So sánh khung pháp lý tại Việt Nam với Basel II

Một phần của tài liệu 131 đánh giá việc triển khai áp dụng basel II tại các NHTM thí điểm tại việt nam,khoá luận tốt nghiệp (Trang 39 - 41)

3. Khung pháp lý để triển khai Basel II tại Việt Nam

3.2. So sánh khung pháp lý tại Việt Nam với Basel II

Để có thể thực hiện áp dụng Basel II tại Việt Nam, người đứng đầu là NHNN đã rất nỗ lực trong việc xây dựng các văn bản để hoàn thiện khung pháp lý bám sát theo nội

Sau một loạt các văn bản thì đến TT 41/2016/TT-NHNN đã được các nhà chuyên môn đánh giá rất cao trong việc tiếp cận với các nội dung theo Basel II, được xem như là “Basel II phiên bản Việt Nam”. Ve cơ bản, thông tư này quy định khá đầy đủ và theo đúng tinh thần của Basel II . Từ cách xác định hệ số rủi ro, hệ số chuyển đối, cách tính toán vốn cho rủi ro tín dụng, rủi thị trường và rủi ro hoạt động để từ đó tính ra hệ số CAR cho đến các biện pháp để giảm thiểu các loại rủi ro đó và các quy định về công bố thông tin.

Nhưng để áp dụng sao cho phù hợp với điều kiện nền kinh tế Việt Nam cũng như việc NHNN lựa chọn các phương pháp tính đơn giản trong nhiều sự lựa chọn Basel II đưa ra nên giữa TT 41 và Basel II tất yếu sẽ có sự khác biệt. Mà chủ yếu ở nội dụng liên quan đến hệ số rủi ro. Đầu tiên là về cách xác định hệ số rủi ro, cả hai xác định theo chủ thể vay vốn, theo thứ hạng tín nhiệm, tài sản đảm bảo cho các khoản vay. Nhưng ở TT 41 hệ số rủi ro còn được xác định dựa vào thông tin tài chính của các chủ thể vay vốn như vốn chủ sở hữu, tỷ lệ đòn bẩy và doanh thu. Cách phân loại tài sản đến xác định hệ số rủi ro có một số điểm khác nhau. Theo TT 41 thì tài sản được phân loại chi tiết và đầy đủ theo các chỉ tiêu trên bảng cân đối kế toán. Còn theo Basel II chỉ tập trung vào các khoản dư nợ cho vay. Ngoài ra, ở Basel II hệ số rủi ro đối với các khoản dư nợ cho vay không xếp hạng tín dụng là 100%, còn theo TT 41 thì giá trị hệ số rủi ro này là 150%. Để củng cố cho khung pháp lý về trụ cột thứ II thì còn có thông tư 13/2018/TT-NHNN. Về cơ bản các yêu cầu trong khung đánh giá mức độ đủ vốn được diễn giải đầy đủ và chi tiết trong các điều khoản của thông tư 13.

Còn về vấn đề công bố thông tin, dường như các văn bản ở Việt Nam chỉ mới dừng lại ở việc quy định một cách rất chung chung về việc minh bạch thông tin ra thị trường mà chưa thật sự tiếp cận được với nội dung trụ cột thứ III của Basel II. Điểm giống nhau trong các quy định công bố thông tin ở Việt Nam với Basel II là về tần suất công bố thông tin, các BCTC phải được kiểm toán trước khi công bố và có phần diễn giải... Sự khác biệt rõ ràng nhất là về các biểu mẫu được quy định trong Basel II nhưng ở các văn bản hướng đến trụ cột thứ III ở Việt Nam chưa đề cập đến.

Một phần của tài liệu 131 đánh giá việc triển khai áp dụng basel II tại các NHTM thí điểm tại việt nam,khoá luận tốt nghiệp (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(84 trang)
w