Khuyến nghị với các cơ sở đào tạo

Một phần của tài liệu 119 đánh giá mức độ ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động kiểm toán báo cáo tài chính trong các công ty kiểm toán độc lập tại việt nam (Trang 78 - 79)

Để có được nguồn nhân lực đầu vào đáp ứng đủ điều kiện gia nhập vào các công ty kiểm toán, cần có một quá trình đào tạo bài bản đến từ các trường đại học, học viện. Các cơ sở đào tạo là nơi mang lại những kiến thức đầu tiên về nghề kế toán - kiểm toán. Để có thể đào tạo ra những sinh viên có kiến thức chuyên môn vững vàng và phù hợp với nhu cầu thực tế, cần có sự góp sức không nhỏ để từ các cơ sở giáo dục. Một số đề xuất được đưa ra trong bối cảnh hiện nay là:

Thứ nhất, các cơ sở đào tạo cần thay đổi quan điểm đào tạo theo hướng xuất phát từ những gì mình có, mà phải xuất phát từ đòi hỏi của thực tiễn. Cần thường xuyên tìm hiểu nhu cầu của thị trường lao động trong ngành kiểm toán để có cái nhìn sâu sắc hơn trong việc đổi mới chiến lược đào tạo nhằm cung cấp nguồn nhân lực có chất lượng cao cho xã hội. Hơn thế, cần chủ động liên hệ với các DN sử dụng lao động để nắm bắt được khả năng làm việc của những nhân lực mới vào nghề. Qua đó thấy được điểm mạnh, điểm yếu của những sinh viên mới ra trường để có những thay đổi phù hợp trong công tác đào tạo cho các thế hệ sau.

Thứ hai, phát triển nội dung đào tạo giúp sinh viên sau khi ra trường thích ứng kịp thời với thời đại công nghệ số. Ngoài giảng dạy kiến thức chuyên môn, cần tập trung đào tạo các kỹ năng cần thiết như: Kỹ năng giao tiếp hiệu quả, làm việc ở nhiều nhóm khác nhau; kỹ năng tư duy phản biện và giải quyết vấn đề trên cơ sở tôn trọng đạo đức nghề nghiệp. Bên cạnh đó, các học phần về thực hành nên được gia tăng để sinh viên có thể tiếp cận với công việc, tránh bỡ ngỡ tự ti sau khi ra trường.

Thứ ba, chuyển từ phương pháp giảng dạy truyền thống sang ứng dụng phương pháp giảng dạy tích cực. Phát triển việc dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học, lấy người học làm trung tâm. Qua đó rèn luyện tính tự học của sinh viên, phát huy khả năng tự tìm tòi học hỏi trước những kiến thức mới để khi có bất kì sự thay đổi nào như trong quá trình số hóa hiện nay các sinh viên có

Khóa luận tốt nghiệp Vũ Thị Thanh Tú thể tự tìm hiểu trang bị thêm kiến thức cho bản thân để thích ứng với môi trường lao động.

Thứ tư, thiết lập mối quan hệ giữa các cơ sở đào tạo với các hiệp hội nghề nghiệp và giữa các cơ sở đào tạo với nhau, cả trong nước và quốc tế nhằm tạo kênh thông tin hữu hiệu nắm bắt được những thông tin hữu ích trong việc bồi dưỡng nhân lực và kịp thời có những thay đổi nâng cao chất lượng đào tạo, giúp sinh viên tự tin nắm bắt cơ hội nghề nghiệp sau khi ra trường trong bối cảnh CMCN 4.0 chi phối vào mọi ngành nghề lao động.

Một phần của tài liệu 119 đánh giá mức độ ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động kiểm toán báo cáo tài chính trong các công ty kiểm toán độc lập tại việt nam (Trang 78 - 79)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(101 trang)
w