Khó khăn trong việc áp dụng Basel II tại Việt Nam

Một phần của tài liệu 131 đánh giá việc triển khai áp dụng basel II tại các NHTM thí điểm tại việt nam,khoá luận tốt nghiệp (Trang 41 - 44)

Thứ nhất, xây dựng mô hình giám sát hợp nhất. Hiện nay, Việt Nam vẫn đang áp dụng hệ thống cơ quan giám sát tài chính theo chức năng, tương ứng với mỗi lĩnh vực của thị trường thì có một hệ thống pháp luật và cơ quan giám sát riêng biệt (NHNN, Bộ Tài chính, Bảo hiểm tiền gửi, Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia). Mô hình này đã bộc lộ nhiều khuyết điểm như: (i) hiệu quả giám sát không cao do các cơ quan giám sát vừa thực hiện chức năng cấp phép, ban hành các cơ chế, chính sách vừa đóng vai trò kiểm tra thanh tra, giám sát hoạt động của các định chế tài chính, (i) khó giám sát một cách hiệu quả các rủi ro có thể xảy ra cho cả hệ thống do các cơ quan giám sát hoạt động độc

lập theo lĩnh vực của mình, (iii) chủ yếu giám sát tuân thủ, chưa tập trung giám sát theo rủi ro... Với hệ thống giám sát như vậy, Việt Nam chưa đủ điều kiện để có thể áp dụng Basel II, việc áp dụng mô hình giám sát hợp nhất là cần thiết. Tuy nhiên, chuyển sang mô hình giám sát hợp nhất cần phải có một lộ trình cụ thể và thực hiện từ từ trong thời gian dài.

Thứ hai, giải quyết vấn đề thiếu vốn trong dài hạn. Kể từ năm 2016, áp lực tăng vốn để đáp ứng yêu cầu về tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu theo tiêu chuẩn Basel II đã bắt đầu đeo bám ngành ngân hàng, trong khi hoạt động tăng vốn gặp rất nhiều khó khăn. Năm 2017,

nhiều nhà băng đã tìm cách tăng vốn tự có, như phát hành chứng chỉ tiền gửi kỳ hạn dài để tăng vốn cấp 2, không chia cổ tức để bổ sung vốn tự có, hoặc tăng vốn điều lệ theo 2 hình thức phổ biến là trả cổ tức bằng cổ phiếu và phát hành thêm cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu. Tuy nhiên, các biện pháp trên chỉ mang tính chất ngắn hạn và có nhiều hạn chế. Trong khi đó, việc tăng vốn cấp 1 cũng gặp nhiều khó khăn do đầu tư vào ngân hàng không còn hấp dẫn như trước, nguồn lực trong nước có hạn, thu hút đầu tư nước ngoài vẫn còn hạn chế bởi khắt khe về trần sở hữu của cổ đông nước ngoài hay các vướng mắc về thủ tục, cơ chế, chính sách.

Một vấn đề khác kiến cho việc tăng vốn trở nên khó khăn hơn là nợ xấu. Hiện nay, các khoản nợ xấu chưa được giải quyết triệt để, do vậy yêu cầu trích lập dự phòng rủi ro vẫn

chiểm tỷ lệ khá cao ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của ngân hàng, từ đó làm giảm

Thứ ba, xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ.

Không giống với phiên bản Basel I, Basel II dựa vào rất nhiều yếu tố để xác định được hệ số rủi ro cho từng khoản mục tài sản liên quan đến từng nhóm đối tượng khác nhau, mà một trong những yếu tố này chính là kết quả xếp hạng tín nhiệm đáng tin cậy của một tổ chức độc lập.

Hiện nay, thực tế là mỗi ngân hàng Việt Nam đều đang từng bước xây dựng một hệ thống xếp hạng tín nhiệm cho từng nhóm đối tượng khách hàng. Tuy nhiên, việc xếp hạng này chủ yếu nhằm phục vụ quá trình thẩm định, ra quyết định cho vay của ngân hàng, rất ít được chia sẻ thông tin hay phổ biến rộng rãi ra bên ngoài, kết quả đôi khi còn mang tính chủ quan.

Ở Việt Nam có một số tổ chức hoạt động trong hoạt động này như Trung tâm thông tin tín dụng của NHNN (CIC), công ty thông tin và xép hạng doanh nghiệp (C&R). Tuy nhiên các đơn vị này vẫn chưa phải là tổ chức đánh giá tín nhiệm đúng nghĩa bởi vì hoạt

động chính vẫn chỉ là cung cấp thông tin liên quan đến các doanh nghiệp mà chưa thực hiện nghiệp vụ đánh giá tín nhiệm theo chuẩn quốc tế. Do vậy, các đơn vị này vẫn chưa được quốc tế công nhận.

Vì vậy, trong khi chờ đợi một tổ chức xếp hạng tín nhiệm đủ chuẩn, các NHTM có thể tự xây dựng nên một hệ thống xếp hạng tín nhiệm nội bộ trên cơ sở hệ thống hiện tại. Thứ tư, xây dựng và hoàn thiện cơ sở dữ liệu.

Cơ sở dữ liệu là một trong những công cụ quan trọng giúp các ngân hàng nâng cao khả năng cạnh tranh thông qua việc tăng lên số lượng khách hàng, lợi nhuận, cũng như hạn chế rủi ro. Tuy nhiên, đây vẫn là bài toán không hề dễ dàng.

Một trong những yếu tố đầu tiên và quan trọng nhất khi triển khai Basel II là các ngân hàng cần có một cơ sở dữ liệu tốt, chính xác, có tính chất lịch sử tối thiểu từ 5-7 năm và

được cập nhật thường xuyên, cũng như một hệ thống quản lý thông tin bài bản, chuyên nghiệp. Tuy nhiên, thách thức này lại xuất phát từ chính hệ thống công nghệ ngân hàng lõi đang được các ngân hàng đang sử dụng. Hiện có quá nhiều hệ thống khác nhau

được đưa ra trong các báo cáo thống kê, phân tích làm giảm tính chính xác của các dữ liệu thống kê. Ngoài ra, với yêu cầu tối thiểu độ dài dữ liệu 3 năm tài chính là khá lạc hậu so với các chuẩn mực quốc tế với yêu cầu dữ liệu doanh nghiệp tối thiểu 5-7 năm để đảm bảo tính chính xác của tình hình tài chính doanh nghiệp.

Hơn nữa, dữ liệu yêu cầu cho việc tính toán vốn theo phương pháp nội bộ không chỉ bao

gồm dữ liệu cho việc tính toán tài sản có rủi ro mà còn cả dữ liệu để phục vụ cho các mô hình đo lường rủi ro, đặc biệt là rủi ro tín dụng. Các dữ liệu này cần được lưu trữ ít nhất 5 năm và với chất lượng đảm bảo để các mô hình đo lường rủi ro được NHNN phê duyệt. Tuy nhiên, thực tế là tại nhiều ngân hàng quá trình nhập liệu không đảm bảo chất

lượng hoặc bản thân hệ thông công nghệ không hỗ trợ thu thập đủ dữ liệu. Thứ năm, đào tạo về nguồn nhân lực.

Vấn để nhân lực được xem là khó khăn, thách thức lớn nhất trong việc áp dụng Basel II tại các NHTM Việt Nam. Basel II đòi hỏi nguồn nhân lực cho mốt kế hoạch kéo dài qua

nhiều năm, ngân hàng sẽ phải đối mặt với vấn đề số lượng, chất lượng tuyển dụng ra sao, đào tạo như thế nào để đáp ứng với yêu cầu đặt ra.

Hiện nay, nguồn nhân lực để thực hiện Basel II tại các NHTM Việt Nam rất hạn chế. Chỉ có một số rất ít ỏi trong số hàng ngàn đến hàng chục chục ngàn cán bộ, nhân viên của một ngân hàng am hiểu về Basel II.

Trong khi đó kinh nghiệm thực hiện Basel II tại các NHTM Việt Nam là con số không tròn trĩnh, do vậy, vấn đề thường xuyên xuất hiện. Việc dựa vào các chuyên gia, đối tác nước ngoài là điều tất yếu. Nhưng các ngân hàng không thể chỉ dựa hoàn toàn vào các chuyên gia nước ngoài mà phải tự xây dựng một đội ngũ cán bộ chuyên môn giỏi để tiếp

thu, học hỏi, kế tục và phát triển những kết quả đạt được từ các dự án do chuyên gia nước ngoài hỗ trợ thực hiện.

Thứ sáu, sự khác nhau trong hệ thống kế toán.

Nguyên nhân căn bản khiến tỉ lệ an toàn vốn tối thiểu CAR chưa đánh giá thực sự

nhận theo chuẩn quốc tế và đang được đánh giá cao hơn mức độ an toàn thực sự. Hiện nay đã có một số ngân hàng Việt Nam tính theo chuẩn quốc tế (IFRS) như BIDV, Vietcombank... Tuy nhiên con số này là khiêm tốn so với những ngân hàng vẫn đang áp dụng theo VAS. Một số ngân hàng kể trên khi áp dụng IFRS đã cho ra tỉ lệ CAR thấp

hơn hẳn so với khi tính toán theo VAS, trong khi nếu tính toán theo VAS thì đây lại là một trong những ngân hàng có tỉ lệ CAR cao hàng đầu Việt Nam. Giữa chuẩn mực kế toán Việt Nam và chuẩn mực kế toán quốc tế vẫn còn tồn tại một số khoảng cách nhất định, vì thế cách tính tỷ lệ an toàn vốn theo chuẩn mực kế toán Việt Nam chưa phản ánh

hợp lý rủi ro trong hoạt động các ngân hàng Việt Nam.

Với tư cách là những ngân hàng tiên phong trong việc thí điểm áp dụng Basel II tại Việt Nam, còn rất nhiều khó khăn trở ngại khác đang chờ các ngân hàng ở phía trước trên con đường tiến tới đạt chuẩn theo Basel II. Nhưng cuối con đường đầy chông gai đó là những lợi ích và ưu thế mà Basel II mang lại.

Một phần của tài liệu 131 đánh giá việc triển khai áp dụng basel II tại các NHTM thí điểm tại việt nam,khoá luận tốt nghiệp (Trang 41 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(84 trang)
w