3. Khung pháp lý để triển khai Basel II tại Việt Nam
3.1.2. Hướng đến trụ cột thứ II
Đối với trụ cột thứ II, hệ thống các TCTD cũng cần có những khuôn khổ pháp lý đầy đủ, đồng thời đồng bộ hệ thống kiểm toán, kiểm soát nội bộ, quản lý rủi ro nhằm ngăn ngừa và cảnh báo rủi ro. Đến nay, NHNN đã ban hành nhiều văn bản nhằm hướng dẫn NHTM thực hiện để tiến tới gần hơn với các tiêu chuẩn theo trụ cột thứ II của Basel II. Năm 2006, NHNN đã đưa ra hai quyết định, là quyết định số 36/2006/QĐ-NHNN ban hành quy chế kiểm tra, kiểm soát nội bộ của tổ chức tín dụng và quyết định số 37/2006/QĐ-NHNN ban hành quy chế kiểm toán nội bộ của tổ chức tín dụng. Hai quyết định này là viên gạch đầu tiên để xây dựng nên hệ thống kiểm soát, kiểm toán nội bộ của các ngân hàng thương mại. Các văn bản này đề cập đến yêu cầu, tổ chức và hoạt động, trách nhiệm của tổ chức tín dụng và các đơn vị thuộc NHNN.
Đến ngày 29/12/2011, NHNN đã cho ban hành thông tư 44/2011/TT-NHNN về việc quy định về hệ thống kiểm soát nội bộ, kiểm toán nội bộ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Trong thông tư này, chức năng và trách nhiệm của KTNB đã được nâng cao hơn không chỉ đơn thuần đưa ra những đánh giá như trước mà tham gia vào việc ngăn chặn sai phạm và tư vấn.
Thông tư 44/2011/TT-NHNN quy định về khía cạnh giám sát các hoạt động trong ngân hàng để hạn chế rủi ro thì thông tư 02/2013/TT-NHNN được công bố ngày 21/01/2013 quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng rủi ro để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi
nhánh ngân hàng nước ngoài lại tập trung chủ yếu vào việc hạn chế rủi ro tín dụng cho các ngân hàng thông qua việc quản lý các nhóm nợ. Bên cạnh đó, thông tư này cũng đưa
ra yêu cầu các NHTM phải xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ theo bốn nguyên
tắc. Đây là một bước chuẩn bị quan trọng khi các ngân hàng tiến hành thực hiện áp dụng
Basel II.
Tuy đã có những văn bản quy định về thanh tra, giám sát ngân hàng, nhưng các văn bản này lại chưa bám sát vào các tiêu chuẩn theo trụ cột thứ II của Basel II. Vì vậy, để tiến gần hơn đến trụ cột II, ngày 18/05/2018 NHNN đã ban hành thông tư 13/2018/TT- NHNN quy định về hệ thống kiểm soát nội bộ của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Thông tư này là một phiên bản khác xa so với các văn bản trước có nội dung về kiểm soát, kiểm toán nội bộ. Lần đầu tiên xuất hiện quy định về mô hình
ba tuyến phòng thủ trong hoạt động kinh doanh ngân hàng theo như Basel II, các vấn đề
liên quan đến quản lý cấp cao. Ngoài ra, các quy định về nhận diện, đo lường và kiểm soát rủi ro cũng là một điểm mới trong thông tư này. Mặc dù không thể hiện theo sơ đồ như khung đánh giá mức độ đủ vốn theo Basel II nhưng thông tư này lại thể hiện đầy đủ
các nội dung của ICAAP nhưng chỉ theo một cách trình bày khác. 3.1.3. Hướng đến trụ cột thứ III
Vấn đề công bố thông tin được điều chỉnh bởi quyết định số 16/2007/QĐ-NHNN ban hành chế độ báo cáo tài chính đối với các tổ chức tín dụng. Trong quyết định này bao gồm những nội dung phương pháp lập, mục đích, kỳ lập, đơn vị lập, thời gian nộp, nơi nộp và quy định công khai báo cáo tài chính . Hệ thống các báo cáo tài chính phải được lập theo các biểu mẫu chung theo quy định của NHNN. Các thông tin trên báo cáo tài chính được công bô, công khai rộng rãi cho mọi người.
NHNN đã thể hiện sự quyết tâm mạnh mẽ trong việc áp dụng Basel II tại Việt Nam khi ban hành thông tư 13/2010/TT-NHNN. Tuy nhiên, thông tư 13 lại ít đề cập đến các quy
tư 13. Thông tư 36 quy định chi tiết và bổ sung thêm nhiều vấn đề, tuy nhiên yêu cầu công bố thông tin vẫn còn sơ sài, các yêu cầu được quy định khá chung chung như “báo cáo đầy đủ, kịp thời, chính xác”. Thông tư 36 cũng có những điểm mới như NHNN yêu cầu Vụ Dự báo, thống kê xây dựng các dự báo thông kê về các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài trong việc thực hiện các giới hạn, tỷ lệ an toàn. Hơn nữa, công bố thông tin cũng chỉ bó hẹp ở mức báo cáo cho NHNN.
Ngày 31/12/2014 thông tư 49/2014/TT-NHNN được ban hành sửa đổi, bổ sung một số điều khoản về chế độ báo cáo tài chính đối với các tổ chức tín dụng ban hành kèm quyết
định 16/2007/QĐ-NHNN ngày 18/04/2007 và hệ thống tài khoản kế toán các tổ chức tín dụng ban hành kèm theo quyết định số 479/2004/QĐ-NHNN ngày 29/04/2004 của Thống đốc NHNN. Sửa đổi, bổ sung một số điều khoản về nguyên tắc, thời gian nộp, quy trình nộp, công khai báo cáo tài chính và sửa đổi một số tài khoản trong hệ thống tài khoản kế toán.
Sau đó, ngày 21/01/2015 NHNN ra văn bản hợp nhất số 02/VBNH-NHNN ban hành chế độ tài chính đối với các tổ chức tín dụng. Đây là văn bản được hợp nhất trên cơ sở quyết định 479/2004/QĐ-NHNN, quyết định 16/2014/QĐ-NHNN và thông tư 49/2014/TT-NHNN.
Mới đây nhất là thông tư 41/2016/TT-NHNN được ban hành cũng có quy định về việc công bố thông tin về các tỷ lệ an toàn vốn của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng
nước ngoài cho NHNN kèm theo phụ lục nội dung công bố thông tin. Điểm mới so với các văn bản trước đó về công bố thông tin được yêu cầu chi tiết ở phụ lục 5. Bên cạnh việc công khai minh bạch báo cáo tài chính thì NHNN yêu cầu các ngân hàng phải công
bố thêm các thông tin về phạm vi tính tỷ lệ an toàn vốn, cơ cấu vốn tự có, tỷ lệ an toàn vốn, rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường và rủi ro hoạt động.
3.2. So sánh khung pháp lý tại Việt Nam với Basel II
Để có thể thực hiện áp dụng Basel II tại Việt Nam, người đứng đầu là NHNN đã rất nỗ lực trong việc xây dựng các văn bản để hoàn thiện khung pháp lý bám sát theo nội
Sau một loạt các văn bản thì đến TT 41/2016/TT-NHNN đã được các nhà chuyên môn đánh giá rất cao trong việc tiếp cận với các nội dung theo Basel II, được xem như là “Basel II phiên bản Việt Nam”. Ve cơ bản, thông tư này quy định khá đầy đủ và theo đúng tinh thần của Basel II . Từ cách xác định hệ số rủi ro, hệ số chuyển đối, cách tính toán vốn cho rủi ro tín dụng, rủi thị trường và rủi ro hoạt động để từ đó tính ra hệ số CAR cho đến các biện pháp để giảm thiểu các loại rủi ro đó và các quy định về công bố thông tin.
Nhưng để áp dụng sao cho phù hợp với điều kiện nền kinh tế Việt Nam cũng như việc NHNN lựa chọn các phương pháp tính đơn giản trong nhiều sự lựa chọn Basel II đưa ra nên giữa TT 41 và Basel II tất yếu sẽ có sự khác biệt. Mà chủ yếu ở nội dụng liên quan đến hệ số rủi ro. Đầu tiên là về cách xác định hệ số rủi ro, cả hai xác định theo chủ thể vay vốn, theo thứ hạng tín nhiệm, tài sản đảm bảo cho các khoản vay. Nhưng ở TT 41 hệ số rủi ro còn được xác định dựa vào thông tin tài chính của các chủ thể vay vốn như vốn chủ sở hữu, tỷ lệ đòn bẩy và doanh thu. Cách phân loại tài sản đến xác định hệ số rủi ro có một số điểm khác nhau. Theo TT 41 thì tài sản được phân loại chi tiết và đầy đủ theo các chỉ tiêu trên bảng cân đối kế toán. Còn theo Basel II chỉ tập trung vào các khoản dư nợ cho vay. Ngoài ra, ở Basel II hệ số rủi ro đối với các khoản dư nợ cho vay không xếp hạng tín dụng là 100%, còn theo TT 41 thì giá trị hệ số rủi ro này là 150%. Để củng cố cho khung pháp lý về trụ cột thứ II thì còn có thông tư 13/2018/TT-NHNN. Về cơ bản các yêu cầu trong khung đánh giá mức độ đủ vốn được diễn giải đầy đủ và chi tiết trong các điều khoản của thông tư 13.
Còn về vấn đề công bố thông tin, dường như các văn bản ở Việt Nam chỉ mới dừng lại ở việc quy định một cách rất chung chung về việc minh bạch thông tin ra thị trường mà chưa thật sự tiếp cận được với nội dung trụ cột thứ III của Basel II. Điểm giống nhau trong các quy định công bố thông tin ở Việt Nam với Basel II là về tần suất công bố thông tin, các BCTC phải được kiểm toán trước khi công bố và có phần diễn giải... Sự khác biệt rõ ràng nhất là về các biểu mẫu được quy định trong Basel II nhưng ở các văn bản hướng đến trụ cột thứ III ở Việt Nam chưa đề cập đến.
4. Khó khăn trong việc áp dụng Basel II tại Việt Nam
Thứ nhất, xây dựng mô hình giám sát hợp nhất. Hiện nay, Việt Nam vẫn đang áp dụng hệ thống cơ quan giám sát tài chính theo chức năng, tương ứng với mỗi lĩnh vực của thị trường thì có một hệ thống pháp luật và cơ quan giám sát riêng biệt (NHNN, Bộ Tài chính, Bảo hiểm tiền gửi, Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia). Mô hình này đã bộc lộ nhiều khuyết điểm như: (i) hiệu quả giám sát không cao do các cơ quan giám sát vừa thực hiện chức năng cấp phép, ban hành các cơ chế, chính sách vừa đóng vai trò kiểm tra thanh tra, giám sát hoạt động của các định chế tài chính, (i) khó giám sát một cách hiệu quả các rủi ro có thể xảy ra cho cả hệ thống do các cơ quan giám sát hoạt động độc
lập theo lĩnh vực của mình, (iii) chủ yếu giám sát tuân thủ, chưa tập trung giám sát theo rủi ro... Với hệ thống giám sát như vậy, Việt Nam chưa đủ điều kiện để có thể áp dụng Basel II, việc áp dụng mô hình giám sát hợp nhất là cần thiết. Tuy nhiên, chuyển sang mô hình giám sát hợp nhất cần phải có một lộ trình cụ thể và thực hiện từ từ trong thời gian dài.
Thứ hai, giải quyết vấn đề thiếu vốn trong dài hạn. Kể từ năm 2016, áp lực tăng vốn để đáp ứng yêu cầu về tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu theo tiêu chuẩn Basel II đã bắt đầu đeo bám ngành ngân hàng, trong khi hoạt động tăng vốn gặp rất nhiều khó khăn. Năm 2017,
nhiều nhà băng đã tìm cách tăng vốn tự có, như phát hành chứng chỉ tiền gửi kỳ hạn dài để tăng vốn cấp 2, không chia cổ tức để bổ sung vốn tự có, hoặc tăng vốn điều lệ theo 2 hình thức phổ biến là trả cổ tức bằng cổ phiếu và phát hành thêm cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu. Tuy nhiên, các biện pháp trên chỉ mang tính chất ngắn hạn và có nhiều hạn chế. Trong khi đó, việc tăng vốn cấp 1 cũng gặp nhiều khó khăn do đầu tư vào ngân hàng không còn hấp dẫn như trước, nguồn lực trong nước có hạn, thu hút đầu tư nước ngoài vẫn còn hạn chế bởi khắt khe về trần sở hữu của cổ đông nước ngoài hay các vướng mắc về thủ tục, cơ chế, chính sách.
Một vấn đề khác kiến cho việc tăng vốn trở nên khó khăn hơn là nợ xấu. Hiện nay, các khoản nợ xấu chưa được giải quyết triệt để, do vậy yêu cầu trích lập dự phòng rủi ro vẫn
chiểm tỷ lệ khá cao ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của ngân hàng, từ đó làm giảm
Thứ ba, xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ.
Không giống với phiên bản Basel I, Basel II dựa vào rất nhiều yếu tố để xác định được hệ số rủi ro cho từng khoản mục tài sản liên quan đến từng nhóm đối tượng khác nhau, mà một trong những yếu tố này chính là kết quả xếp hạng tín nhiệm đáng tin cậy của một tổ chức độc lập.
Hiện nay, thực tế là mỗi ngân hàng Việt Nam đều đang từng bước xây dựng một hệ thống xếp hạng tín nhiệm cho từng nhóm đối tượng khách hàng. Tuy nhiên, việc xếp hạng này chủ yếu nhằm phục vụ quá trình thẩm định, ra quyết định cho vay của ngân hàng, rất ít được chia sẻ thông tin hay phổ biến rộng rãi ra bên ngoài, kết quả đôi khi còn mang tính chủ quan.
Ở Việt Nam có một số tổ chức hoạt động trong hoạt động này như Trung tâm thông tin tín dụng của NHNN (CIC), công ty thông tin và xép hạng doanh nghiệp (C&R). Tuy nhiên các đơn vị này vẫn chưa phải là tổ chức đánh giá tín nhiệm đúng nghĩa bởi vì hoạt
động chính vẫn chỉ là cung cấp thông tin liên quan đến các doanh nghiệp mà chưa thực hiện nghiệp vụ đánh giá tín nhiệm theo chuẩn quốc tế. Do vậy, các đơn vị này vẫn chưa được quốc tế công nhận.
Vì vậy, trong khi chờ đợi một tổ chức xếp hạng tín nhiệm đủ chuẩn, các NHTM có thể tự xây dựng nên một hệ thống xếp hạng tín nhiệm nội bộ trên cơ sở hệ thống hiện tại. Thứ tư, xây dựng và hoàn thiện cơ sở dữ liệu.
Cơ sở dữ liệu là một trong những công cụ quan trọng giúp các ngân hàng nâng cao khả năng cạnh tranh thông qua việc tăng lên số lượng khách hàng, lợi nhuận, cũng như hạn chế rủi ro. Tuy nhiên, đây vẫn là bài toán không hề dễ dàng.
Một trong những yếu tố đầu tiên và quan trọng nhất khi triển khai Basel II là các ngân hàng cần có một cơ sở dữ liệu tốt, chính xác, có tính chất lịch sử tối thiểu từ 5-7 năm và
được cập nhật thường xuyên, cũng như một hệ thống quản lý thông tin bài bản, chuyên nghiệp. Tuy nhiên, thách thức này lại xuất phát từ chính hệ thống công nghệ ngân hàng lõi đang được các ngân hàng đang sử dụng. Hiện có quá nhiều hệ thống khác nhau
được đưa ra trong các báo cáo thống kê, phân tích làm giảm tính chính xác của các dữ liệu thống kê. Ngoài ra, với yêu cầu tối thiểu độ dài dữ liệu 3 năm tài chính là khá lạc hậu so với các chuẩn mực quốc tế với yêu cầu dữ liệu doanh nghiệp tối thiểu 5-7 năm để đảm bảo tính chính xác của tình hình tài chính doanh nghiệp.
Hơn nữa, dữ liệu yêu cầu cho việc tính toán vốn theo phương pháp nội bộ không chỉ bao
gồm dữ liệu cho việc tính toán tài sản có rủi ro mà còn cả dữ liệu để phục vụ cho các mô hình đo lường rủi ro, đặc biệt là rủi ro tín dụng. Các dữ liệu này cần được lưu trữ ít nhất 5 năm và với chất lượng đảm bảo để các mô hình đo lường rủi ro được NHNN phê duyệt. Tuy nhiên, thực tế là tại nhiều ngân hàng quá trình nhập liệu không đảm bảo chất
lượng hoặc bản thân hệ thông công nghệ không hỗ trợ thu thập đủ dữ liệu. Thứ năm, đào tạo về nguồn nhân lực.
Vấn để nhân lực được xem là khó khăn, thách thức lớn nhất trong việc áp dụng Basel II tại các NHTM Việt Nam. Basel II đòi hỏi nguồn nhân lực cho mốt kế hoạch kéo dài qua
nhiều năm, ngân hàng sẽ phải đối mặt với vấn đề số lượng, chất lượng tuyển dụng ra sao, đào tạo như thế nào để đáp ứng với yêu cầu đặt ra.
Hiện nay, nguồn nhân lực để thực hiện Basel II tại các NHTM Việt Nam rất hạn chế. Chỉ có một số rất ít ỏi trong số hàng ngàn đến hàng chục chục ngàn cán bộ, nhân viên