Khuyến nghị với kiểm toán viên

Một phần của tài liệu 119 đánh giá mức độ ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động kiểm toán báo cáo tài chính trong các công ty kiểm toán độc lập tại việt nam (Trang 79 - 101)

Dù có sự hỗ trợ của của các công cụ vào quá trình kiểm toán thì vai trò của các KTV vẫn vô cùng quan trọng. Bởi lẽ, máy móc là sản phẩm của trí tuệ nhân tạo làm những điều mà con người khó có thể làm. Tuy nhiên, chúng chỉ là công cụ hỗ trợ công việc cho con người, hoạt động theo lập trình sẵn có, chúng không thể đưa ra những nhận định, lời tư vấn trong từng trường hợp phát sinh đặc biệt với những tình huống mới mẻ chưa từng xảy ra. Nó là sản phẩm do con người tạo ra và phục vụ mục đích của con người, tự động hóa có thể thay đổi hoàn cảnh, điều kiện làm việc nhưng không thể khẳng định rằng: “trí tuệ nhân tạo có thể thay thế hoàn toàn cho con người trong lĩnh vực kế toán - kiểm toán”, đó cũng là lí do mà tất cả những KTV được hỏi đều không đồng tình công nghệ có thể thay thế hoàn toàn được những việc mà họ làm. Tuy nhiên với sự xuất hiện của công nghệ sẽ đặt ra yêu cầu cao hơn trong lĩnh vực nghề nghiệp này như: xử lý bằng máy tính, bảo mật thông tin, phân tích dữ liệu và mạng máy tính. Do đó, mỗi KTV hành nghề và KTV tương lai phải ý thức được tầm quan trọng của công nghệ để ứng dụng nó cho phù hợp xu thế, tiết kiệm sức lực và gia tăng hiệu quả công việc để đứng vững được trong kỷ nguyên số. Các KTV sẽ không chỉ cần các yếu tố như sự thông minh, chỉ số cảm xúc mà còn cần chủ động bổ sung thêm các yếu tố cần thiết cho sự phát triển nghề nghiệp đặc biệt là kỹ năng công nghệ, đơn giản như ứng dụng hàm excel cho tới các phần mềm chuyên dụng phục vụ công việc... và cách để bảo mật thông tin cho chính DN và chính khách hàng của mình, cùng với khả năng đưa ra phán đoán.

Khóa luận tốt nghiệp Vũ Thị Thanh Tú Bên cạnh đó, việc tăng cường tự động hóa và sử dụng trí tuệ nhân tạo trong các cuộc kiểm toán có thể đồng nghĩa với việc các công ty sẽ tìm cách thuê ít KTV hơn, tuyển dụng có chọn lọc kĩ càng hơn. Để tránh bị đào thải trong thời kì đổi mới, trước hết buộc mỗi KTV phải nắm rõ được nguyên tắc cơ bản cho mọi ứng xử trong lĩnh vực chuyên môn, không ngừng trau dồi kinh nghiệm, thường xuyên cập nhật kiến thức. Không cho phép bản thân bị tụt hậu trong bất kì giai đoạn chuyển đổi nào. Ngoài ra, cần có sự hợp tác của các KTV để ứng dụng hiệu quả những công cụ kiểm toán có sự hỗ trợ của công nghệ khi được triển khai tại các công ty kiểm toán.

Một yếu tố cốt lõi bên cạnh năng lực chuyên môn đó là đạo đức nghề nghiệp. Đúng vậy, khi mọi công việc đều có thể xử lý bằng công nghệ thì đạo đức nghề nghiệp trở thành yếu tố cần thiết hơn bao giờ hết, có như vậy mới có thể tạo dựng nên hình ảnh chân thực của DN. Chỉ có những kế toán viên có đạo đức nghề nghiệp, tôn trọng sự thật mới có khả năng tạo dựng giá trị chân thực cho cổ đông để các cổ đông tiếp tục đầu tư vào DN. Chỉ có những KTV có đạo đức nghề nghiệp mới có thể giúp nhà đầu tư xác định hướng đi ít rủi ro và nhiều cơ hội, giúp bảo vệ quyền lợi chính đáng của công chúng (Nguyễn Thị Thanh Thắm, 2018). Từ đó, có thể thấy đạo đức nghề nghiệp cần các KTV được đặt lên hàng đầu, lên trên lợi ích của cá nhân, phải tôn trọng sự thật và bảo vệ lợi ích của người dân, giúp họ đưa ra được những quyết đính sáng suốt trong việc đầu tư. Điều đó không chỉ khẳng định năng lực của bản thân mà còn góp phần thúc đầy nền kinh tế đạt hiện quả hơn.

Không chỉ có vậy, hệ thống thông tin tài chính được kết nối trên toàn cầu là điều khá quan trọng trong kỷ nguyên số. Sự kết nối này do công nghệ và mạng internet mang lại, nó đem tới nhiều cơ hội đầu tư, nhiều nguồn thông tin tài chính toàn cầu nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro trong hệ thống tài chính. Lịch sử phát triển của con người kể từ khi có công nghệ, có internet đã chứng kiến không ít cuộc khủng hoảng kinh tế có sức lan tỏa trên nhiều quốc gia, Việt Nam cũng nằm trong số đó và đã chịu ít nhiều ảnh hưởng. Khi đó kế toán, đặc biệt là kiểm toán trở thành công cụ hữu hiệu và sẽ không ngạc nhiên khi kiểm toán hay dịch vụ tư vấn tài chính đang ngày càng trở nên thiết yếu. Tầm nhìn trở thành một trong những yếu tố cốt lõi trên con đường phát triển sự nghiệp của những ai hoạt động trong lĩnh vực kế toán - kiểm toán hay tư vấn tài chính. Để có được điều này kế toán - kiểm toán cần thay đổi để đáp ứng yêu cầu

Khóa luận tốt nghiệp Vũ Thị Thanh Tú của kỷ nguyên mới, kết nối toàn cầu và đáp ứng kỳ vọng của công chúng. Một phương tiện không thể thiếu đối với mỗi người là ngôn ngữ quốc tế. Vậy nên, các KTV cần tích cực trau dồi khả năng ngoại ngữ của bản thân, nó không chỉ hữu ích cho việc tiếp cận công nghệ kiểm toán đơn giản hơn mà còn mở ra kho kiến thức khổng lồ, dễ dàng nhận biết được xu hướng thế giới và hiểu nhanh hơn những gì đang diễn ra trong lĩnh vực nghề nghiệp của mình.

Khóa luận tốt nghiệp Vũ Thị Thanh Tú KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Sau khi có kết quả nghiên cứu, chương 3 trình bày những tìm hiểu được về xu hướng công nghệ hiện đang hỗ trợ công cuộc kiểm toán trên thế giới và những tác động của cuộc CMCN 4.0 với lĩnh vực kiểm toán báo cáo tài chính trong nước và quốc tế. Thông qua đó, tác giả đưa ra một số khuyến nghị đối với Việt Nam, cơ quan quản lý, doanh nghiệp kiểm toán, cơ sở đào tạo và với chính các kiểm toán viên nhằm mong muốn nghề kiểm toán báo cáo tài chính có thể ứng dụng hiệu quả khoa học công nghệ, có những chuẩn bị tốt khi bước vào một môi trường kiểm toán thay đối nhanh chóng và thích ứng được với sự thay đổi của của công nghệ trên toàn cầu.

Khóa luận tốt nghiệp Vũ Thị Thanh Tú

KẾT LUẬN

Đóng góp của khóa luận

Hiện nay, công nghệ đang ngày càng phát triển mạnh mẽ trong mọi lĩnh vực tại Việt Nam. Là một sinh viên theo đuổi nghề kiểm toán, trong tương lai gần sẽ trực tiếp được tham gia vào các cuộc kiểm toán báo cáo tài chính, tác giả cảm thấy việc nghiên cứu đánh giá mức độ việc ứng dụng công nghệ thông tin trong các công ty kiểm toán độc lập tại Việt Nam rất cần thiết và hữu ích. Nó giúp tác giả cũng như các bạn chuẩn bị bước chân vào nghề phần nào thấy được mức độ áp dụng công nghệ thông tin thực tế trong các công ty kiểm toán độc lập hiện nay. Từ đó, trang bị thêm cho bản thân những kĩ năng, kiến thức còn thiếu cũng như trau dồi những gì đã có để đáp ứng được yêu cầu của công việc. Không những thế, dựa vào kết quả nghiên cứu khám phá được tiềm năng ứng dụng và sử dụng các công nghệ trong kiểm toán trước thực trạng của Việt Nam và thế giới. Những lãnh đạo tại công ty kiểm toán cũng sẽ hiểu rõ hơn về quan điểm của KTV, từ đó đưa ra các mục tiêu chiến lược nâng cao chất lượng, kỹ thuật kiểm toán. Bên cạnh đó, khóa luận cung cấp chi tiết các kiến nghị cho các bên liên quan để có thể phát triển công cuộc kiểm toán báo cáo tài chính có sự hỗ trợ của công nghệ trong bối cảnh hiện tại. Ngoài ra, bài nghiên cứu cũng là một tư liệu cung cấp thông tin cho các đối tượng quan tâm khác và góp phần phục vụ cho các nghiên cứu trong tương lai tiếp tục bổ sung, phát triển cũng như các nghiên cứu khác trong cùng lĩnh vực.

Hạn chế của đề tài

Có một số hạn chế của nghiên cứu này. Đầu tiên, phương pháp thu thập dữ liệu được sử dụng trong nghiên cứu này là chỉ giới hạn trong phương pháp khảo sát và số lượng người phản hồi tương đối ít. Thứ hai, mặc dù những người được hỏi có thể là những người quan tâm nhất đến các vấn đề đang được điều tra và do đó, có thể nói, cũng là những người được cung cấp thông tin nhiều nhất, nhưng quan điểm của họ có thể không đại diện cho những người không được hỏi. Thứ ba, do thời gian nghiên cứu hạn chế nên phạm vi nghiên cứu chỉ giới hạn cho các công ty kiểm toán độc lập trong duy nhất một khu vực, cụ thể là Hà Nội. Điều này có thể không cung cấp toàn bộ sự thật về việc áp dụng CAATTs tại Việt Nam và việc tổng quát hóa có thể không được

Khóa luận tốt nghiệp Vũ Thị Thanh Tú thực hiện. Cuối cùng, mẫu khảo sát không cân đối vì số lượng người trả lời từ các công ty kiểm toán là khác nhau. Hơn thế, các công ty có quy mô vừa và nhỏ chiếm phần lớn nên không thể đại diện cho hầu hết các công ty.

Hướng nghiên cứu tiếp theo

Những công nghệ đang nổi lên và nhanh chóng phát triển. Trong tương lai, một số lượng lớn các vấn đề sẽ nảy sinh từ việc áp dụng và sử dụng công nghệ trong hành nghề kiểm toán, mở ra một loạt các câu hỏi cần nghiên cứu. Có thể kể đến:

1. Những loại bằng chứng kiểm toán mới nào có thể được tạo ra và thu thập trong bối cảnh Kiểm toán 4.0?

2. Khi nhiều dữ liệu sẽ được thu thập trong Kiểm toán 4.0, làm cách nào để kiểm toán viên có thể tránh được thông tin quá tải và tìm kiếm thông tin kiểm toán liên quan?

3. Các thủ tục kiểm toán mới sẽ được phát triển/tạo ra trong Kiểm toán 4.0 là gì? 4. Kiểm toán viên nên thu thập những kiến thức mới nào để thực hiện kiểm toán trong Kiểm toán 4.0?

5. Cần làm gì để bảo vệ an ninh và quyền riêng tư nhạy cảm của các thông tin trong Kiểm toán 4.0?

6. Quy trình kiểm toán hiện tại có bị thay đổi trong thời đại 4.0 không? Sẽ có những thay đổi ra sao (nếu có)?

7. Khi nhiều công nghệ/hệ thống mới nổi được sử dụng trong Kiểm toán 4.0, có những biện pháp kiểm soát nào cần thực hiện để kiểm tra xem liệu các công nghệ/hệ thống có hoạt động chính xác không?

Các công nghệ đã thúc đẩy sự phát triển của nghề kiểm toán trong nhiều thập kỷ, và sẽ tiếp tục làm như vậy trong thời gian tới. Với sự xuất hiện gần đây của nhiều công nghệ hiện đại, nghề kiểm toán đang bước vào một kỷ nguyên thay đổi nhanh chóng hơn bao giờ hết. Sẽ còn có rất nhiều câu hỏi được đặt ra. Hi vọng rằng sẽ có nhiều nghiên cứu trả lời những câu hỏi đó và dành sự quan tâm tới quá trình chuyển đổi số của nghề kiểm toán nói chung và kiểm toán báo cáo tài chính nói riêng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Agarwal, R.and Prasad, J. (1999), “Are individual differences germane to the acceptance of new information technologies?”, Decision Sciences, 30 (2), 361 - 391. 2. Ahmi, A., and S. Kent (2012), “The utilisation of generalized audit software (GAS) by external auditors”, Managerial Auditing Journal 28 (2), 88 - 113.

3. AICPA (2006), “Risk assessment standards. Statement of Auditing Standards”, No. 104-11. New York: American Institute of Certified Public Accountants.

4. AICPA (2002a), “Audit documentation. Statement of Auditing Standards”, New York: American Institute of Certified Public Accountants.

5. AICPA (2002b), “Consideration of fraud in financial statement audit. Statement of Auditing Standards”, No. 99. New York: American Institute of Certified Public Accountants.

6. AICPA (2002c), “Interim financial information. Statement of Auditing Standards”, No. 100. New York: American Institute of Certified Public Accountants. 7. AICPA (2013), “Audit Data Analytics Guide”, In progress, AICPA.

8. AICPA (2015), “Audit Analytics and Continuous Audit: Looking Toward the Future”.

9. Alles, M. G., G. Brennan, A. Kogan, and M. A. Vasarhelyi (2006), “Continuous monitoring of business process controls: A pilot implementation of a continuous auditing system at Siemens”, International Journal of Accounting Information Systems 7 (2), 137 - 161.

10. Alles, M., M. A. Vasarhelyi, and H. Issa (2013), “Rethinking the Practice and Value Added of External Audits: The AICPA's Audit Data Standards (ADS) Initiative”, Working paper, Rutgers, The State University of New Jersey.

11. Alpaydin, E. (2010), “Introduction to Machine Learning”, 2nd edition, Boston, MA: MIT Press.

12. Bảo Long (2020) , “Ứng dụng công nghệ thông tin trong kiểm toán báo cáo tài chính”, Tạp chí Tài chính

13. Bierstaker, J., D. Janvrin, and D. J. Lowe (2014), “What factors influence auditors' use of computer-assisted audit techniques?”, Advances in Accounting 30 (1) , 67 - 74.

14. Binh Ngo Pham (2018), “Auditor's Perception of Usage and Importance of Audit Technology in Vietnam”, Asian Business Research.

15. Braun, R. L., and H. E. Davis (2003), “Computer-assisted audit tools and techniques: Analysis and perspectives”, Managerial Auditing Journal 18 (9), 725 - 431.

16. Brown, C. E. (1991), “Expert systems in public accounting: current practice and future directions”, Expert Systems with Applications 3 (1), 3 - 18.

17. Byrnes, P. E. (2015), “Developing Automated Applications for Clustering and Outlier Detection: Data Mining Implications for Auditing Practice”, Doctoral dissertation, Rutgers, The State University of New Jersey, Newark.

18. Chỉ thị số 58/CT-TW của Văn phòng Trung ương: Đẩy mạnh ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

19. CICA (1994), “The Application of CAATTS using Microcomputers Research Report”, The Canadian Institute of Chartered Accountants, Toronto, Ontario.

20. Cleveland, J.N., and Shore, L.M. (1992), “Self-and supervisory perspectives on age and work attitudes and erformance”, Journal of applied Psychology, 77 (4), 469. 21. Coderre, D. (1999), “Computer-assisted techniques for fraud detection”, The CPA Journal 69 (8), 57.

22. Dai, J., and Q. Li (2016), “Designing Audit Apps for Armchair Auditors to Analyze Government Procurement Contracts”, Journal of Emerging Technologies in Accounting, 13 (2), 71 - 88.

23. Dai, J., and M. A. Vasarhelyi. (2016), “Imagineering Audit 4.0”, Journal of Emerging Technologies in Accounting, 13 (1), 1 - 15.

24. Dai, J., and M. A. Vasarhelyi (2017), “Towards Blockchain-based Accounting and Assurance”, Journal of Information Systems.

25. Deloitte (2014), “Industry 4.0 Challenges and solutions for the digital transformation and use of exponential technologies”.

26. Drath, R., and A. Horch (2014), “Industrie 4.0: Hit or hype?”, IEEE Industrial Electronics Magazine 8 (2), 56 - 58.

27. Đỗ Tất Cường (2020), Dự báo những xu hướng thay đổi trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán, Tạp chí Tài chính.

28. Enofe, A., Amaria, P. and Anekwu, D. (2012) , “Major changes affecting the accounting profession: empirical investigation”, International Journal of Business and Public Administration, Vol. 9 No. 2, 77 - 96.

29. Gambatese, J.A., Hallowell, M. (2011), “Enabling and measuring innovation in the construction industry”, Construction Management and Economics, 29 (6), 553 - 567.

30. Hartono, J. (2012), “Adoption of information technology on small businesses: The role of environment, organizational and leader determinant”, International Journal of Business, Humanities, and Technology, 2 (4), 60 - 66.

31. Hermann, M., T. Pentek, and B. Otto. (2015), “Design Principles for Industrie 4.0 Scenarios: A Literature Review”, Working paper.

32. Hilgard, E.R., & Bower, G.H. (1975), “Theories of Learning. Englewood Cliffs”, NJ: Prentice-Hall.

33. Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS, Nhà xuất bản Hồng Đức, TP. Hồ Chí Minh.

34. Hoàng Văn Lợi (2020) , “Sử dụng kỹ thuật kiểm toán hỗ trợ bằng máy tính: Thách thức và Cơ hội”, Tạp chí Ke toán và Kiểm toán của Hội Ke toán và Kiểm toán Việt Nam

35. Hudson, M. E. (1998), “CAATTs and Compliance”, Institute of Internal Auditors, Inc, 55 (2), 25 - 27.

36. https://home.kpmg/vn/vi/home/services/kiem-toan/phuong-phap-luan-kiem-

toan-cua-kpmg.html.

37. http://www.vacpa.org.vn/Page/Detail.aspx?newid=5975 .

38. Ismail, N.A., & Abidin, A.Z. (2009), “Perception towards the importance and knowledge of information echnology among auditors in Malaysia”, Journal of Accounting and Taxation, 1 (4), 61 - 69.

39. Izhar, M., and M. Malhotra (2014 , “Recorder App: Designing and Development of a Smart Phone Application”, International Conference on Computing for Sustainable Global Development (INDIACom).

40. Janvrin, J., Bierstaker, J. and Lowe, D.J. (2008), “An examination of audit information technology use and perceived importance”, Accounting Horizons, Vol. 22 No. 1, 1 - 21.

41. Jun Dai (2017), “Three essays on audit technology: audit 4.0, blockchain, and audit app”, The State University of New Jersey, Newark.

Một phần của tài liệu 119 đánh giá mức độ ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động kiểm toán báo cáo tài chính trong các công ty kiểm toán độc lập tại việt nam (Trang 79 - 101)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(101 trang)
w