Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 tới hoạt động kiểm toán báo

Một phần của tài liệu 119 đánh giá mức độ ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động kiểm toán báo cáo tài chính trong các công ty kiểm toán độc lập tại việt nam (Trang 66 - 71)

báo cáo tài chính trên thế giới

Công nghiệp 4.0 bao gồm sáu nguyên tắc công nghệ chính: Khả năng tương tác, Ảo hóa, Phân cấp, Khả năng thời gian thực, Định hướng dịch vụ và Tính Mô-đun. Tương tự như Công nghiệp 4.0, Kiểm toán 4.0 dựa trên sáu nguyên tắc đó để tăng tính

Khóa luận tốt nghiệp Vũ Thị Thanh Tú khả dụng của dữ liệu, cho phép theo dõi và xác thực dữ liệu liên tục, đồng thời cải thiện tự động hóa các thủ tục kiểm toán.

Khả năng tương tác (Interoperability): được hiểu vừa là yếu tố thúc đẩy

quan trọng của Công nghiệp 4.0 vừa là khái niệm thiết kế quan trọng của phong cách sống tương lai. Do khả năng tương tác tiếp tục thay đổi mô hình kinh doanh hiện tại, điều đó có thể ảnh hưởng nhiều hơn đến nghề kiểm toán. Trong Kiểm toán 4.0, sự tương tác giữa các NCC, khách hàng, ngân hàng và các đơn vị kinh doanh khác có thể cho phép kiểm tra thời gian thực đối với các xác nhận về mức độ giao dịch và mức độ hoàn chỉnh. Một mạng an toàn được thiết lập để tạo điều kiện giao tiếp giữa các thực thể kinh doanh khác nhau. Nếu một giao dịch liên quan đến hai thực thể kinh doanh, hai hệ thống ERP sẽ chia sẻ thông tin kế toán liên quan. Các thực thể sẽ nhận thông tin, khớp với dữ liệu tương ứng trong hệ thống của họ và đưa ra cảnh báo nếu chúng không thể khớp. Sự tương tác như vậy có thể tự động hóa việc kiểm tra các giao dịch và làm nổi bật các giao dịch đáng ngờ cho KTV và ban quản lý. Trong một công ty, các giao dịch từ các quy trình kinh doanh khác nhau có thể được sử dụng chung để xác minh tính liên tục của các quy trình (Kogan và cộng sự, 2014). Bằng cách tạo các phương trình liên tục trên các chỉ số được tạo ra từ các quy trình kinh doanh liên quan, KTV sẽ có thể phát hiện ra các điểm bất thường khác biệt đáng kể so với giá trị dự đoán của các chỉ số.

Ảo hóa (Virtualization): Trong nền Công nghiệp 4.0, khi các đối tượng được

kết nối với mạng, thông tin của chúng về vị trí, điều kiện, môi trường xung quanh,... có thể được chia sẻ và tích hợp, đồng thời có thể tìm kiếm, khám phá và phân tích (Drath và Horch, 2014). Sử dụng thông tin đó, một bản sao ảo của thế giới vật chất được thiết lập đại diện cho tất cả các đối tượng đang kinh doanh với các mối quan hệ và hoạt động của chúng. Trong thế giới này, mỗi “vật” vật lý đều có biểu diễn kỹ thuật số với một số nhận dạng duy nhất (ví dụ: Số nhận dạng pháp nhân của một tổ chức công ty) và thông tin của nó sẽ liên tục được cập nhật và truyền đến các bên liên quan. Ảo hóa cho phép sự minh bạch trong toàn bộ chuỗi giá trị, với tất cả tiến trình kinh doanh và hiệu suất của chúng được trình bày chi tiết (Schuh và cộng sự, 2014). Ban quản lý có thể phát hiện các vấn đề và tắc nghẽn trong thời gian thực thông qua giám sát quy trình ảo. Các công nghệ đã được phát triển để tạo ra một bản sao ảo của thế

Khóa luận tốt nghiệp Vũ Thị Thanh Tú giới vật chất. Smart, Cascio và Paffendorf (2007) đã mô tả một kịch bản của cuộc sống ảo được gọi là “Thế giới phản chiếu”, tương tự như ảo hóa trong Công nghiệp 4.0. Thế giới phản chiếu được định nghĩa là “các mô hình ảo hoặc phản chiếu thế giới vật chất được tăng cường về mặt thông tin”. Google Earth là một ví dụ nổi tiếng về thế giới phản chiếu, trong đó thông tin ngữ cảnh về các đối tượng được thu thập, lưu trữ và quản lý (Smart và cộng sự, 2007). Các thế giới phản chiếu ánh xạ từng đối tượng vật lý riêng lẻ với biểu diễn ảo của nó, có thể ghi lại các điều kiện của nó theo thời gian bằng cách sử dụng các cảm biến và tạo mô hình để mô phỏng hành vi của đối tượng. Dựa trên khái niệm về thế giới phản chiếu, các quy trình kinh doanh riêng lẻ hoặc toàn bộ chuỗi giá trị có thể được biểu diễn bằng kỹ thuật số để tạo điều kiện kiểm soát và phân tích. Thông tin được ghi lại trong thế giới phản chiếu có thể làm giảm đáng kể hoạt động thực địa của KTV và hoạt động như một bên độc lập để tạo điều kiện thuận lợi cho việc đánh giá thông tin kế toán. Vì tất cả “những thứ” có liên quan trong quy trình kinh doanh sẽ được ảo hóa và thể hiện trong thế giới phản chiếu, các KTV có thể thực hiện hầu hết các cuộc kiểm tra tại chỗ từ xa và liên tục.

Ví dụ: thế giới phản chiếu có thể ghi lại thời gian khi một mặt hàng tồn kho thực tế đến và rời khỏi công ty, cũng như vị trí và tình trạng của nó theo thời gian. KTV có thể sử dụng thông tin này để thay thế cho việc kiểm tra hàng tồn kho thực tế và cũng có thể kiểm tra sự xuất hiện và tính đầy đủ của các giao dịch bằng cách so sánh các giao dịch trong thế giới phản chiếu với các giao dịch trong hệ thống RFID của công ty. Thế giới phản chiếu cũng có thể được sử dụng để liên kết các quy trình phi tài chính (ví dụ: nhân sự, sản xuất, nhấp chuột vào web) với hồ sơ kế toán cung cấp đảm bảo tính toàn vẹn tuần tự.

Phân cấp (Decentralization): CNTT của công ty ngày càng phụ thuộc vào các

hệ thống đám mây với các máy ảo. Trong tương lai gần, các hệ thống này sẽ mở rộng đến một mạng lưới lớn hơn với những “thứ” ngày càng thông minh hơn, nơi các khả năng hiện tại của chip RFID sẽ được thay thế bằng các máy tính khép kín thực hiện một số lượng lớn các chức năng nâng cao. Khi môi trường kinh doanh trở nên phức tạp và năng động hơn, xu hướng phân quyền sẽ mở rộng sang nghề kiểm toán. Cơ chế kiểm soát nội bộ có thể được nhúng vào từng máy hoặc thiết bị riêng lẻ để liên tục theo dõi dữ liệu kế toán và phát hiện các giao dịch bất thường vượt quá ngưỡng dự

Khóa luận tốt nghiệp Vũ Thị Thanh Tú kiến. Hệ thống như vậy sẽ có thể tự điều chỉnh các ngưỡng dựa trên sự thay đổi của môi trường và đầu vào từ KTV, đồng thời gửi các sai lệch và các quyết định phức tạp cho KTV để điều tra thêm.

Khả năng thời gian thực (Real-Time Capability): Các nhà máy trong Công

nghiệp 4.0 sẽ liên tục theo dõi các điều kiện của các đối tượng vật chất và các hoạt động sản xuất, để phát hiện lỗi hệ thống, điều chỉnh sản xuất và đưa ra quyết định trong thời gian thực. Ví dụ, nếu một máy móc bị lỗi được phát hiện, nhà máy sẽ ngay lập tức xử lý lỗi và định tuyến lại sản xuất cho các máy móc khác (Shrouf, Ordieres và Miragliotta, 2014). Về lâu dài, các nhà máy sẽ có khả năng thích ứng với những nhu cầu thay đổi của thị trường, các lựa chọn công nghệ và quy định trong thời gian thực (Schlick và cộng sự, 2014). Vasarhelyi và Halper (1991) lập luận về “kiểm toán ngoại lệ” trong đó các số liệu sẽ đo lường các hệ thống, tiêu chuẩn sẽ đóng vai trò là điểm chuẩn và phân tích sẽ bao gồm các quy tắc hướng dẫn đưa ra các cảnh báo để kích hoạt các cuộc kiểm toán thực tế. Kiểm toán 4.0 sẽ mở rộng các khái niệm này để kích hoạt chẩn đoán, thuật toán dữ liệu tự sửa chữa, sửa lỗi (Kogan và cộng sự, 2014) và thiết bị tự nhận thức cảnh báo về sự cần thiết có sự can thiệp của con người. Các nhà nghiên cứu và thực hành đã thực hiện một số nỗ lực để đạt được mục tiêu này. Ví dụ, Tập đoàn Siemens đã phát triển và áp dụng một mô hình hiệu quả để cho phép giám sát các điều khiển theo thời gian thực (Alles và cộng sự, 2006). Mô hình này đã phân tích dữ liệu giao dịch và cung cấp xác định thời gian thực các giao dịch có rủi ro cao vượt quá giới hạn và thông số dự kiến. Một ví dụ khác là Kim và Vasarhelyi (2012) đã xây dựng một mô hình để liên tục phát hiện các giao dịch gian lận trong quy trình thanh toán chuyển khoản ngân hàng. Bằng cách kiểm tra từng giao dịch với các chỉ số gian lận và ước tính rủi ro gian lận tổng thể, mô hình có thể xác định gian lận tiềm ẩn ngay lập tức và cảnh báo cho KTV để điều tra thêm.

Định hướng dịch vụ (Service Orientation): Đặc điểm định hướng dịch vụ của

Công nghiệp 4.0 được mô tả là “các dịch vụ của các công ty, các hệ thống vật lý mạng và con người có sẵn trên IoS và có thể được sử dụng bởi những người tham gia khác” (Hermann và cộng sự, 2015). Kiến trúc định hướng dịch vụ này đang phát triển như một mô hình kinh doanh thiết yếu trong thời đại Công nghiệp 4.0. Bất kỳ nguồn dữ liệu nào, chẳng hạn như dây chuyền sản xuất, dây chuyền lắp ráp, lưu trữ, người lao

Khóa luận tốt nghiệp Vũ Thị Thanh Tú động, kiến thức chuyên môn,... đều có thể cung cấp qua mạng Internet và các công ty có thể trả tiền cho mỗi dịch vụ. Dựa vào đó, có thể giảm đáng kể chi phí sản xuất và mang lại thêm lợi nhuận bằng cách tăng cường hợp tác giữa các bên liên quan, đặc biệt là trong những các ngành có nhu cầu ngày càng tăng đối với các sản phẩm tùy chỉnh. Kiểm toán 4.0 có thể áp dụng kiến trúc này để tạo điều kiện hợp tác giữa KTV và các NCC dịch vụ liên quan khác. Ví dụ, phân tích dữ liệu là một công nghệ hữu ích và mạnh mẽ đã được thừa nhận bởi nghề kiểm toán, nhưng việc sử dụng nó dưới mức mong đợi (Li và cộng sự, 2015). Một lý do quan trọng là sự phức tạp vốn có của các kỹ thuật phân tích dữ liệu có thể nằm ngoài tầm hiểu biết của KTV (Schneider và cộng sự, 2015). Để vượt qua rào cản này, KTV có thể thuê ngoài khối lượng công việc cho các công ty phân tích dữ liệu chuyên nghiệp hoặc NCC phần mềm phân tích. Sử dụng dịch vụ của các chuyên gia, KTV có thể không phải làm việc phân tích và tập trung vào các quyết định cần thiết. Theo cách tương tự, dịch vụ phần mềm kiểm toán có thể được kích hoạt trên đám mây. Thay vì bán phần mềm kiểm toán cho các công ty kiểm toán riêng lẻ, các NCC có thể cung cấp phần mềm của họ trên một đám mây an toàn và tính phí dựa trên việc sử dụng. Mô hình hướng tới dịch vụ này làm giảm cả chi phí trả trước của phần mềm kiểm toán và chi phí bảo trì sau này.

Tính mô-đun (Modularity): Là khả năng phân chia phần mềm thành các đơn

thể ứng với các chức năng, đồng thời cho phép quản lý tổng thể. Các hệ thống mô-đun trở nên nổi bật trong CMCN 4.0 vì chúng có thể dễ dàng thích ứng với sự thay đổi của môi trường hoặc các yêu cầu (Hermann và cộng sự, 2015). Ví dụ, dây chuyền lắp ráp sản xuất có thể được chia thành các mô-đun và mỗi trạm lắp ráp có thể soạn riêng các quy trình cần thiết dựa trên cấu hình cụ thể của khách hàng. Mô hình này đủ linh hoạt để tạo ra các cấu hình mới và điều chỉnh theo các biến động (Hermann và cộng sự, 2015). Vasarhelyi và cộng sự (2014) đã tưởng tượng cách mô-đun có thể tạo điều kiện cho KTV thực hiện phân tích một cách linh hoạt và hiệu quả. Họ đề xuất việc sử dụng các ứng dụng kiểm toán làm mô-đun, tập hợp chúng lại với nhau để thực hiện các quy trình phân tích hoàn chỉnh. KTV có thể chọn và triển khai các ứng dụng kiểm toán thích hợp dựa trên kế hoạch kiểm toán đơn lẻ và kiểm toán theo các trường hợp ngoại lệ. Một bộ ứng dụng mới được chọn và sử dụng cho từng khách hàng kiểm toán khác

Khóa luận tốt nghiệp Vũ Thị Thanh Tú nhau, nhạy cảm với các rủi ro cụ thể, khả năng của khách hàng, môi trường kinh doanh và năng lực KTV.

Một phần của tài liệu 119 đánh giá mức độ ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động kiểm toán báo cáo tài chính trong các công ty kiểm toán độc lập tại việt nam (Trang 66 - 71)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(101 trang)
w