiết 14 tiết Học kì II: 18 tuần (68 tiết) 53 tiết 15 tiết
Môn Toán ở trƣờng trung học cơ sở đƣợc bố trí giảng dạy và học tập xuyên suốt toàn bộ thời gian ở bậc trung học cơ sở. Cụ thể, môn Toán đƣợc bố trí vào tất cả các ngày trong tuần, tất cả các tuần trong một năm học và đƣợc sắp xếp giảng dạy và học tập từ lớp 6 đến lớp 9. Trong khi đó, một số
môn học ở bậc học này chỉ đƣợc bố trí ở lớp 8 hoặc 9 hoặc trong một vài học kỳ nhất định, không đƣợc bố trí xuyên suốt nhƣ môn Toán. Điều này dẫn đến việc giáo viên và học sinh sẽ phải phân phối thời gian nhiều nhất cho môn học này thì mới có thể hoàn thành các nhiệm vụ dạy học của môn học này.
Bên cạnh đó, vai trò và sức ảnh hƣởng của môn học này đến việc giảng dạy và học tập các môn học khác cũng rất rõ nét và rất lớn; ngoài ra, thói quen học tập và quan niệm truyền thống về môn Toán cũng góp phần làm củng cố vai trò của môn Toán đối với bậc học trung học cơ sở.
1.3.2. Mục tiêu của mô T á tr g trường trung học cơ sở
Chƣơng trình môn Toán trong trƣờng trung học cơ sở giúp học sinh đạt các mục tiêu chủ yếu sau:
(i) Hình thành và phát triển những năng lực chung cốt lõi (NL tự chủ và tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo) và NL toán học (NL tƣ duy và lập luận toán học; NL mô hình hoá toán học; NL giải quyết vấn đề toán học; NL giao tiếp toán học; NL sử dụng công cụ, phƣơng tiện học Toán).
(ii) Có những kiến thức, kỹ năng toán học phổ thông, cơ bản, thiết yếu; phát triển khả năng giải quyết vấn đề có tính tích hợp liên môn giữa môn Toán và các môn học khác nhƣ Vật lý, Hoá học, Sinh học, Địa lý, Tin học, Công nghệ, ... tạo cơ hội để học sinh đƣợc trải nghiệm, áp dụng toán học vào đời sống thực tế.
(iii) Hình thành và phát triển những phẩm chất chung (yêu nƣớc, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm) và những phẩm chất mà giáo dục toán học đem lại (tính kỷ luật, kiên trì, độc lập, sáng tạo, hợp tác; thói quen tự học, hứng thú và niềm tin trong học Toán).
(iv) Có cái nhìn tƣơng đối tổng quát về những ngành nghề liên quan đến toán học làm cơ sở định hƣớng nghề nghiệp sau này, cũng nhƣ có đủ
năng lực tối thiểu để tự mình tìm hiểu những vấn đề liên quan đến toán học trong suốt cuộc đời.
1.3.3. Dạy học môn Toán ở trường trung học cơ sở t e đị ướng phân hóa
Trƣớc hết, cần thống nhất và khẳng định: Dạy học môn Toán theo định hƣớng phân hóa bao gồm hai hoạt động cụ thể là: Hoạt động dạy học môn Toán của giáo viên theo định hƣớng phân hóa và hoạt động học tập môn Toán của học sinh theo định hƣớng phân hóa.
1.3.3.1. Hoạt động dạy học môn Toán của giáo viên theo định hướng phân hóa
Hoạt động dạy môn Toán định hƣớng phân hóa bao gồm những nội dung cụ thể sau đây:
Phân hóa (Phân tích, phân loại, sắp xếp...) học sinh thành các nhóm khác nhau theo những tiêu chuẩn khác nhau. Đa số các giáo viên sẽ phân hóa học sinh thành các nhóm: Xuất sắc, giỏi, khá, trung bình, yếu, kém. Tiêu chuẩn để phân hóa là khả năng nhận thức, khối lƣợng kiến thức, kỹ năng, kĩ xảo và thái độ học tập môn Toán của học sinh. Cách thức để phân hóa học sinh chủ yếu dựa trên kết quả học tập, kết quả các cuộc thi đánh giá năng lực của học sinh.
Chỉ đạo, tổ chức điều khiển học sinh triển khai hoạt động học tập môn Toán theo đúng các nguyên tắc phân hóa, từ việc lĩnh hội tri thức đến rèn luyện và hình thành kỹ năng, kỹ xảo.
Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Toán của học sinh theo đúng các nguyên tắc phân hóa.
Nhƣ vậy, trên cơ sở kết quả phân hóa học sinh, toàn bộ các hoạt động dạy học của giáo viên sẽ đƣợc định hƣớng, triển khai theo định hƣớng phân hóa và tuân thủ những nguyên tắc phân hóa với tƣ cách là một phƣơng pháp dạy học.
Hoạt động dạy môn Toán định hƣớng phân hóa còn đƣợc xem xét nhƣ một hệ thống, bao gồm những thành tố sau:
Mục tiêu: Hoạt động dạy môn Toán định hƣớng phân hóa có mục tiêu là phân loại học sinh theo các trình độ khác nhau về môn Toán để tiến hành phù hợp với từng trình độ.
Nội dung: Hoạt động dạy môn Toán định hƣớng phân hóa có nội dung tổng hợp, gồm nhiều mức độ khác nhau phù hợp với trình độ khác nhau.
Phƣơng pháp và hình thức: Thể hiện cách thức tiến hành dạy học môn Toán khác nhau, xuất phát từ mục tiêu và nội dung khác nhau.
Đánh giá: Thể hiện theo những trình độ khác nhau đã đƣợc phân hóa.
1.3.3.2. Hoạt động học tập của học sinh theo định hướng phân hóa
Với tƣ cách là khách thể, đối tƣợng của dạy học phân hóa, hoạt động học tập của học sinh có những đặc điểm sau:
Hoạt động chiếm lĩnh tri thức, hình thành kĩ năng, kĩ xảo Toán học đƣợc tổ chức theo hƣớng chịu sự chỉ đạo, tổ chức, điều khiển từ hoạt động dạy học của giáo viên. Tức là, mỗi học sinh hoặc mỗi nhóm học sinh sẽ đƣợc lĩnh hội kiến thức mới, hình hình thành kĩ năng, kĩ xảo trên cơ sở phù hợp với khả năng nhận thức, phong cách học tập, đặc điểm tâm sinh lý, sở trƣờng, nhu cầu, động cơ... của bản thân. Nhƣ vậy, từ việc dạy học phân hóa dần chuyển đến tiệm cận với dạy học cá thể hóa.
Trong hoạt động chiếm lĩnh tri thức, hình thành kĩ năng, kĩ xảo Toán học, mỗi học sinh hoặc nhóm học sinh lại thể hiện vai trò chủ thể của mình thông qua việc chủ động, tích cực và sáng tạo trong việc tự tổ chức, tự điều khiển hoạt động học tập môn Toán của mình tiến đến tự học môn Toán (có vai trò giám sát gián tiếp của giáo viên). Lý thuyết và thực tiễn dạy học môn Toán cho thấy: Tự học môn Toán chính là đỉnh cao của học tập môn Toán, đó cũng là mục tiêu hƣớng đến của hoạt động dạy học môn Toán.
Ngoài ra, hoạt động học tập của học sinh theo định hƣớng phân hóa thể hiện tính độc đáo, khác biệt giữa các cá nhân (do tính chất phân hóa), cụ thể: Xu hƣớng học tập, năng lực tự học, phong cách học tập khác nhau... của từng học sinh và từng trình độ khác nhau.
1.4. Quản lý hoạt động dạy học môn Toán theo định hƣớng phân hóa ở trƣờng THCS trƣờng THCS
1.4.1. Vai trò của Hiệu trưởng, nhóm/cụm trưởng chuyên môn trong quản lý hoạt động dạy học mô T á t e đị ướng phân hóa ở trường THCS
Trong công tác chuyên môn nói chung, trong việc dạy học môn Toán theo định hƣớng phân hóa trong phạm vi trƣờng THCS, ngƣời Hiệu trƣởng có vai trò đặc biệt quan trọng. Cụ thể nhƣ sau:
Một là, Hiệu trưởng là người lập kế hoạch tổ chức dạy học phân hóa cho giáo viên trong phạm vi quản lý. Đây là một chức năng quản lý cơ bản của Hiệu trưởng, phản ánh tập trung nhất năng lực quản lý của Hiệu trưởng.
Để lập đƣợc kế hoạch này, Hiệu trƣởng phải khảo sát, phân tích và tổng hợp đƣợc một số nội dung sau: Nguồn lực phục vụ dạy học phân hóa môn Toán cho giáo viên; những thuận lợi và khó khăn cho dạy học phân hóa môn Toán cho giáo viên; Thực trạng đội ngũ giáo viên hiện có; những yêu cầu của việc dạy học phân hóa môn Toán đối với giáo viên.
Bản kế hoạch tổ chức dạy học phân hóa môn Toán cho đội ngũ giáo viên bao gồm những nội dung sau: Mục tiêu và nhiệm vụ cụ thể; Nội dung, phƣơng pháp và hình thức dạy học phân hóa môn Toán; Cách thức kiểm tra, đánh giá, giám sát hoạt động dạy học phân hóa môn Toán cho giáo viên; Các đơn vị và cá nhân tham gia hoạt động dạy học phân hóa môn Toán; Việc đánh giá hiệu quả tham gia, hoạt động dạy học phân hóa môn Toán; Các điều kiện về kinh phí, cơ sở vật chất phục vụ dạy học phân hóa môn Toán THCS; Thời gian và địa điểm tiến hành dạy học phân hóa môn Toán; Các phƣơng án dự phòng.
Việc lập kế hoạch tổ chức dạy học phân hóa môn Toán viên là khâu rất quan trọng trong chu trình quản lý chuyên môn của Hiệu trƣởng trƣờng THCS. Khâu này có tính chất quyết định đến sự thành công và hiệu quả của dạy học phân hóa môn Toán.
Hai là, Hiệu trưởng là người chỉ đạo, tổ chức và kiểm tra hoạt động dạy học phân hóa môn Toán.
Chỉ đạo, tổ chức và kiểm tra là ba chức năng quản lý cơ bản của Hiệu trƣởng trong phạm vi quản lý chuyên môn ở nhà trƣờng THCS. Sau khi lập kế hoạch dạy học phân hóa môn Toán, Hiệu trƣởng chính là ngƣời chỉ đạo, tổ chức và triển khai kế hoạch đó trong thực tiễn của nhà trƣờng. Để thực hiện tốt vai trò này, Hiệu trƣởng phải thực hiện đầy đủ các yêu cầu sau:
Chuẩn bị, huy động và sử dụng tốt, hiệu quả, khả thi; động viên khích lệ, lôi cuốn đƣợc đội ngũ giáo viên tham gia với tinh thần, trách nhiệm, lƣơng tâm nghề nghiệp và hiệu quả cao nhất.
Thƣờng xuyên, liên tục kiểm tra, đánh giá, giám sát dạy học phân hóa môn Toán trong phạm vi quản lý. Việc kiểm tra, đánh giá phải toàn diện, chính xác, khách quan và đƣa ra các giải pháp quản lý phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh khi có sự cố xảy ra có tính chất bất ngờ, ngoài dự đoán.
Ba là, Hiệu trưởng là “sợi dây” kết nối giữa các cơ quan quản lý nhà nước về GD&ĐT và nhà trường.
Tức là, Hiệu trƣởng là ngƣời tiếp thu ý kiến chỉ đạo của cấp trên trong công tác nói chung, trong việc dạy học phân hóa môn Toán để giáo viên đáp ứng yêu cầu dạy học phân hóa môn Toán nói riêng để tổ chức triển khai thực hiện, ý kiến chỉ đạo đó trong phạm vi quản lý đƣợc giao. Đồng thời, Hiệu trƣởng cũng là ngƣời có trách nhiệm báo cáo kết quả thực hiện dạy học phân hóa môn Toán và đề xuất những biện pháp để nâng cao kết quả dạy học phân hóa môn Toán. Bên cạnh đó, Hiệu trƣởng là ngƣời khảo sát tổng hợp những nhu cầu, nguyện vọng, đề xuất của đội ngũ giáo viên, trên cơ sở đó tham mƣu, đề xuất với các cơ quan quản lý nhà nƣớc để tổ chức thực hiện tốt nhiệm vụ dạy học phân hóa môn Toán và nâng cao chất lƣợng, hiệu quả của hoạt động này.
trò hết sức quan trọng trong quản lý hoạt động dạy học môn Toán theo định hƣớng phân hóa ở trƣờng trung học cơ sở. Họ là những ngƣời trực tiếp tổ chức, triển khai, thực hiện chỉ đạo về chuyên môn của Hiệu trƣởng đến từng giáo viên; đồng thời, họ cũng là ngƣời kiểm tra - đánh giá, tham mƣu cho Hiệu trƣởng về các vấn đề chuyên môn liên quan đến quản lý hoạt động dạy học môn Toán theo định hƣớng phân hóa; phản ánh tâm tƣ, nguyện vọng, đề xuất của đội ngũ giáo viên dạy Toán đến Hiệu trƣởng và các cấp quản lý cao hơn.
1.4.2. Nội dung quản lý hoạt động dạy học mô T á t e đị ướng phân hóa ở trường trung học cơ sở
1.4.2.1. Quản lý hoạt động giảng dạy môn Toán của giáo viên theo định hướng phân hóa
Việc tổ chức các hoạt động chuyên môn trong phạm vi hoạt động dạy học môn Toán theo định hƣớng phân hóa là nội dung quản lý có tính chất nền tảng, cốt lõi của công tác quản lý hoạt động dạy học môn Toán theo định hƣớng phân hóa ở trƣờng trung học cơ sở, bao gồm những nội dung cụ thể sau đây:
Tổ chức thiết kế các bài giảng và sinh hoạt chuyên môn (thảo luận, xemina, làm giáo án chung, nghiên cứu khoa học, phản biện...) theo yêu cầu định hƣớng phân hóa;
Tổ chức thực hiện các bài giảng môn Toán đƣợc thiết kế đúng theo mục tiêu của định hƣớng phân hóa;
Tổ chức cho học sinh tham gia thực hiện các hoạt động học tập, chiếm lĩnh tri thức, hình thành kỹ năng kĩ xảo theo yêu cầu định hƣớng phân hóa;
Tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp của môn Toán (giao lƣu Toán học, định hƣớng nghề...) theo yêu cầu định hƣớng phân hóa;
Tổ chức các hoạt động thị phạm, dự giờ, thăm lớp theo yêu cầu định hƣớng phân hóa;
Tổ chức các hoạt động quan sát sƣ phạm (trực tiếp và gián tiếp) theo yêu cầu định hƣớng phân hóa;
Tổ chức các hoạt động kiểm tra, đánh giá bài giảng và đánh giá kết quả học tập của học sinh theo yêu cầu định hƣớng phân hóa;
Tổ chức các hoạt động bồi dƣỡng chuyên môn, nghiệp vụ, phát triển nghề nghiệp cho đội ngũ giáo viên theo yêu cầu định hƣớng phân hóa.
Tổ chức đánh giá đầu vào, đánh giá hứng thú học tập môn Toán Tổ chức kiểm tra, đánh giá đầu vào khâu đầu tiên và giữ vai trò quan trọng trong việc dạy học môn Toán theo định hƣớng phân hóa vì kết quả kiểm tra, đánh giá đầu vào của môn Toán là căn cứ để phân hóa, xếp loại học sinh.
Việc tổ chức kiểm tra, đánh giá đầu vào của môn Toán để phân hóa học sinh phải đảm bảo những nguyên tắc và yên cầu sau:
Đảm bảo tính chính xác: Tức là toàn bộ kết quả kiểm tra, đánh giá đầu vào của môn Toán phải phản ánh chính xác khả năng nhận thức, kĩ năng, kĩ xảo, phong cách học.... về Toán của học sinh. Việc đảm bảo tính chính xác sẽ làm cho quá trình phân hóa trở nên chính xác và thuận lợi, hiệu quả cho hoạt động dạy học môn Toán sau này.
Đảm bảo tính khách quan, minh bạch: Tức là toàn bộ quá trình tổ chức kiểm tra, đánh giá đầu vào của môn Toán đƣợc công bố đầy đủ, khách quan, công bằng đối với tất cả học sinh tham dự; tất cả quy trình kiểm tra, đánh giá