Ma trận chấm điểm đánh giá thực trạng triển khai Basel II tại 10 ngân hàng được lựa chọn thí điểm được kết hợp bằng các tiêu chí định lượng lẫn các tiêu chí định tính. Mỗi tiêu chí đưa ra nếu ngân hàng đáp ứng đủ tiêu chuẩn thì tính là 1 điểm. Trong bài viết, có tất cả 35 tiêu chí đánh giá được đưa ra. Trong đó, có 19 tiêu chí định tính và 16 tiêu chí định lượng.
Sau khi tổng hợp, ta có thể thấy điểm số của các ngân hàng được thể hiện như trên bảng
1.4. Ngân hàng đạt được điểm cao nhất là Techcombank với 28 điểm trên tổng số 35 tiêu chí, sau đó là VIB với 27 điểm, ít hơn 1 điểm là BIDV và MB, xếp sau với 24 điểm là Vietcombank, Vietinbank và VPbank, giành được 23 điểm là ACB, tiếp theo là Sacombank với 21 điểm và giành số điểm thấp nhất là MSB với 18 điểm.
Trong tổng số điểm các ngân hàng đạt được, thì số điểm của phần chỉ tiêu định tính khá đồng đều, các ngân hàng đều đạt từ 13 đến 16 điểm trên tổng 18 tiêu chí định tính đưa ra trong mô hình. Đạt được 13 điểm là hai ngân hàng VPbank và MSB; tiếp theo là Vietcombank, Vietinbank, MB, Sacombank, ACB với 14 điểm; điểm số cao nhất thuộc về BIDV, Techcombank, VIB với 16 điểm. Còn về điểm của các tiêu chí định lượng khá
chênh lệch nhau, thấp nhất là 5 điểm và cao nhất là 12 điểm. Có số điểm thấp nhất là MSB, xếp trên với 7 điểm là Sacombank, tiếp theo là Vietinbank với 8 điểm, cao hơn 1 điểm là BIDV và ACB, giành được 10 điểm là Vietcombank và VIB, tiếp theo là MB và VPbank với 11 điểm và đạt số điểm cao nhất là Techcombank với 12 điểm.
Trong tổng 16 tiêu chí định lượng thì có 2 tiêu chí tất cả 10 ngân hàng đều không có điểm là tỷ lệ vốn cấp 1 trên tổng TSCRR và tỷ lệ vốn cấp 2 trên vốn cấp 1. Do tất cả các
ngân hàng đều không công bố thông tin, dữ liệu để tính toán các tỷ số này. Cũng trong tiêu chí định lượng, hệ số CAR được coi là 1 tiêu chí nhưng lại được đánh giá 2 lần. Vì hiện nay hệ số CAR tại các ngân hàng được tính theo 2 cách khác nhau là theo TT 36 và theo Basel II. Mà hiện tại các ngân hàng đang phải hướng tới tính hệ số CAR theo
Mười ngân hàng trên là những ngân hàng được lựa chọn để thí điểm triển khai áp dụng Basel II tại hệ thống ngân hàng Việt Nam. Là những ngân hàng đầu tiên thực hiện Basel
II hẳn là rất khó khăn khi mà tài chính chưa đủ vững mạnh, nguồn nhân lực am hiểu về Basel II thiếu hụt và chưa có nhiều kinh nghiệm. Những gì mà các ngân hàng đã đạt được cho đến thời điểm hiện tại là cả một quá trình cố gắng, vừa học hỏi từ những nước
đi trước, vừa sáng tạo sao cho phù hợp với điều kiện tại Việt Nam. 2. Phân tích và luận giải kết quả
Thông tư 41/2016/TT-NHNN được coi là “Basel II phiên bản Việt Nam”, với những quy định cụ thể, phù hợp với điều kiện hiện tại của nước ta. Các NHTM cần đi theo định
hướng của TT này để thực hiện Basel II một cách hiệu quả và theo đúng lộ trình NHNN
đưa ra. Các tiêu chí được lựa chọn trong bài viết này được tổng hợp trên cơ sở nội dung của TT 41 và Basel II, ngoài ra còn dựa trên các quy định của TT 13. Các chỉ tiêu định tính và định lượng hỗ trợ, bổ sung lẫn nhau như cách các trụ cột trong Basel củng cố cho nhau.
Thứ nhất, về các chỉ tiêu định lượng. Các chỉ tiêu định lượng chủ yếu là nội dung của trụ cột thứ nhất trong Basel, là các chỉ số có liên quan đến hệ số CAR cũng như các tỷ lệ an toàn mà NHNN đưa ra cho các NHTM.
Đầu tiên, đi từ hệ số CAR. Ý nghĩa của nó là muốn nhấn mạnh vào một điều rằng: cứ một đồng vốn tự có (vốn chủ sở hữu) mà NHTM huy động được dưới hình thức góp vốn
của cổ đông (đối với NTHMCP) hay từ ngân sách Nhà nước (đối với các NHTM nhà nước) thì NHTM chỉ được huy động ra bên ngoài dưới hình thức huy động tiền gửi của tổ chức kinh tế hay dân cư hay dưới bất kỳ hình thức nào khác thì tối đa là bao nhiêu đồng. Nói rõ hơn, nếu NHTM có một đồng vốn tự có của chính mình thì được phép đi vay bên ngoài bao nhiêu đồng để phục vụ cho hoạt động kinh doanh, kiếm lời của mình.
Theo Pháp lệnh Ngân hàng, hợp tác xã tín dụng và công ty tài chính năm 1990, tại điều
Tức là cứ 1 đồng vốn tự có, ngân hàng chỉ được phép huy động tối đa 12,5 đồng bên ngoài. Sau đó thì lên tối thiểu 9%, với 1 đồng vốn tự có được phép huy động không quá 11 đồng vốn bên ngoài. Các ngân hàng Việt Nam hiện nay đang thực hiện tính hệ số CAR theo 2 văn bản khác nhau. Một là theo thông tư 36, hai là theo Basel II hoặc thông
tư 41. Theo 2 văn bản này thì tỷ lệ cũng như cách tính khác nhau rất nhiều điểm. Theo Basel II và TT 41 quy định thì tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu là tối thiểu 8%. Do cách tính hệ số CAR theo 2 văn bản trên có những thay đổi và phức tạp hơn nên hệ số đòn bẩy tài
chính chắc chắn sẽ thấp hơn nhiều so với mức 12,5 như trong các văn bản yêu cầu mức hệ số CAR tương tự. Neu các ngân hàng duy trì tỷ lệ vốn tự có và huy động vốn bên ngoài theo mức quy định thì mức độ thanh khoản vẫn đang nằm trong biên độ cho phép khi biến cố bất trắc xảy ra. Nhưng ngược lại, nếu duy trì tỷ lệ đó quá cao thì các NHTM
đã tự gánh trên vai mình một khoản nợ lớn hơn so với quy định. Khi có hiện tượng người
dân đến rút tiền đồng loạt sẽ dẫn đến mất khả năng thanh khoản. Nếu ngân hàng sử dụng vốn vay ít hơn so với mức quy định, khi gặp các sự kiện bất lợi về chính sách hay xảy ra các cuộc khủng hoảng kinh tế, tài chính, ngân hàng.. .bản thân ngân hàng có thể tự giải quyết được vấn đề hay ít bị ảnh hưởng hơn do lúc này ngân hàng đang sử dụng vốn của mình để kinh doanh chứ không vay từ bên ngoài quá nhiều. Vì vậy, tỷ số CAR càng lớn thì mức thanh khoản của ngân hàng càng cao.
Khi triển khai Basel II thì yêu cầu về vốn và thanh khoản cao lên sẽ tác động đến chênh lệch lãi suất cho vay, hay nói cách khác làm cho chi phí huy động vốn tăng cao, kết quả lợi nhuận ròng của ngân hàng sẽ giảm. Theo nghiên cứu của Ủy ban Basel, khi tỷ lệ CAR tăng lên 1% thì chênh lệch lãi suất cho vay và chi phí huy động tăng lên 1,3%. Để có thể bù đắp phần lợi nhuận ròng mất và hạn chế các loại rủi ro như thanh khoản hay tín dụng, các NHTM đang ngày đẩy mạnh các hoạt động thu từ dịch vụ (thu nhập ngoài lãi) thay vì thu từ các hoạt động cho vay. Tỷ trọng lý tưởng mà các NHTM đạt được từ thu dịch vụ vào khoảng 50%-60% và cho vay đầu tư chiếm khoảng 40% đến tối đa 50%
ngân hàng thì hệ số CAR đều trên mức quy định. Một số ngân hàng đã công bố hệ số CAR tính theo TT 41 thay vì tính theo TT 36 như trước kia.
Ngoài ra, việc tăng vốn tự có cũng có thể giải quyết các vấn đề liên quan đến hệ số đòn bẩy tài chính, hệ số CAR và an toàn thanh khoản của các NHTM. Vốn tự có của ngân hàng là giá trị thực có của vốn điều lệ và các quỹ dự trữ cùng một số tài sản nợ khác của
ngân hàng theo quy định của Ngân hàng Nhà nước. Hiểu theo cách khác thì đây là nguồn
lực tự có mà ngân hàng sở hữu và sẽ được sử dụng vào mục đích kinh doanh theo như pháp luật quy định. Vốn tự có là nguồn vốn ổn định và luôn tăng trưởng trong quá trình hoạt động của ngân hàng. Mặc dù chỉ chiếm một tỉ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn của ngân hàng, từ 8% đến 10% nhưng lại có vai trò rất quan trọng vì đây là cơ sở hình thành
nên các nguồn vốn khác nhau, tạo uy tín ban đầu cho ngân hàng, quyết định đến quy mô
của ngân hàng, cụ thể là xác định giới hạn huy động vốn của ngân hàng. Ngoài ra, còn là cơ sở để cơ quan quản lý xác định các giới hạn, tỷ lệ an toàn trong kinh doanh của ngân hàng (Vốn tự có của ngân hàng là gì? Cách xác định vốn tự có nhanh và chính xác, 2019). Vì vậy, đây được coi là một bộ đệm hạn chế thiệt hại cho các ngân hàng. Các ngân hàng có thể tăng vốn điều lệ hoặc tăng lợi nhuận chưa phân phối để làm tăng thêm vốn tự có của mình. Nhưng vốn điều lệ và hệ số CAR chỉ có mối quan hệ tỷ lệ thuận trong ngắn hạn. Xét trong dài hạn, mối quan hệ này là không chắc chắn. Khi tăng vốn điều lệ, ngân hàng phải thuyết phục được các cổ đông rằng tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu sẽ tăng hoặc ít nhất là không giảm đi. Để duy trì hoặc tăng ROE, ngân hàng buộc phải tăng hệ số đòn bẩy, mở rộng hoạt động đầu tư và tín dụng. Hệ quả trong lâu dài là hệ số CAR khó được duy trì ở mức cao. Vì vậy, khi tăng vốn tự có, các NHTM
cần cân nhắc lựa chọn phương án sao cho phù hợp và giải quyết được vấn đề trong dài hạn. Lợi nhuận chưa phân phối là một cấu phần quan trọng để tăng vốn tự có của ngân hàng. Được hình thành trên cơ cở lợi nhuận của ngân hàng sau khi đã thực hiện nghĩa vụ nộp thuế cho Nhà nước nên đây có thể coi là nguồn tạo vốn nội bộ bền vững của
loại và trích lập dự phòng rủi ro hay thành lập công ty quản lý tài sản Việt Nam (VAMC)...
Hệ thống ngân hàng thời gian qua không ngừng được củng cố và phát triển, song vẫn đang trong quá trình còn nhiều biến động nên tiềm ẩn không ít những khó khăn và thách
thức. Hơn bao giờ hết, các nhà quản lý ngân hàng càng thận trọng hơn trong những quyết
định. Đây là giai đoạn họ quan tâm nhiều hơn đến mô hình đánh giá chất lượng các TCTD. Từ lâu, các mô hình này đã xuất hiện và thể hiện vai trò trong ngành ngân hàng nói riêng và hệ thống kinh tế nói chung. Hiện nay, trên thế giới có nhiều mô hình đánh giá như CAMELS, BASEL, PEARLS, FIRST... Các mô hình đang được các NHTM Việt Nam cố gắng thực hiện theo là CAMELS và Basel. BASEL là mô hình đánh giá chất lượng tiêu chuẩn an toàn vốn, khai thác tối đa tiềm năng lợi nhuận và hạn chế rủi ro. Tuy nhiên, mô hình này lại thiếu yêu cầu về vốn phí thanh khoản, quá tin cậy vào cơ
quan xếp hạng tín dụng. Đối với một nước có hệ thống ngân hàng mới phát triển như Việt Nam hiện nay, việc áp dụng gặp nhiều khó khăn, đòi hỏi kĩ thuật phức tạp và chi phí cao. CAMELS - Hệ thống do Cục Quản lý các TCTD Hoa Kỳ (National Credit Union Aministration, NCUA) xây dựng, đánh giá toàn diện ngân hàng thông qua độ an toàn, khả năng sinh lời và tính thanh khoản. Trước đây, Việt Nam không áp dụng trực tiếp CAMELS, cho đến khi thành lập Quy chế xếp loại các TCTD Việt Nam (1998) thì CAMELS đã được công nhận. Cho đến nay, được áp dụng như một công cụ hiệu quả tìm hiểu cơ hội hoặc rủi ro khi đầu tư vào các ngân hàng. Phân tích mô hình CAMELS dựa trên 6 yếu tố cơ bản: mức độ an toàn vốn (Capital Adequacy), chất lượng tài sản (Asset Quality), trình độ quản lý (Management competence), lợi nhuận (Earnings strength), rủi ro thanh khoản (Liquidity risk) và mức độ nhạy cảm thị trường (Sensitivity
to market risk). Như vậy, các tiêu chuẩn được sử dụng trong CAMELS có thể hỗ trợ, bổ
sung cho các thiếu sót, hạn chế cho Basel. Chúng ta có thể kết hợp các chỉ tiêu của hai mô hình trên để đánh giá chất lượng của các TCTD.
giám sát ngân hàng, tại các ngân hàng thì thành lập nên ban quản lý dự án Basel II; thuê
đơn vị tư vấn triển khai thực hiện dự án phân tích độ lệch cơ sở dữ liệu (Data Gap), nghiên cứu thực hiện quy trình đánh giá vốn rủi ro (ICAAP), lập kế hoạch triển khai thực hiện Basel II; lập báo cáo đánh giá tác động định lượng (QIS) theo hướng dẫn tại TT 41; thực hiện các dự án xây dựng hệ thống khởi tạo các khoản vay (LOS - Loan Origination System), dự án nâng cấp hệ thống xếp hạng nội bộ (Credit Rating System), dự án hoàn thiện khung quản lý rủi ro thị trường; dự án tính toán tài sản có rủi ro (RWA)
theo Basel II; dần hoàn thiện mô hình quản lý rủi ro theo 3 tuyến phòng ngự... Riêng Techcombank thực hiện chiến lược đầu tư hệ thống ngân hàng lõi T24 của Thụy Sĩ phù hợp với thông lệ quốc tế (Đặng Tuấn Anh & cộng sự, 2017, 19). Các ngân hàng cũng đã có những sự chuẩn bị nhất định để thực hiện triển khai các mô hình tính toán, đo lường rủi ro cho chính ngân hàng mình như mô hình VaR, PD (xác suất vỡ nợ), LGD (tỷ lệ tổn thất khi khách hàng vỡ nợ), EAD (giá trị chịu rủi ro khi khách hàng vỡ nợ), KRIs. Đây là cơ sở cho việc sẵn sàng thực hiện tính tỷ lệ an toàn vốn theo các phương pháp nâng cao (IRB) theo kế hoạch của NHNN. Một số ngân hàng cũng đang tiến hành dự án lập báo cáo tài chính theo chuẩn mực quốc tế, nhằm hạn chế những sự khác biệt giữa hai hệ thống chuẩn mực kế toán quốc tế (IFRS/IAS) và chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS).
Ngoài ra, theo thông tư số 13/2018/TT-NHNN quy định về hệ thống kiểm soát nội bộ ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cũng đưa ra những điểm mới trong cơ cấu tổ chức giám sát của ban quản lý cấp cao của NHTM. Các ngân hàng thành
lập nên các ủy ban, hội đồng mới để bổ sung vào cơ cấu tổ chức của ban quản lý cấp cao trong ngân hàng như Ủy ban nhân sự, Ủy ban quản lý rủi ro và các ủy ban khác giúp việc HĐQT/ HĐTV; Hội đồng rủi ro, Hội đồng ALCO, Hội đồng quản lý vốn để tham mưu cho Tổng giám đốc. Đây sẽ là những “trợ thủ đắc lực” giúp đỡ cho HĐQT/ HĐTV, ban giám đốc về vấn đề chuyên môn trong công tác quản lý rủi ro, tài chính, nhân sự trong ngân hàng.
Hơn nữa, các ngân hàng cần phải phân loại các tài sản trên bảng cân đối kế toán thành
không phải chỉ phụ thuộc vào loại tài sản mà còn dựa vào đối tượng của khoản vay, đặc biệt là xếp hạng tín nhiệm. Các ngân hàng có thể lựa chọn kết quả xếp hạng từ các tổ chức xếp hạng quốc tế khi đó phải ngân hàng phải công bố tổ chức quốc tế đó để làm cơ sở hoặc kết quả nội bộ do của chính ngân hàng thì ngân hàng phải có hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đáng tin cậy để NHNN cho phép sử dụng kết quả đó.
Cũng theo yêu cầu của TT 41/2016, tại phụ lục 5, NHTM cũng cần công bố đầy đủ những thông tin liên quan đến tỷ lệ an toàn vốn, cơ cấu vốn tự có, rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường và rủi ro hoạt động. Thêm vào đó, các ngân hàng cũng cần minh bạch các thông tin tài chính, thông tin quản trị của ngân hàng rộng rãi lên các website để các thành
viên thị trường có thể nắm bắt nhanh chóng và kịp thời. Việc các NHTM lên sàn chứng khoán thì cũng sẽ bắt buộc phải công bố rộng rãi hơn các thông tin để các nhà đầu tư có thể tiến hành phân tích.
Các thông tin ngân hàng công bố có tin cậy hay không được kiểm chứng bởi các kiểm toán viên độc lập và một phần phụ thuộc vào hệ thống kiểm soát nội bộ của chính ngân